Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
18.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1205

Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VĂN DIỆU THƠ

THỰC HIỆN QUYỀN YÊU CẦU HỦY BỎ

NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THỰC HIỆN QUYỀN YÊU CẦU HỦY BỎ

NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Định hƣớng ứng dụng

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình

Học viên: Văn Diệu Thơ

Lớp: Cao học Luật Kinh tế, Khóa 23

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Thực hiện quyền yêu cầu hủy

bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông” là công trình nghiên cứu của bản thân

dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó giáo sư, Tiến sĩ Hà Thị Thanh Bình. Nội dung

của luận văn này là do tôi nghiên cứu và soạn thảo một cách độc lập, không sao

chép bất kỳ luận án, luận văn hay văn bản tương tự khác. Các dữ liệu và thông tin

trong luận văn hoàn toàn trung thực. Các nội dung tham khảo, kế thừa đều được

trích dẫn một cách đầy đủ và cẩn thận.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các cam đoan nêu trên của mình.

Tác giả luận văn

Văn Diệu Thơ

BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ/Cụm từ đầy đủ

1 BKS Ban kiểm soát

2 BLDS Bộ Luật dân sự

3 BLTTDS Bộ Luật tố tụng dân sự

4 CĐTS Cổ đông thiểu số

5 Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

6 CTCP Công ty Cổ phần

7 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

8 GĐ, TGĐ Giám đốc, Tổng giám đốc

9 HĐQT Hội đồng quản trị

10 Luật các TCTD 2010 Luật các Tổ chức tín dụng 2010

11 Luật DN Luật Doanh nghiệp

12 Nxb Nhà xuất bản

13 TAND Tòa án nhân dân

14 VKSND Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. CHỦ THỂ CÓ QUYỀN YÊU CẦU HỦY BỎ NGHỊ QUYẾT

CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG..........................................................................7

1.1. Quy định pháp luật về chủ thể có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại

hội đồng cổ đông ....................................................................................................7

1.2. Vƣớng mắc trong thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết

Đại hội đồng cổ đông của các chủ thể ..................................................................8

1.3. Một số kiến nghị liên quan đến các quy định về chủ thể có quyền yêu cầu

hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông ....................................................13

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................14

CHƢƠNG 2. CĂN CỨ HỦY BỎ NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ

ĐÔNG.......................................................................................................................15

2.1. Căn cứ hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến trình

tự, thủ tục triệu tập họp ......................................................................................15

2.1.1. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ

đông ....................................................................................................................15

2.1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

liên quan đến trình tự, thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông ..................17

2.1.3. Một số kiến nghị liên quan đến các quy định về trình tự, thủ tục triệu tập

họp ......................................................................................................................22

2.2. Căn cứ hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến trình

tự, thủ tục ra quyết định .....................................................................................22

2.2.1. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục ra quyết định của Đại hội đồng cổ

đông ....................................................................................................................22

2.2.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

liên quan đến trình tự, thủ tục ra quyết định......................................................24

2.2.3. Một số kiến nghị liên quan đến các quy định về trình tự, thủ tục ra quyết

định.....................................................................................................................30

2.3. Căn cứ hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến nội

dung nghị quyết....................................................................................................31

2.3.1. Quy định pháp luật về nội dung nghị quyết .............................................31

2.3.2. Vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các căn cứ hủy do nội dung của nghị

quyết Đại hội đồng cổ đông vi phạm pháp luật .................................................32

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................36

CHƢƠNG 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN QUYỀN YÊU CẦU HỦY

BỎ NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ......................................37

3.1. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ

nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ........................................................................37

3.2. Một số vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định về trình tự, thủ

tục hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông ..............................................38

3.3. Một số kiến nghị liên quan đến các quy định về trình tự, thủ tục thực

hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hồi đồng cổ đông...................44

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................45

KẾT LUẬN..............................................................................................................46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư là một đòi hỏi tất yếu

của nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ bản chất tự nhiên, sự đe dọa xâm phạm về

quyền và lợi ích không chỉ đến từ cạnh tranh trên thị trường kinh doanh mà còn từ

những cá nhân, tổ chức cùng góp vốn vì mục đích riêng. Vì vậy, khả năng được bảo

vệ bằng các công cụ pháp luật luôn được nhà đầu tư quan tâm. Để tự bảo vệ quyền

lợi, các nhà đầu tư là cổ đông trong CTCP không thể chỉ trông chờ vào các biện

pháp phòng ngừa vi phạm mà còn đòi hỏi sự hiệu quả từ các biện pháp khắc phục

khi có hành vi vi phạm xảy ra, trong đó, phải kể đến hiệu quả từ việc thực hiện

quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ khi có hành vi vi phạm xảy ra liên

quan đến nghị quyết của ĐHĐCĐ.

Đóng vai trò là một đạo luật quan trọng trong việc tạo lập môi trường đầu tư

kinh doanh thuận lợi và là đạo luật cơ bản nhất điều chỉnh việc tổ chức quản lý và

hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam,1

Luật DN 2014 đã quy định các

trình tự và thủ tục cần thiết với những điều kiện chặt chẽ để thông qua nghị quyết

ĐHĐCĐ của CTCP cũng như dự phòng cơ chế hủy bỏ khi xảy ra vi phạm. Trong

những năm vừa qua, cùng với sự phát triển về số lượng cũng như quy mô của các

CTCP, những vụ việc yêu cầu hủy nghị quyết của ĐHĐCĐ ngày càng đa dạng về

mặt tình tiết, mức độ nghiêm trọng và độ phức tạp. Cũng từ đó, cho thấy sự hạn

chế trong việc áp dụng các quy định pháp luật và nhu cầu cần được điều chỉnh một

cách đầy đủ và chi tiết hơn. Chẳng hạn như các quy định tại Luật DN 2014 chỉ

nhận diện và điều chỉnh chung những vấn đề liên quan đến nghị quyết của

ĐHĐCĐ trong các CTCP có quy mô vừa và nhỏ, trong khi đó, ở các CTCP lớn

bao gồm công ty đại chúng, còn có những mối quan hệ khác phát sinh mà chưa

được nhận diện và điều chỉnh đầy đủ. Bên cạnh đó, về nguyên tắc, các quy định

(thuộc văn bản quy phạm pháp luật) trong hệ thống pháp luật phải đảm bảo tính

thống nhất. Nhưng, một số quy định như quy định về cổ đông lớn hay cơ sở áp

dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời v.v.. tại Luật DN 2014 và các văn bản quy

phạm pháp luật khác hiện chưa có sự thống nhất, còn nhiều hạn chế và khó thực

thi. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, những quy định này lại trở thành căn cứ để

1 Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, PGS.TS. Bùi Xuân Hải,

Nxb Hồng Đức, tr. 12.

2

hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ. Điều này làm nảy sinh các quan điểm trái chiều

và không thể đưa ra được lập luận thuyết phục.

Trước tình hình đó, trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về quyền

yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ trong CTCP, kết hợp với thực tiễn giải

quyết các yêu cầu hủy nghị quyết và tham khảo các công trình nghiên cứu trước

đây, tác giả chọn đề tài “Thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội

đồng cổ đông” với mong muốn đóng góp một số ý kiến cho việc hoàn thiện quy

định pháp luật về vấn đề này.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề về quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ của CTCP nói chung được

đề cập đến trong một số tài liệu nghiên cứu về Luật Doanh nghiệp, tiêu biểu như:

- Trong Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh của Trường Đại học Luật

TP.HCM (NXB Hồng Đức, 2019), Chương V “Công ty cổ phần” điểm qua một

cách ngắn gọn các nội dung có liên quan đến nghị quyết của ĐHĐCĐ trong phần

trình bày về thẩm quyền của ĐHĐCĐ; trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết

định của ĐHĐCĐ; vấn đề cổ đông nhỏ làm nền tảng lý thuyết cho những vấn đề cần

nghiên cứu.

- Sách “Luật Doanh nghiệp - Bảo vệ cổ đông: Pháp luật và thực tiễn” của

PGS.TS. Bùi Xuân Hải (NXB Chính trị quốc gia, 2011) có nội dung chủ yếu đề cập

về quyền của cổ đông, thành viên; cách thức, biện pháp bảo vệ quyền; có các tình

huống thực tiễn, hạn chế và đề xuất hoàn thiện pháp luật. Trong đó, tổng quan về

quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được trình bày tại

Chương 5 cùng những vướng mắc thực tiễn và những đề xuất giá trị. Các vướng

mắc còn tồn đọng liên quan đến vấn đề trách nhiệm của chủ thể thực hiện nghị

quyết trong thời gian nghị quyết bị yêu cầu hủy và những vi phạm nhỏ, đơn giản về

mặt trình tự, thủ tục.

- Luận văn thạc sỹ luật học: “Hủy quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội

đồng quản trị theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Trương Thanh Hòa (2012). Mặc

dù cùng nghiên cứu về vấn đề hủy quyết định của ĐHĐCĐ, song, luận văn thạc sỹ

của tác giả Trương Thanh Hòa còn nghiên cứu về vấn đề hủy quyết định của Hội

đồng quản trị trong bối cảnh Luật DN 2005 vẫn còn hiệu lực. Luận văn đề cập tới các

vấn đề và vụ việc thực tiễn làm ví dụ cho quyền yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ

và bên cạnh đó, còn có những đánh giá, so sánh với các quy định của Luật DN 1999.

Tuy nhiên, các vấn đề về trình tự, thủ tục và nội dung làm căn cứ hủy bỏ nghị quyết

3

vẫn còn bị bỏ ngỏ. Tác giả luận văn chỉ nêu sơ lược về vấn đề bằng các vụ việc thực

tiễn hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Chưa nêu lên được cụ thể vướng

mắc là gì và hướng giải quyết. Những bất cập còn lại của luận văn đã được Luật DN

2014 giải quyết triệt để hoặc đơn giản hơn là những bất cập không quá nghiêm

trọng hay có tầm ảnh hưởng.

Ngoài ra, còn có những luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp, các bài viết,

nghiên cứu, bình luận đăng trên các báo, tạp chí đã nhận diện, đánh giá, phân tích

các vấn đề liên quan ở nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn khác nhau mà có thể kể

đến như: (1) Luận văn thạc sỹ luật học năm 2014 của Nguyễn Công Phú:“Quyền

khởi kiện của cổ đông, thành viên công ty theo pháp luật Việt Nam”; (2) Luận văn

thạc sỹ luật học năm 2010 của Phạm Thị Xuân Mỹ “Các vấn đề pháp lý về họp đại

hội đồng cổ đông của công ty đại chúng tại Việt Nam”; (3) Luận văn thạc sỹ luật

học năm 2009 của Nguyễn Hoàng Thùy Trang: “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong

công ty cổ phần - So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Vương quốc

Anh”… và bài viết “Vấn đề hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo pháp

luật doanh nghiệp Việt Nam” của PGS.TS. Bùi Xuân Hải, tạp chí Nghiên cứu lập

pháp (2011); bài viết “Biện pháp bảo vệ cổ đông, thành viên công ty: Lí luận và

thực tiễn” cũng của PGS.TS. Bùi Xuân Hải, tạp chí Luật học số 3/2011; bài viết

“Tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện quyền cổ đông trong luật liên minh Châu Âu

và luật Đức kinh nghiệm cho Việt Nam” của PGS.TS. Phan Huy Hồng, Kỷ yếu hội

thảo trường Đại học Luật TP.HCM (2010); bài viết “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong

công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014” của Huỳnh Thị Trúc Linh, tạp

chí Nghiên cứu Lập pháp số 06/2015 và một số bài viết khác đề cập đến một vài

khía cạnh nhỏ của việc yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ, chủ yếu liên quan

đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số.

Trong các công trình được liệt kê ở trên, có luận văn thạc sỹ của tác giả

Trương Thanh Hòa và bài viết, sách của PGS.TS. Bùi Xuân Hải đã nghiên cứu

khá chi tiết về các vấn đề của quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ theo

Luật DN 2005. Những tài liệu nghiên cứu khác chủ yếu trình bày về vấn đề bảo vệ

quyền lợi của cổ đông hoặc cổ đông thiểu số. Tương đồng trong phạm vi nghiên

cứu nhưng khác nhau về cơ bản. Luận văn thạc sỹ của tác giả Trương Thanh Hòa

là một luận văn theo định hướng nghiên cứu nên đào sâu vào nghiên cứu lý luận,

đánh giá các quy định pháp luật doanh nghiệp và dừng lại ở việc nêu các vụ việc

làm ví dụ. Do đó, chưa đi sâu vào cụ thể từng vướng mắc, hạn chế cũng như

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!