Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực hành nghiệp vụ kế toán 3
PREMIUM
Số trang
69
Kích thước
3.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1302

Thực hành nghiệp vụ kế toán 3

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

TÀI LIỆU HỌC TẬP

THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN 3

Biên soạn: Trần Thị Tùng

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2016

TÀI LIỆU THỰC HÀNH NVKT 3 – BẬC CAO ĐẲNG

1

BÀI 1: LẬP BÁO CÁO THUẾ

Mục tiêu:

Sau khi học xong học bài này, người học có thể:

 Trình bày được một số thông tin chung về báo cáo thuế.

 Nhận diện được các chỉ tiêu, nội dung cơ bản trên hoá đơn.

 Phân biệt được hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào và bán ra.

 Phân tích và tổng hợp được chứng từ phục vụ cho quá trình khai báo

thuế GTGT, thuế TNCN.

 Trình bày được quy trình kê khai và cách lập các phụ lục trên báo cáo

thuế GTGT và thuế TNCN.

 Tải và cài đặt được phần mềm HTKK cập nhật mới nhất.

 Kê khai được thông tin doanh nghiệp, thông tin người nộp thuế.

 Lập được báo cáo thuế GTGT và thuế TNCN trên phần mềm HTKK.

1.1Giới thiệu chung

1.1.1 Khái niệm

Báo cáo thuế là việc thực hiện các thủ tục thuế, lập các báo cáo thuế theo

biểu mẫu báo cáo thuế do cơ quan thuế quy định. Tuỳ thuộc vào loại thuế, sắc thuế

mà áp dụng các biểu mẫu báo cáo thuế khác nhau. Thời hạn nộp các báo cáo thuế

cũng tuỳ thuộc vào từng loại thuế.

1.1.2 Những quy định hiện hành về báo cáo thuế

- Người nộp thuế phải tính và báo cáo số tiền thuế phải nộp ngân sách Nhà nước,

trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định.

- Người nộp thuế phải báo cáo thuế chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung

trong tờ báo cáo thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và

nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ báo cáo thuế.

- Đối với loại thuế báo cáo thuế theo tháng, quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính

thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được

TÀI LIỆU THỰC HÀNH NVKT 3 – BẬC CAO ĐẲNG

2

hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ báo cáo

thuế cho cơ quan thuế.

- Đối với loại thuế báo cáo thuế theo tháng hoặc khai theo quý, kỳ tính thuế đầu

tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối

cùng của tháng hoặc quý.

1.1.3 Hồ sơ báo cáo thuế

Hồ sơ báo cáo thuế bao gồm tờ khai báo cáo thuế và các tài liệu liên quan

làm căn cứ để người nộp thuế báo cáo thuế, tính thuế với cơ quan thuế.

1.1.4 Thời hạn nộp báo cáo thuế

- Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp

theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo thuế quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp

theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm

nhất là ngày thứ 10, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày

kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động,

chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức

lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày phát sinh các trường

hợp đó.

1.1.5 Các loại báo cáo thuế

- Báo cáo thuế môn bài

- Báo cáo thuế giá trị gia tăng

- Báo cáo thuế thu nhập cá nhân

- Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp

- Báo cáo thuế tiêu thu đặc biệt

- Báo cáo thuế tài nguyên

- Báo cáo thuế nhà thầu nước ngoài

TÀI LIỆU THỰC HÀNH NVKT 3 – BẬC CAO ĐẲNG

3

1.1.6 Các loại báo cáo thuế theo thời hạn nộp

Báo cáo thuế hàng tháng

- Báo cáo thuế giá trị gia tăng

- Báo cáo thuế thu nhập cá nhân

- Báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt

- Báo cáo thuế tài nguyên…

Báo cáo thuế hàng quý

- Báo cáo thuế giá trị gia tăng

- Báo cáo thuế thu nhập cá nhân

Báo cáo quyết toán thuế năm

- Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

- Báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân

- Báo cáo thuế tài nguyên…

1.1.7 Các loại báo cáo thuế theo đối tượng nộp thuế

Báo cáo thuế đối với khách hàng cá nhân

- Báo cáo thuế để đăng ký thuế thu nhập cá nhân

- Báo cáo thuế thu nhập cá nhân hàng tháng

- Báo cáo thuế thu nhập cá nhân hàng quý

- Báo cáo thuế để quyết toán thuế thu nhập cá nhân

- Báo cáo thuế để hoàn thuế thu nhập cá nhân

Báo cáo thuế đối với khách hàng doanh nghiệp

- Báo cáo thuế môn bài

- Báo cáo thuế giá trị gia tăng

- Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý

- Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp để quyết toán thuế năm

- Báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt

- Báo cáo thuế tài nguyên…

Báo cáo thuế chỉ là một phần nhỏ trong công tác kế toán của doanh nghiệp.

Báo cáo thuế là kết quả của hạch toán kế toán, làm sổ sách kế toán, tổng hợp thông

TÀI LIỆU THỰC HÀNH NVKT 3 – BẬC CAO ĐẲNG

4

tin kế toán. Từ chứng từ gốc, nhân viên kế toán thuế sẽ hạch toán kế toán, ghi sổ

kế toán và kết xuất ra các báo cáo thuế. Báo cáo thuế phải khớp với sổ sách kế

toán, sổ sách kế toán lại phải khớp với chứng từ kế toán. Để kiểm tra báo cáo thuế

thì phải kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra chứng từ kế toán.

Trong phạm vi chương trình học phần này chỉ đề cập đến việc kê khai hai loại

báo cáo thuế là: báo cáo thuế giá trị gia tăng và báo cáo thuế thu nhập cá nhân mà

thôi.

1.1.8 Quy định về ký hiệu, mẫu số HĐ GTGT

Quy định về ký hiệu, mẫu số hoá đơn GTGT như: Tên loại hoá đơn, ký

hiệu mẫu số hoá đơn, ký hiệu hoá đơn, số thứ tự hoá đơn, liên hoá đơn… được

quy định tại phụ lục 1 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 03 năm 2014, cụ

thể như sau:

Tên loại hoá đơn gồm:

- Hoá đơn giá trị gia tăng

- Hoá đơn bán hàng

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Phiếu xuất kho hang gửi bán đại lý

- Tem, vé, thẻ

Ký hiệu mẫu số hoá đơn (mẫu hoá đơn):

Ký hiệu mẫu số hoá đơn có 11 ký tự, cụ thể như sau

- 02 ký tự đầu thể hiện loại hoá đơn

- Tối đa 04 ký tự tiếp theo thể hiện tên hoá đơn

- 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hoá đơn

- 01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một

loại hoá đơn.

- 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hoá đơn

Ví dụ: 01GTKT3/001: (01: Đây là loại hoá đơn GTGT; GTKT: Đây là hoá

đơn giá trị gia tăng; 3: Hoá đơn này có 3 liên; 001: Đây là mẫu thứ nhất của

loại hoá đơn GTGT có 3 liên).

TÀI LIỆU THỰC HÀNH NVKT 3 – BẬC CAO ĐẲNG

5

Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hoá đơn

Loại hoá đơn Mẫu số

1 – Hoá đơn giá trị gia tăng 01GTKT

2 – Hoá đơn bán hàng 02GTTT

3 – Hoá đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong

khu phi thuế quan)

07KPTQ

4 – Các chứng từ được quản lý như hoá đơn gồm:

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hoá nội bộ; 03XKNB

+ Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý. 04HGDL

Ví dụ: Ký hiệu 01GTKT3/002 được hiểu là: Mẫu thứ 2 của loại hoá đơn giá trị

gia tăng có 3 liên.

Lưu ý: Khi đặt in hoá đơn GTGT:

- Số thứ tự mẫu trong một loại hoá đơn (01GTKT3/001) thay đổi khi có một

trong các tiêu chí trên mẫu hoá đơn đã thông báo phát hành thay đổi như: một

trong các nội dung bắt buộc; kích thước của hoá đơn; nhu cầu sử dụng hoá đơn

đến từng bộ phận sử dụng nhằm phục vụ cho công tác quản lý…

- Đối với tem, vé, thẻ: Bắt buộc ghi 3 ký tự đầu để phân biệt tem, thẻ thuộc loại

hoá đơn giá trị gia tăng hay hoá đơn bán hàng. Các thông tin còn lại do tổ

chức, cá nhân tự quy định nhưng không vượt quá 11 ký tự, cụ thể:

+ Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hoá đơn GTGT.

+ Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hoá đơn bán hàng.

Ký hiệu hoá đơn:

Ký hiệu hoá đơn có 06 ký tự đối với hoá đơn của các tổ chức, cá nhân tự in

và đặt in và 08 ký tự đối với các hoá đơn do Cục thuế phát hành.

- 02 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hoá đơn: Ký tự phân biệt là 2 chữ cái

trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G,

H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y.

- 03 Ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hoá đơn và hình thức hoá đơn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!