Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH ĐỨC
THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN, NGHÜA Vô CñA
LUËT S¦ TRONG HO¹T §éNG Tè TôNG H×NH Sù
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Hà Nội - 2020
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH ĐỨC
THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ QUYÒN, NGHÜA Vô CñA
LUËT S¦ TRONG HO¹T §éNG Tè TôNG H×NH Sù
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 9380106
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tường Duy Kiên
Hà Nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Lê Minh Đức
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU....6
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI......6
1.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU .........................................................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................37
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN,
NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở
VIỆT NAM..................................................................................................................38
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM ............................................................................................38
2.2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM ............................................................................................53
2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ......................................................................................................................71
2.4. MỘT SỐ GIÁ TRỊ THAM KHẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN,
NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TRÊN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM..................................................................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................81
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM ...........................................................................82
3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM...............................82
3.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA
LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM ...........97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................121
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................122
4.1. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA
LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY ............................................................................................................................122
4.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ
CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.................................................................................................................125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................147
KẾT LUẬN ...............................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN..................................................................................................................150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................151
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
CCTP : Cải cách tư pháp
ĐLS : Đoàn luật sư
HĐTTHS : Hoạt động tố tụng hình sự
LLS : Luật Luật sư
TAND : Tòa án nhân dân
TTHS : Tố tụng hình sự
VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Số vụ án hình sự có luật sư tham gia trong các năm từ
2010 – 2019
101
Bảng 3.2. Tổng số luật sư Việt Nam qua các năm từ 2010 - 2019 104
Bảng 3.3. Tình hình xử lý kỷ luật luật sư qua các năm
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
113
Trang
Biểu đồ 3.1: Kết quả phỏng vấn về nội dung đánh giá mối quan hệ
giữa luật sư với chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố
tụng trong vụ án hình sự
97
Biểu đồ 3.2: Số vụ án hình sự đưa ra xét xử, số vụ án hình sự có luật
sư tham gia giai đoạn 2017 – 2019
115
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Luật sư một nghề cao quý được xã hội tôn trọng và tin tưởng. Với hơn
70 năm hình thành, xây dựng và phát triển, luật sư Việt Nam trong hoạt động
tố tụng hình sự (HĐTTHS) có vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm công lý
được thực thi hiệu quả, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ
quan, tổ chức, giảm thiểu án oan, sai; xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững
mạnh, an ninh chính trị, an toàn xã hội được bảo đảm, tăng cường.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “nhà nước của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân quản lí mọi mặt của đời sống xã hội
bằng pháp luật” [86]. Vì vậy, mọi chủ thể tham gia vào quan hệ tố tụng hình
sự (TTHS) đều phải chấp hành pháp luật TTHS trong toàn bộ quá trình giải
quyết vụ án. Luật sư tham gia TTHS với tư cách người bào chữa cho người bị
buộc tội, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự, tuân
theo pháp luật thông qua việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong
HĐTTHS. Sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 được ban hành
và có hiệu lực thi hành đã góp phần nâng cao vị thế của luật sư trong
HĐTTHS thông qua việc kế thừa có bổ sung các quy định tiến bộ tương thích
với các nền tư pháp tiên tiến nước ngoài về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong
HĐTTHS. Tuy nhiên, các quyền, nghĩa vụ này vẫn chưa được bảo đảm đầy
đủ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, các chủ thể khi thực hiện
còn khó khăn, không thống nhất, ảnh hưởng đến việc tìm ra sự thật khách
quan của vụ án và thực thi công lý. Thực trạng cần được đánh giá một cách
khách quan, toàn diện, kết hợp với việc nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý
luận để đưa ra phương hướng, giải pháp thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa
vụ của luật sư trong HĐTTHS.
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về
2
hoạt động của luật sư nói chung, trong đó có đề cập đến các quyền, nghĩa vụ
của luật sư. Tuy nhiên, các công trình này còn chưa cập nhật các quy định
mới của pháp luật (Hiến pháp 2013, BLTTHS 2015; Luật Luật sư 2006 sửa
đổi bổ sung 2012, các văn bản pháp luật khác có liên quan) và mới chỉ đề cập
ở một vài khía cạnh của đề tài, chưa nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện vấn đề
thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS. Từ lý luận
và thực tiễn nêu trên đã đặt ra một yêu cầu bức thiết, mang tính thời sự đối
với việc thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS.
Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về quyền,
nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện
nay” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về
quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS; từ thực trạng pháp luật và thực
hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS. Luận án đề
xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa
vụ của luật sư trong HĐTTHS ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án cần thực hiện một số nhiệm
vụ chính sau:
- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án;
- Phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về
quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS; nội dung pháp luật và hình thức
thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS và yếu tố
tác động đến thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong
HĐTTHS;
3
- Khái quát quá trình hình thành và phát triển pháp luật về quyền, nghĩa
vụ của luật sư trong HĐTTHS ở Việt Nam; Phân tích, đánh giá thực trạng
pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong
HĐTTHS ở Việt Nam;
- Nêu quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền,
nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề cơ sở lý luận, pháp
luật có liên quan và thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật
sư trong HĐTTHS ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận án tập trung nghiên cứu thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ
của luật sư trong HĐTTHS dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp
luật; nghiên cứu hoạt động thực hiện quyền, nghĩa vụ của luật sư với tư cách
người bào chữa cho người bị buộc tội, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho bị hại, đương sự trong HĐTTHS (không bao gồm tư cách người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố)
và mối quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi toàn
quốc. Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 2006 (thời điểm Luật Luật
sư được ban hành) đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng quan điểm của học thuyết
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải
cách tư pháp (CCTP) trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
(XHCN), quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền XHCN, CCTP với thực hiện pháp
luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS ở nước ta hiện nay.
4
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng nhiều phương nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp lịch sử, phân tích, quy nạp sử dụng chủ yếu ở chương 2,
nêu lên các cơ sở lý luận của các vấn đề đặt ra, qua đó khái quát hóa thành
những luận điểm làm nền tảng lý thuyết xuyên suốt nội dung của vụ án;
- Phương pháp lịch sử, phân tích, thống kê, tổng hợp được thực hiện
trong chương 3 về đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp
luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS;
- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện với tiêu chí lựa
chọn các chuyên gia luật sư có thâm niên, uy tín trong lĩnh vực tố tụng hình
sự, ở 03 khu vực của cả nước (Bắc, Trung, Nam) để phỏng vấn trực tiếp một
số nội dung chính yếu liên quan đến đề tài luận án. Trong quá trình thực hiện,
ngoài dữ liệu từ những luật sư được phỏng vấn, còn có các thông tin và dữ
liệu mới nảy sinh có giá trị đối với đề tài. Kết quả của phương pháp này được
sử dụng chủ yếu tại Chương 3 của luận án.
- Phương pháp phân tích, chứng minh được sử dụng tại chương 4 nhằm
đưa ra quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa
vụ của luật sư trong HĐTTHS ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN thời kỳ hội nhập.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và
tương đối toàn diện về thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư
trong HĐTTHS ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu có những điểm mới như sau:
- Luận án phân tích, làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và vai trò của
thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về
quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS qua đó làm sáng tỏ ưu điểm, tồn
tại và nguyên nhân của ưu điểm, tồn tại đó khi luật sư thực hiện quyền, nghĩa
5
vụ trong giải quyết vụ án hình sự hiện nay;
- Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, luận án đưa ra kiến nghị, đề xuất
góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS, Luật Luật sư (LLS) và
các VBQPPL liên quan đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp đảm bảo thực
hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS ở Việt Nam
hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận, kết quả của luận án góp phần vào hoàn thiện lý luận về
thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật
sư trong HĐTTHS nói riêng; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm
bảo thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS đáp
ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
- Về thực tiễn, luận án có thể làm tài liệu hữu ích với giới luật sư, tài
liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào
tạo luật và các cơ sở đào tạo chức danh tư pháp.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được chia làm 4 chương, 10 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Luật sư tham gia vào HĐTTHS với tư cách người bào chữa, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Trên thế giới, mỗi quốc gia có
những đặc tính pháp luật riêng, ứng với đó là mô hình TTHS phù hợp. Dù ở
mô hình TTHS nào thì sự tham gia của luật sư thông qua quyền, nghĩa vụ của
mình đều góp phần bảo đảm quyền con người, làm rõ sự thật khách quan của
vụ án, bảo đảm công lý được thực thi. Vì vậy, trong luận án “Thực hiện pháp
luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự”, tác giả
sẽ nghiên cứu vấn đề này đã được đề cập ra sao, nghiên cứu như thế nào ở
nước ngoài và trong nước, những vấn đề cần đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Diễn đàn nghiên cứu khoa học quốc tế đã có các công trình nghiên cứu,
bài báo, tham luận của các tác giả nước ngoài đề cập đến một hoặc một vài
khía cạnh về thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong
HĐTTHS, như:
-“Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư” (Basic principles on the
role of lawyers) [60] được thông qua bởi Đại hội Liên Hợp Quốc lần thứ VIII
về phòng chống tội phạm và đối xử với người phạm tội, Havana, Cuba năm
1990: các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư được xây dựng để hỗ trợ
các quốc gia thành viên trong nhiệm vụ thúc đẩy và đảm bảo vai trò đúng đắn
của luật sư, cần được Chính phủ tôn trọng và tính đến trong khuôn khổ luật
pháp quốc gia của họ. Khi thực hành các nguyên tắc này cần được các luật sư
cũng như những người khác chú ý, chẳng hạn như thẩm phán, công tố viên,
7
thành viên của cơ quan hành pháp và lập pháp, và công chúng nói chung.
Những nguyên tắc này cũng sẽ được áp dụng, khi thích hợp, cho những người
thực hiện các chức năng của luật sư mà không có tư cách chính thức của luật
sư. Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư bao gồm: Tất cả mọi người
có quyền kêu gọi sự giúp đỡ của luật sư về sự lựa chọn của họ để bảo vệ và
thiết lập quyền của họ và bảo vệ họ trong tất cả các giai đoạn TTHS; Chính
phủ sẽ đảm bảo rằng các quy trình hiệu quả và cơ chế đáp ứng để tiếp cận
hiệu quả và bình đẳng với luật sư được cung cấp cho tất cả mọi người trong
lãnh thổ của họ và thuộc thẩm quyền của họ, không phân biệt đối xử bằng bất
kỳ hình thức nào, như phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc
dân tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc ý kiến khác, nguồn gốc
quốc gia hoặc xã hội, tài sản, sinh, kinh tế hoặc địa vị khác; Chính phủ đảm
bảo cung cấp đủ kinh phí và các nguồn lực khác cho các dịch vụ pháp lý cho
người nghèo và, khi cần thiết, cho những người thiệt thòi khác. Hiệp hội luật
sư chuyên nghiệp sẽ hợp tác trong việc tổ chức và cung cấp dịch vụ, cơ sở vật
chất và các nguồn lực khác; Chính phủ và hiệp hội nghề nghiệp của luật sư sẽ
thúc đẩy các chương trình thông báo cho công chúng về các quyền và nghĩa
vụ của họ theo luật pháp và vai trò quan trọng của luật sư trong việc bảo vệ
các quyền tự do cơ bản của họ. Các nguyên tắc này đặc biệt chú ý đến việc hỗ
trợ người yếu thế trong xã hội để cho phép họ khẳng định quyền lợi của mình
và ở bất kỳ đâu. Những nội dung trên là tài liệu tham khảo hữu ích với đề tài
luận án.
- Bài viết “ Sự phát triển của luật hình sự Hoa Kỳ” (Evolution of US
Criminal Law) [46] của James B.Jacobs đề cập đến việc bảo vệ quyền con
người trong suốt quá trình tố tụng trong đó có quyền bào chữa, quyền có
người bào chữa. Tác giả lấy Hiến pháp Hoa Kỳ làm cơ sở xây dựng thủ tục
TTHS và trong giới hạn của Luật hình sự Hoa Kỳ với các nguyên tắc suy
đoán vô tội; quyền xuất trình chứng cứ, quyền không bị buộc phải đưa ra
8
chứng cứ tự buộc tội mình, các cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh họ
có tội; quyền được xét xử công bằng và công khai; quyền được xét xử nhanh
chóng. Quyền có luật sư và quyền bào chữa nhằm bảo đảm tất cả bị can, bị
cáo đều có luật sư bào chữa, trường hợp người bị tình nghị phạm tội không có
tiền thuê luật sư thì Tòa án có thể sẽ chỉ định luật sư bảo vệ quyền lợi hợp
pháp cho họ. Luật sư cũng có quyền khai thác các nhân chứng của họ nhằm
thẩm tra về những nhân chứng của phía bên kia để kiểm tra chéo (CrossExamination). Bài viết này là tài liệu tham khảo hữu ích với đề tài luận án.
- Sách “Hướng tới một tố tụng hình sự quốc tế” (Toward an
international criminal procedure) [12] của tác giả Christoph J.M. Saffeling
viết về cách phát triển một trật tự TTHS quốc tế với nội dung so sánh, phân
tích những quy định bảo đảm các chuẩn mực quốc tế về quyền con người của
người bị tình nghi phạm tội và quyền được bào chữa của họ. Vì vậy, sách
cũng chú trọng đề cập đến việc tạo hành lang pháp lý nhằm bảo đảm việc xét
xử được công bằng, các điều kiện cần thiết để luật sư giúp người bị tình nghi
phạm tội thực hiện quyền được bào chữa như nguyên tắc về nghĩa vụ chứng
minh lỗi của bị cáo, việc kiểm tra chéo nhân chứng (Cross- Examination), giả
định vô tội, chế định thương lượng nhận tội trong tố tụng hình sự (chỉ trong
một số trường hợp đáp ứng điều kiện và quy định của pháp luật).
- Báo cáo “Nghiên cứu điều tra về vấn đề có liên quan đến luật sư
trong hoạt động tố tụng hình sự” của tác giả Ninh Hồng, Tôn Lợi [43]. Bài
viết đưa ra một số kiến nghị bổ sung vào "Báo cáo nghiên cứu điều tra về vấn
đề có liên quan đến luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự" của Bộ tư pháp
Trung Quốc nhằm thúc đẩy công tác bảo đảm quyền lợi hành nghề của luật
sư, cải thiện môi trường hành nghề của luật sư Trung Quốc. Bài viết cho rằng
muốn cải thiện triệt để môi trường hành nghề của luật sư, giải quyết các vấn
đề còn tồn tại trong hoạt động tố tụng hình sự của luật sư, một mặt luật sư
phải nâng cao tố chất bản thân, đồng thời với việc tăng cường ý thức phòng