Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường trung học phổ thông của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
TÔ HỮU THỌ
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA
HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Bình Định, Năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của TS Trần Viết Quân. Các số liệu sử dụng phân tích
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan và chưa từng được người khác công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam
đoan này.
Tác giả luận văn
Tô Hữu Thọ
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn tới quý thầy cô Khoa Lý luận Chính trị, trường Đại học Quy Nhơn và quý
thầy cô giảng dạy trong thời gian qua, những người đã truyền đạt kiến thức
quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua và đã đóng góp những ý
kiến quý báu cho luận văn.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu
tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Trần Viết Quân
đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện luận văn này. Đồng thời, trân trọng cảm ơn quý thầy cô Phòng
sau Đại học trường Đại học Quy Nhơn đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Văn phòng huyện ủy, Văn
phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân, Phòng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Chi cục thống kê, Ban dân vận huyện Đồng Xuân,
tỉnh Phú Yên và quý lãnh đạo, giáo viên và học sinh của ba trường THPT trên
địa bàn huyện đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cộng tác giúp tôi hoàn thiện luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi,
động viên tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .......................................................................... 9
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ
TRONG TRƢỜNG HỌC............................................................................. 10
1.1. Khái niệm về dân chủ và dân chủ cơ sở................................................... 10
1.1.1. Dân chủ. ................................................................................................ 10
1.1.2. Dân chủ cơ sở........................................................................................ 15
1.2. Dân chủ trong trường học, nội dung, những việc cần làm để thực hiện dân
chủ ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay ........................................................ 19
1.2.1. Khái quát chung..................................................................................... 19
1.2.2. Những việc cần làm để thực hiện dân chủ trong trường học hiện nay . 24
1.2.3. Tính tất yếu của dân chủ cơ sở trong trường học.................................. 26
1.2.4. Các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến việc thực hiện dân chủ
trong trường học hiện nay. .............................................................................. 29
Yếu tố khách quan gồm................................................................................... 29
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA.............................................. 36
HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN.................................................... 36
2.1. Các yếu tố thực hiện dân chủ trong các trường THPT huyện Đồng Xuân,
tỉnh Phú Yên.................................................................................................... 36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội....................................................... 36
2.1.2. Về văn hóa, giáo dục ............................................................................. 37
2.1.3. Một số nét cơ bản ở các trường THPT huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
hiện nay ........................................................................................................... 38
2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ trong các trường THPT của huyện
Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên ............................................................................... 40
2.2.1. Thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng nhà trường................................. 40
2.2.2. Việc thực hiện dân chủ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà
trường .............................................................................................................. 44
2.2.3. Về phía học sinh.................................................................................... 47
2.2.4. Về phía nhà trường................................................................................ 48
2.2.5. Với các đơn vị, đoàn thể trong nhà trường ........................................... 49
2.2.6. Về phía hội cha mẹ học sinh ................................................................. 51
2.2.7. Đánh giá về việc thực hiện dân chủ trong các trường THPT của huyện
Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hiện nay ................................................................ 52
Nguyên nhân của nhược điểm......................................................................... 59
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 61
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÓ
HIỆU QUẢ DÂN CHỦ TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CỦA HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN........................ 62
3.1. Quan điểm, định hướng............................................................................ 62
3.2. Những giải pháp....................................................................................... 65
3.2.1. Nâng cao trình độ nhận thức, năng lực thực hành dân chủ cho CBGVCNV và phụ huynh, học sinh .......................................................................... 65
3.2.2. Tăng cường dân chủ trong tổ chức, quản lý cán bộ giáo viên, học sinh.
......................................................................................................................... 67
3.2.3. Tăng cường dân chủ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, thầy cô giáo
với học sinh ..................................................................................................... 70
3.2.4. Tăng cường dân chủ của các tổ chức trong nhà trường........................ 72
3.2.5. Tăng cường dân chủ thông qua các phương tiện thông tin của nhà
trường .............................................................................................................. 76
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 78
KẾT LUẬN.................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 81
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CBGV-CNV
2. CTQG
3. CNTT
4. GD&ĐT
5. Nxb
: Cán bộ giáo viên, công nhân viên
: Chính trị quốc gia
: Công nghệ thông tin
: Giáo dục và đào tạo
: Nhà xuất bản
6. THCS : Trung học cơ sở
7. THPT : Trung học phổ thông
8. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
9. UBND : Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử loài người đã chứng minh con người là động lực của các cuộc
cách mạng xã hội. Vì vậy mỗi chế độ xã hội thay thế nhau trong lịch sử đều
hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người về sự công bằng, tự do và dân
chủ. Trong đó dân chủ được ưu tiên lên hàng đầu và cũng là tiêu chí để đánh
giá một chế độ tiến bộ và ưu việt.
Loài người đã thông qua những nền dân chủ khác nhau, tuy nhiên chỉ có
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ thực sự, triệt để và rộng rãi cho
mọi tầng lớp Nhân dân nhất trong lịch sử, thể hiện được bản chất tốt đẹp của
chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta chủ đề dân chủ luôn là một vấn đề nóng ở
tất cả các cơ quan, đơn vị, từ trung ương đến địa phương, từ khối Nhà nước
đến khối tư nhân. Đây là một nội dung cơ bản liên quan đến toàn xã hội, mọi
đơn vị và được mọi người rất quan tâm từ chính thực tiễn của xã hội, đặc biệt
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến dân chủ, điều này được ghi
nhận trong Điều 3, Hiến Pháp 2013 [23, tr.21], về Nhân dân phát huy quyền
làm chủ của mình và một số văn bản chỉ đạo khác như: Chỉ thị số 30-CT/TW
của Bộ chính trị ngày 18/2/1998 về “Xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở”; Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9/1998 của Chính Phủ về ban
hành quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, hiện giờ thay thế bằng Nghị
định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015, về thực hiện dân chủ trong hoạt
động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Pháp
lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH, ngày 20/4/2007 của Ủy Ban thường vụ Quốc
hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; trên cơ sở đó quyết định của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000
về việc ban hành: “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
2
trường” và gần đây Bộ Giáo dục và Đào đã ban hành Thông tư 11/2020/TTBGDĐT hướng đẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục.
Những văn bản trên là cơ sở pháp lí, là nền tảng của mỗi người dân, mỗi cán
bộ trong các cơ quan đơn vị, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong đời
sống xã hội, tạo ra một môi trường dân chủ khách quan trong xã hội. Đây
cũng là tiền đề để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Ở nước ta hiện nay, vấn đề dân chủ ở các cơ sở chưa thật sự được bảo
đảm mà vẫn còn đâu đó tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà
cho người dân, trong khi đó sự hiểu biết của một số người dân còn hạn chế,
đặc biệt là chưa nắm được những quy định của pháp luật một cách cụ thể nên
chưa biết cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.Trong khi đó Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, đặc biệt chính sách cải cách thủ tục hành chính, gọn nhẹ, minh
bạch và phổ biến chính sách đó trên các phương tiện thông tin đại chúng để
dân biết mà thực hiện. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng cộng sản Việt Nam năm 2021 đã chỉ rõ xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa là một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị nước ta, phải
có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm: “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân hưởng thụ” đối với các chủ
trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện tốt phương châm
đó cần phải cụ thể hóa thành các văn bản pháp luật để người dân được biết mà
làm theo mang lại hiệu quả cao. Có như vậy mới mang lại niềm tin cho Nhân
dân, đối với Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước, sớm đưa nước ta lên một tầm vóc mới để sánh vai với các cường quốc
trên thế giới. Được làm chủ người dân sẽ chủ động hơn, hào hứng hơn trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn của đất
3
nước. Vì “dân chủ” chính là một sức mạnh tạo ra động lực cho người dân xây
dựng bảo vệ cho chính cuộc sống của mình. Đó là lí do rất quan trọng cần
phải thúc đẩy dân chủ ở cơ sở trong cơ quan Nhà nước như trường học, xã,
phường, thị trấn, cơ quan hành chính và các công ty, doanh nghiệp.
Để phát huy dân chủ trong trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 về ban hành: “Quy
chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” và gần đây Bộ Giáo
dục và Đào đã ban hànhThông tư 11/2020/TT-BGDĐT hướng đẫn thực hiện
dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục thay cho Quyết định số
04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 với phương châm: “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình
thức dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp. Thông tư này áp dụng trong phạm vi
nhà trường, cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Những
văn bản trên của Bộ giáo dục và Đào tạo là cơ sở pháp lý để cho các sở giáo
dục trong cả nước triển khai thực hiện.
Huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, các trường THPT nói riêng đã và đang
thực hiện quy chế dân chủ tương đối tốt, tạo ra một môi trường khí thế, hào
hứng trong các nhà trường, đem lại niềm vui cho chi bộ Đảng, Đoàn trường,
Công đoàn, toàn thể cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh trong trường.
Tạo ra động lực để nhà trường phấn đấu xây dựng: “Trường học thân thiện -
học sinh tích cực”. Bên cạnh mặt tích cực đó vấn đề “dân chủ” còn thể hiện
mặt hạn chế đó là sự vi phạm về “dân chủ”, đâu đó một số Hiệu trưởng còn
hách dịch, cậy quyền cậy chức, triển khai chậm, mang tính hình thức, làm cho
nội bộ nhà trường chưa được đoàn kết thực sự, tình cảm còn mang tính cá
nhân và lợi ích nhóm nhiều hơn là tình cảm chung của tập thể, lợi ích của tập
thể. Trong công việc chưa thực sự mang tính thuyết phục mà thay vào đó là sự
chống đối, hoàn thành cho xong, hoặc đâu đó còn nể nang chưa giám nói
thẳng, nói thật hay muốn nói gì thì nói, phát biểu linh tinh không có kỷ luật,
4
kỷ cương. Điều đó thể hiện sự thiếu dân chủ trong nhà trường.Tất cả vấn đề
đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc dạy và học, uy tín của nhà trường. Vậy thực
hiện dân chủ trong trường học sẽ phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giáo
viên, học sinh, phụ huynh trong trường, là một yêu cầu cấp bách của sự
nghiệp đổi mới của toàn ngành giáo dục. Đứng trước tình hình đó, tôi lựa
chọn vấn đề nghiên cứu là: “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các
trường trung học phổ thông của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dân chủ, dân chủ ở cơ sở, quy chế thực hiện dân chủ cơ sở từ lâu đã thu hút
sự quan tâm chú ý của một số nhà lãnh đạo đất nước, nhà khoa học, người làm
công tác lý luận nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, cụ thể:
- Cuốn sách “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” (1992) của tác giả
Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường (chủ biên), Nxb Sự thật Hà Nội cuốn
sách đã phân tích những nội dung cơ bản về vấn đề hệ thống chính trị và dân chủ
XHCN trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.
- Lê Khả Phiêu (1998),“Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng
và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản số 3. Tác giả khẳng
định quyền làm chủ của Nhân dân trong đời sống xã hội thông qua hai hình
thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Điều này chỉ có thể thực hiện trên
cơ sở dân chủ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
-“Để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” của tác giả Trần Quang Nhiếp,
Tạp chí Cộng sản 1998, số 13. Tác giả đã đi sâu phân tích và lý giải về yêu
cầu cách thức tổ chức quy chế dân chủ từ đó đề ra biện pháp nâng cao dân
chủ cơ sở.
-“Một số vấn đề về thực hiện quy chế dân chủ ở xã” của tác giả Vũ Anh
Tuấn, Tạp chí Quản lí Nhà nước số 9, 1998. Tác giả đi sâu phân tích và nêu
được tầm quan trọng của dân chủ ở xã, từ đó nêu ra biện pháp khắc khục
những hạn chế.
5
- Cuốn sách của tác giả Nguyễn Thu Cúc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc
gia Hà Nội năm 2002 về “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong tình hình
hiện nay và một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, công trình này tác giả phân
tích một cách sâu sắc về dân chủ cơ sở, và cách thức thực hiện quy chế dân
chủ ở cấp xã. Từ đó tác giả đề ra giải pháp góp phần nâng cao dân chủ cơ sở.
- Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Hữu Tâm (2016), về “
Thực hiện quy chế dân chủ ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả phân tích một số lý luận
và thực tiễn thực hiện quy chế dân chủ ở các trường đại học và cao đẳng trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa và nêu một số giải pháp thực hiện quy chế dân chủ
tốt hơn ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Luận án tiến sĩ chính trị học của tác giả Hoàng Thị Thuận (2016), về
“Thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của
tri thức trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả xác định rõ nội dung giá trị tư
tưởng của Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ, tác động tới vai trò tri thức
trên phương diện lí luận và thực tiễn, phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về
thực hành dân chủ đối với vai trò của tri thức. Trên cơ sở đó đề xuất phương
hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hành dân chủ.
- Trên báo Điện tử Giáo dục ngày 31/3/2017, TS. Nguyễn Tùng Lâm –
Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội có bài“5 giải pháp để thực hiện dân chủ
trong trường học hiện nay”. Trong bài báo này tác giả cho rằng, hiện nay
không chỉ có ngành giáo dục chưa thực hiện được dân chủ mà ở ngành nào,
cấp nào khi tìm hiểu kỹ đều thiếu dân chủ. Nhưng thiếu dân chủ trong giáo
dục, trong nhà trường sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ, Đồng thời tác
giả cũng đưa ra 5 giải pháp để thực hiện dân chủ trong trường học hiện nay.
- “Một số vấn đề lý luận về dân chủ cơ sở và vai trò của dân chủ cơ sở”
của GS,TS.KH Nguyễn Văn Thâm, đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số
4/2019, Bài viết khẳng định: Trong tiến trình phát triển và trở nên bền vững