Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

thuật toán mã hóa và ứng dụng phần 8 pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
584.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1614

thuật toán mã hóa và ứng dụng phần 8 pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Một số hệ thống mã hóa khóa công cộng

189

64

128

256

512

1K

2K

4K

Ñoä daøi maõ khoùa (bits)

Chi phí

Hình 6.3. Đồ thị so sánh chi phí công phá khóa bí mật

và khóa công cộng

Trên thực tế, khóa công cộng dễ bị tấn công hơn khóa bí mật. Để tìm ra được

khóa bí mật, người giải mã cần phải có thêm một số thông tin liên quan đến các

đặc tính của văn bản nguồn trước khi mã hóa để tìm ra manh mối giải mã thay vì

phải sử dụng phương pháp vét cạn mã khóa. Ngoài ra, việc xác định xem thông

điệp sau khi giải mã có đúng là thông điệp ban đầu trước khi mã hóa hay không

lại là một vấn đề khó khăn. Ngược lại, đối với các khóa công cộng, việc công phá

hoàn toàn có thể thực hiện được với điều kiện có đủ tài nguyên và thời gian xử lý.

Ngoài ra, để có thể giải mã một thông điệp sử dụng phương pháp mã hóa khóa

công cộng, người giải mã cũng không cần phải vét cạn toàn bộ không gian mã

khóa mà chỉ cần khảo sát trên tập con của không gian này.

Chương 6

190

Bên cạnh đó, khóa công cộng còn là mục tiêu tấn công đáng giá đối với những

người giải mã hơn các khóa bí mật. Khóa công cộng thường dùng để mã hóa các

khóa bí mật khi thực hiện việc trao đổi mã khóa bí mật. Nếu khóa công cộng bị

phá thì các thông điệp sau đó sử dụng mã khóa này cũng bị giải mã. Trong khi

đó, nếu chỉ phát hiện được một mã khóa bí mật thì chỉ có thông điệp sử dụng mã

khóa này mới bị giải mã. Trên thực tế, mã khóa bí mật thường chỉ được sử dụng

một lần nên ít có giá trị hơn so với khóa công cộng. Tóm lại, mặc dù khóa công

cộng được dùng để mã hóa các thông tin ngắn nhưng đây lại là các thông tin quan

trọng.

Chữ ký điện tử

191

Chương 7

Chữ ký điện tử

" Nội dung của chương 7 sẽ giới thiệu khái niệm về chữ ký điện tử cùng với

một số phương pháp chữ ký điện tử phổ biến hiện nay như RSA, ElGamal và

DSS

7.1 Giới thiệu

Chữ ký điện tử không được sử dụng nhằm bảo mật thông tin mà nhằm bảo vệ

thông tin không bị người khác cố tình thay đổi để tạo ra thông tin sai lệch. Nói

cách khác, chữ ký điện tử giúp xác định được người đã tạo ra hay chịu trách

nhiệm đối với một thông điệp.

Một phương pháp chữ ký điện tử bao gồm hai thành phần chính: thuật toán dùng

để tạo ra chữ ký điện tử và thuật toán tương ứng để xác nhận chữ ký điện tử.

Định nghĩa 7.1: Một phương pháp chữ ký điện tử được định nghĩa là một bộ￾năm (P, A, K, S, V) thỏa các điều kiện sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!