Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
PREMIUM
Số trang
219
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1482

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀM THỊ DIỄM HẠNH

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH

THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2020

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀM THỊ DIỄM HẠNH

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH

THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

HIỆN NAY

Ngành: Luật kinh tế

Mã số: 9 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ

2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHUNG

HÀ NỘI, 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu nêu trong luận án là trung thực. Kết quả nêu trong luận án chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Đàm Thị Diễm Hạnh

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Lê Đình Nghị và

PGS. TS Nguyễn Thị Nhung – hai người hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, tạo

mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình tác giả thực hiện luận án. Tác giả

cũng xin cảm ơn các thầy cô, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã

động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để tác giả hoàn

thành Luận án này.

Tác giả luận án

Đàm Thị Diễm Hạnh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN

ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................8

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ..............................................................8

1.1.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài............................................................14

1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu...................................................................19

1.2.1 Về lý luận hợp đồng và thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

cơ bản ...............................................................................................................19

1.2.2 Về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện

hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản..........................................................21

1.2.3 Về quan điểm, giải pháp..........................................................................22

1.2.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu..........................................23

1.3. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................24

1.3.1 Cơ sở lý thuyết ........................................................................................24

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................24

Kết luận chương 1 ...................................................................................................26

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOÀN CẢNH THAY ĐỔI

CƠ BẢN VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI

CƠ BẢN ...................................................................................................................28

2.1 Những vấn đề lý luận về hoàn cảnh thay đổi cơ bản .....................................28

2.1.1 Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản .....................................................28

2.1.2 Các học thuyết về hoàn cảnh thay đổi cơ bản .........................................36

2.1.3 Phân biệt hoàn cảnh thay đổi cơ bản với bất khả kháng .........................42

2.2 Những vấn đề lý luận về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản..46

2.2.1 Khái niệm thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản...............46

2.2.2 Cơ sở ghi nhận điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay

đổi cơ bản .........................................................................................................47

2.3 Nội dung thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ......................55

2.3.1 Điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản........................................55

2.3.2 Về đàm phán lại hợp đồng.......................................................................60

2.3.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hệ quả khi đàm phán không thành.....63

Kết luận chương 2 ...................................................................................................71

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN

THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN

CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN .................................................................................74

3.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh

thay đổi cơ bản ........................................................................................................74

3.1.1 Khái quát quy định pháp luật về hoàn cảnh thay đổi cơ bản...................74

3.1.2 Điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản........................................81

3.1.3 Đàm phán lại............................................................................................95

3.1.4 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hệ quả khi đàm phán không thành.....99

3.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay

đổi cơ bản ...............................................................................................................107

3.2.1 Thực tiễn thi hành pháp luật trước khi có Bộ luật dân sự năm 2015 ....107

3.2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật sau khi Bộ luật dân sự năm 2015 có

hiệu lực ...........................................................................................................110

Kết luận chương 3 .................................................................................................124

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG

CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN..........................................................128

4.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn

cảnh thay đổi cơ bản .............................................................................................128

4.1.1 Tiếp thu có chọn lọc các quy định tiên tiến trên thế giới, đáp ứng xu

thế hội nhập kinh tế quốc tế, thích ứng môi trường kinh doanh toàn cầu......128

4.1.2 Đảm bảo tính khả thi của pháp luật.......................................................129

4.1.3 Đề cao nguyên tắc thiện chí trong quá trình giải quyết tranh chấp.......129

4.1.4 Khắc phục những bất cập của pháp luật về thực hiện hợp đồng khi

hoàn cảnh thay đổi cơ bản ..............................................................................130

4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh

thay đổi cơ bản ......................................................................................................131

4.2.1 Bổ sung khái niệm hoàn cảnh của hợp đồng.........................................131

4.2.2 Giải thích thế nào là hoàn cảnh thay đổi cơ bản ...................................134

4.2.3 Hoàn thiện về điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản...............135

4.2.4 Hoàn thiện quy định về nghĩa vụ đàm phán lại.....................................137

4.2.5 Hoàn thiện về hệ quả khi đàm phán không thành .................................139

4.2.6 Một số kiến nghị khác ...........................................................................141

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật về thực

hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản....................................................143

4.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán...............................................144

4.3.2 Tuyên truyền phổ biến pháp luật về hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đặc

biệt cho đội ngũ doanh nhân...........................................................................144

4.3.3 Tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ Kiểm sát viên, Luật sư....................145

Kết luận chương 4 .................................................................................................146

KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................148

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..........................................................................151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................152

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ......................................................................................152

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BGB Bürgerliches Gesetzbuch (Bộ luật dân sự Đức)

BLDS Bộ luật Dân sự

CISG United Nation Convention on Contract for the

International Sale of Contract (Công ước Liên hợp

quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)

DCFR Draff common Frame of Reference (Dự thảo

Khung tham chiếu chung)

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

NCS Nghiên cứu sinh

PECL Principles of European Contract Law (Bộ Nguyên

tắc Luật Hợp đồng Châu Âu)

PICC Principles of International Commercial Contract

(Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của

UNIDROIT)

TAND Tòa án nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hợp đồng luôn là chế định trung tâm trong hệ thống pháp luật dân sự nói

chung và kinh doanh thương mại nói riêng. Bởi vì hợp đồng là phương tiện pháp lý

chủ yếu để các cá nhân, pháp nhân trao đổi lợi ích để thỏa mãn nhu cầu vật chất,

tinh thần trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của mình.

Hợp đồng cũng là phương tiện quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đặc biệt

trong giai đoạn mở rộng hợp tác quốc tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta

hiện nay. Mục đích của pháp luật về hợp đồng là bảo vệ quyền tự do ý chí của các

bên. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực ràng buộc với các bên, các bên

phải tôn trọng và thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các hợp đồng, nhất

là các hợp đồng dài hạn, những nhà kinh doanh có thể đối mặt với những rủi ro bất

thường từ thiên nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị, con người... làm cho việc thực hiện

nghĩa vụ trở nên vô cùng khó khăn, tốn kém, thậm chí không thể thực hiện được.

Trong những sự kiện như vậy, không phải các sự kiện đều thuộc trường hợp bất khả

kháng để bên bị thiệt hại có thể được miễn trừ nghĩa vụ hoặc chấm dứt hợp đồng mà

thuộc về hoàn cảnh thay đổi cơ bản với mục đích là các bên điều chỉnh hợp đồng để

hợp đồng có thể được tiếp tục và cố gắng duy trì cân bằng về lợi ích cho cả hai bên.

Ở Việt Nam, trước khi Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời, điều khoản về thực

hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản gần như không được quan tâm nhiều.

Khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ trong thực tiễn pháp lý. Trong một số văn bản

pháp luật chuyên ngành, điều chỉnh hợp đồng cũng được đề cập đến tuy nhiên chỉ ở

một mức độ nhất định. Có thể kể đến là quy định cho phép điều chỉnh phí bảo hiểm

khi "có sự thay đổi những yếu tố là cơ sở tính phí bảo hiểm..." tại Điều 20 Luật

Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010); cho phép các bên thỏa

thuận thay đổi giá bán trong hợp đồng khi "Nhà nước thay đổi về chính sách tiền

lương, chính sách giá các mặt hàng do nhà nước kiểm soát giá" trong Luật Đấu thầu

2013 (Điều 67). Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định chuyên biệt liên quan đến các

hợp đồng đặc thù, việc sửa đổi hợp đồng cũng chủ yếu là thông qua các thủ tục

hành chính nên không phải là căn cứ chung để giải quyết các tranh chấp hợp đồng

khác. Lần đầu tiên, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi được đề

cập trong BLDS 2015 tại một điều duy nhất (Điều 420). Theo đó, Điều luật đề cập

2

đến điều kiện để được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản, quyền yêu cầu của bên có

lợi ích bị ảnh hưởng, hậu quả khi các bên không thể thỏa thuận được và trách nhiệm

của các bên trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, khi

nghiên cứu sơ bộ Điều luật đã thấy nảy sinh nhiều câu hỏi khác nhau. Chẳng hạn,

“nguyên nhân khách quan” dẫn đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản là những nguyên

nhân nào? “không lường trước được”, “Thiệt hại nghiêm trọng” được hiểu ra sao?

Thế nào là "các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một

thời hạn hợp lý"? Hoàn cảnh thay đổi cơ bản có điểm gì giống và khác với sự kiện

bất khả kháng? Làm thế nào để các bên không lạm dụng quy định của pháp luật khi

có cơ chế điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản?... Đây

là những vấn đề lí luận còn khá mới mẻ đối với Việt Nam.

Có thể nói, trước BLDS 2015, ở Việt Nam, vấn đề thực hiện hợp đồng khi

hoàn cảnh thay đổi làm mất cân bằng lợi ích nghiêm trọng giữa các bên chưa được

biết đến nhiều. Chính vì vậy, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay

đổi cơ bản là một nội dung mới. Việc nghiên cứu này để trả lời cho những câu hỏi

trên là rất cần thiết để đảm bảo cho việc hiểu và áp dụng thống nhất trong việc giải

quyết các tranh chấp hợp đồng liên quan đến dân sự và đặc biệt là thương mại.

Bên cạnh đó, trong quá trình lấy ý kiến dự thảo BLDS 2015, còn có nhiều ý

kiến trái chiều liên quan đến quy định này. Có quan điểm cho rằng, nếu cho phép

điều chỉnh hợp đồng sẽ vi phạm nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt servanda)

trong lĩnh vực hợp đồng. Quan điểm khác lại cho rằng, quy định này là một ngoại lệ

của nguyên tắc hiệu lực bất biến, bổ sung cho nguyên tắc đó. Do đó, việc nghiên

cứu làm rõ những vấn đề lý luận tạo cơ sở chắc chắn cho quy định mới còn gây

nhiều tranh cãi này là rất cần thiết.

Thực tiễn pháp lý cũng đã có xảy ra tranh chấp liên quan tới yêu cầu điều

chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Nhưng do pháp luật chưa có quy định nên

đã gây nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết. BLDS 2015 mới có hiệu lực từ

01/01/2017 cho nên cần có những hướng dẫn áp dụng thống nhất.

Trong tập quán thương mại quốc tế và trong pháp luật của nhiều quốc gia

đều có quy định về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (điều khoản

"hardship" hay "change of circumstances"). Tuy nhiên, điều khoản này cũng không

được hiểu và áp dụng giống nhau ở các quốc gia và trong tập quán thương mại quốc

3

tế. Do đó, việc tìm hiểu quy định này để học hỏi kinh nghiệm cho Việt Nam lại

càng trở nên cấp thiết.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc giao lưu thương mại giữa cá nhân,

pháp nhân Việt Nam với các cá nhân, pháp nhân nước ngoài thậm chí giữa các quốc

gia với nhau ngày càng phổ biến, ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Hơn nữa,

bối cảnh chính trị - xã hội trên bình diện quốc tế chưa khi nào không chứa đựng

những diễn biến khó lường. Chính vì vậy, dự liệu khó khăn, vướng mắc và đề xuất

kiến nghị, giải pháp cho vấn đề này lại càng cần được quan tâm đúng mức.

Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài "Thực hiện hợp đồng

khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật Việt Nam hiện nay" để làm luận

án tiến sỹ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ vấn đề lí luận về thực hiện hợp

đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và

thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản,

đối chiếu với các quy định của một số Bộ quy tắc về hợp đồng thương mại quốc tế

và pháp luật của một số quốc gia, trên cơ sở đó, luận án đề xuất giải pháp hoàn

thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận án có các

nhiệm vụ sau:

+ Làm rõ được các vấn đề lí luận cơ bản về khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ

bản, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản; nghiên cứu các học thuyết

về hoàn cảnh thay đổi cơ bản; phân biệt hoàn cảnh thay đổi với sự kiện bất khả

kháng; cơ sở lý luận của điều khoản và phân tích nội dung cơ bản của điều khoản

thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

+ Nghiên cứu các điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản và hệ quả

pháp lý theo pháp luật Việt Nam hiện hành nhằm làm rõ quy định, có sự đối chiếu

với quy định này trong các bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế và pháp

luật của một số quốc gia;

+ Nghiên cứu thực tiễn pháp thi hành pháp luật trước khi có BLDS năm 2015

và thực tiễn thi hành pháp luật sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực pháp luật;

4

+ Đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật và đề xuất một số

giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh

thay đổi cơ bản.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Các vấn đề lý luận chung về hoàn cảnh thay đổi cơ bản và thực hiện hợp

đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu các quy

định cũng như thực tiễn thi hành pháp luật của Việt Nam;

+ Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trên cơ sở so sánh với

pháp luật một số quốc gia, trong đó tập trung nghiên cứu quy định về thực hiện hợp

đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định tại Điều 420 BLDS năm 2015;

+ Thực tiễn thi hành pháp luật trước khi có quy định về thực hiện hợp đồng

khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và thực tiễn thi hành pháp luật sau điều khoản về

thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản có hiệu lực thi hành;

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Bộ luật dân sự là luật gốc, luật chung điều chỉnh các quan hệ

dân sự theo nghĩa rộng bao gồm quan hệ dân sự và kinh doanh, thương mại. Các

khía cạnh của hợp đồng chủ yếu được quy định trong BLDS, trường hợp luật khác

có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái

với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Do đó, hợp đồng kinh doanh thương

mại hay dân sự đều được đề cập đến trong đề tài và được gọi chung là hợp đồng.

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về các vấn đề liên

quan đến thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản chủ yếu trong kinh

doanh, thương mại và dân sự, vì vậy đề tài sẽ không đề cập đến các loại hợp đồng

khác và cũng không đề cập đến mọi khía cạnh của hợp đồng nói chung. Luận án

cũng nghiên cứu các bản án, quyết định về kinh doanh thương mại và dân sự nhằm

làm rõ vấn đề lí luận;

+ Về không gian: Luận án nghiên cứu quy định pháp luật Việt Nam hiện

hành và thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

cơ bản trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong đó tập trung làm rõ quy định của

BLDS 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Ngoài ra, luận án

cũng nghiên cứu các quy định của Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương

5

mại quốc tế (PICC), Bộ nguyên tắc Luật Hợp đồng chung Châu Âu (PECL), Công

ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CIGS),

pháp luật một số quốc gia đại diện cho hệ thống pháp luật Châu âu lục địa Civil

law, hệ thống pháp luật Thông luật Common law và các tài liệu, vụ việc tham khảo

từ các quốc gia khác chỉ là nguồn tham khảo, đối chiếu, so sánh nhằm phân tích,

đánh giá để có cái nhìn khách quan và toàn diện về pháp luật Việt Nam về thực hiện

hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật thực định về hoàn

cảnh thay đổi trong hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, có so sánh

hoặc tham chiếu đến các quy định pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới.

Về thực tiễn thi hành pháp luật, luận án nghiên cứu thực tiễn và các bản án và từ

năm 2005 đến nay, tập trung chủ yếu từ năm 2015 đến nay.

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, Luận án sử dụng phương

pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ

nghĩa Mác – Lenin và các quan điểm, mục tiêu, đường lối của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước.

Luận án được triển khai nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các phương pháp

nghiên cứu truyền thống như: phương pháp phân tích, mô tả, phương pháp tổng

hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống hóa... Cụ thể như sau:

Thứ nhất, phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa. được tập trung sử dụng trong

phần tổng quan tình nghiên cứu, nhằm hệ thống hoá các công trình khoa học nghiên

cứu về lĩnh vực hợp đồng và điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

cơ bản và đánh giá, kết luận ở mỗi nội dung;

Thứ hai, phương pháp mô tả, phân tích. Đây là phương pháp được áp dụng

trong toàn bộ nội dung của luận án nhằm luận giải, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận,

phân tích các nội dung để từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính kết luận;

Thứ ba, phương pháp lịch sử. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu

học thuyết và sự phát triển của quy phạm thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay

đổi cơ bản trên thế giới và ở Việt Nam;

Thứ tư, phương pháp so sánh. Đây là phương pháp được sử dụng tập trung ở

chương 2 và chương 3 khi nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật.

6

Phương pháp này được sử dụng như một công cụ nhằm phân tích, so sánh, đối chiếu

quan điểm của các học giả tại các quốc gia thuộc hai hệ thống pháp luật chính là

civil law và common law. Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế,

Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu và pháp luật hợp đồng Pháp, Đức và Pháp

luật hợp đồng Anh, Mỹ được lựa chọn để so sánh, phân tích nội dung hoàn cảnh

thay đổi cơ bản. Phương pháp giúp tìm ra những điểm tích cực, những điểm bất cập

của các quy định pháp luật, trên cơ sở đó, NCS có cơ sở để đánh giá và đề xuất

kiến nghị ở chương tiếp theo.

Thứ năm, phương pháp nghiên cứu hồ sơ. Phương pháp này được sử dụng để

nghiên cứu thực trạng các tranh chấp xảy ra và giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu

áp dụng quy định hoàn cảnh thay đổi cơ bản của các chủ thể trong hợp đồng. Qua

đó, nêu khó khăn, vướng mắc mà các cơ quan có thẩm quyền gặp phải khi áp dụng

pháp luật để giải quyết tranh chấp.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, Luận án đã bổ sung và làm sâu sắc những vấn đề lý luận về hoàn

cảnh thay đổi cơ bản và thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Các vấn

đề lý luận đã được làm rõ như: khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản, thực hiện hợp

đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản; các học thuyết về hoàn cảnh thay đổi cơ bản;

phân biệt sự kiện bất khả kháng với hoàn cảnh thay đổi; cơ sở lý luận và nội dung

thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản;

Thứ hai, luận án phân tích một cách có hệ thống thực trạng pháp luật về điều

kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đàm phán lại và hệ quả pháp lý của thực

hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trên cơ sở so sánh với Bộ nguyên tắc

Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế; bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu,

quy định của một số quốc gia trên thế giới, đề tài làm rõ quy định pháp luật đồng

thời cũng chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về quy định này;

Thứ ba, thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy các bên trong hợp đồng chưa

hiểu rõ về các điều kiện xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản và ngay cả Tòa án cũng

còn lúng túng trong việc xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Luận án làm rõ cách

xác định từng yếu tố của hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong tình huống cụ thể;

7

Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hành, luận án đưa ra

những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

cơ bản nhằm thống nhất nhận thức và áp dụng pháp luật.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Đề tài nghiên cứu có hệ thống về các vấn đề lý luận liên quan tới hoàn cảnh

thay đổi cơ bản, đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng

khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Ý nghĩa thực tiễn

Luận án góp phần thống nhất nhận thức và tăng cường hiệu quả áp dụng

pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt

Nam với xu hướng hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực;

Kết quả nghiên cứu cũng góp phần nâng cao ý thức hiểu biết pháp luật của

các chủ thể trong quan hệ hợp đồng, giúp các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ tốt hơn

quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể khi tham gia hợp đồng.

Ngoài ra, Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo chuyên sâu cho nghiên

cứu, giảng dạy và học tập cho những người làm công tác pháp luật, giảng viên, sinh

viên chuyên ngành luật hợp đồng.

7. Kết cấu luận án

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận

án gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần

nghiên cứu về đề tài luận án

Chương 2: Một số vấn đề lý luận về hoàn cảnh thay đổi cơ bản và thực hiện

hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp luật về

thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thi

hành pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!