Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THUẬT UỐNG TRÀ VÀ DƯỠNG SINH - phần 1 potx
MIỄN PHÍ
Số trang
12
Kích thước
392.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1869

THUẬT UỐNG TRÀ VÀ DƯỠNG SINH - phần 1 potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

THUẬT UỐNG TRÀ VÀ DƯỠNG SINH - phần 1

Hai trang trong tác phẩm Trà Kinh của Lục Vũ (Ảnh liệu: Maitland 1982, tr.8)

Dẫn nhập

Trong lịch sử nhân loại, có khá nhiều khám phá hoặc phát minh lớn lao bắt nguồn từ sự tình cờ.

Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng trong một dịp tuần thú, vua Thần Nông (2700 ÂL) tìm ra công

hiệu của trà, khi một số lá của cây này rơi vào nồi nước đang nấu. Không mấy chốc, nước trong

nồi ngả màu và tỏa mùi thơm. Là một người có đầu óc khoa học, vua Thần Nông nếm thử và

nhận thấy nước này có hương vị thần diệu. Từ đó, ngài truyền dạy dân Trung Hoa cách dùng trà.

Lại có truyền thuyết cho rằng trong một dịp ngẫu nhiên, vua Thần Nông nhai các lá trà thì nhận

thấy chúng có khả năng xoa dịu sự công phạt của nhiều chất độc đang hoành hành trong cơ thể

ngài. Những chất độc này đến từ các thảo mộc mọc trong thiên nhiên, do ngài nếm thử nhiều

năm tháng trước đây.

Cho đến nay, người Tây phương và Đông phương vẫn còn có sự cách biệt khá lớn lao về sự

cảm nhận và cách thưởng thức trà. Đối với nhiều người Tây phương, trà được dùng thuần túy

như một thức uống. Đối với người Đông phương, trà không những là một thức uống, mà qua

cách uống nó, người ta có dịp di dưỡng tinh thần bất cứ lúc nào trong một ngày. Muốn thấy được

tầm mức nghiêm trọng của việc pha trà, ta hãy nghe lời khuyến cáo của một nhà văn Trung Hoa

đời Tống: „Có ba điều ân hận trong cuộc đời: Làm hư hại tuổi thanh xuân qua sự giáo dục sai

lạc, làm giảm giá trị của tác phẩm nghệ thuật qua những lời khen nhảm, và sự phí phạn trà ngon

qua cách pha trà kém cỏi“ (trong Okakura 1964, tr.10).

Chính vì trà có một vai trò quan trọng trong sinh hoạt tinh thần Đông phương, nên qua nhiều thế

kỷ,nghệ thuật uống trà đã được nhiều bậc thức giả, cũng như những kẻ uống trà sành điệu

nghiên cứu và tán dương. Tuy vậy, một vài biến cố quan trọng về trà có thể kể đến như việc Lục

Vũ (Lu Yu) đời Đường để lại cho hậu thế quyển 'Trà Kinh' vào thế kỷ thứ 8. Sau khi tác phẩm này

ra đời, việc uống trà được xem trọng như một ngành nghệ thuật, thay vì thuần túy như một thức

uống của dân gian. Vào cuối thế kỷ 12, thiền sư Nhật Eisai Zenji viết một luận thuyết cổ vũ việc

uống trà gồm hai tập sách mang tựa đề 'Kissa-yojo-ki' (nghĩa: 'Chú Giải về Dược Tính của Trà').

Luận thuyết này đã gây một ảnh hưởng khá lớn lao vào xã hội Nhật trong thời Kamakura (1185-

1333). Sau đó ít lâu, Trà đạo dần dà thành hình do kết quả của nhiều thuận duyên và công sức

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!