Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thuật ngữ về Vật lý
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thuật ngữ về Vật lý
Vietsciences- Phạm Văn Thiều
1. Bảo toàn năng lượng (Conservation of energy): Định luật
khẳng định rằng năng lượng (có thể tính tương đương qua
khối lượng) không sinh không diệt.
2. Bức xạ viba phông hay nền (Microwave background
radiation): Bức xạ từ lúc vũ trụ còn nóng, hiện nay dịch về
phía đỏ nhiều đến mức không còn là ánh sáng nữa mà là
dưới dạng viba (tức sóng radio với bước sóng khoảng vài
cm).
3. Bước sóng (Wave length): Khoảng cách giữa hai đỉnh
hoặc hai hõm sóng kề nhau.
4. Chân trời sự cố (Event horizon): Biên của lỗ đen.
5. Chiều của không gian (Spatial dimension): một trong ba
chiều của không gian, các chiều này đồng dạng không gian
khác với chiều thời gian.
6. Chuyển dịch đỏ (Red shift): Sự chuyển dịch về phía đỏ
của ánh sáng phát ra từ một sao đang chuyển động xa dần
bởi hiệu ứng Doppler.
7. Cơ học lượng tử (Quantum Mechanics): Lý thuyết phát
triển từ nguyên lý lượng tử của Planck và nguyên lý bất định
của Heisenberg.
8. Điện tích (Electric charge): Một tính chất của hạt đẩy
(hoặc hút) một hạt khác có cùng (hoặc khác) dấu điện tích.
9. Điều kiện không có biên (No boundary condition): Ý tưởng
cho rằng vũ trụ là hữu hạn song không có biên (trong thời
gian ảo).
10. Định lý kỳ dị (Singulaitry theorem): Một định lý chứng
minh rằng dưới những điều kiện nào đó kỳ dị phải tồn tại và
nói riêng vũ trụ phải xuất phát từ một kỳ dị.
11. Đường trắc địa (Geodesic): Đường ngắn nhất (hoặc dài
nhất) giữa hai điểm.
12. Electron (Electron): Hạt mang điện tích âm quay chung
quanh hạt nhân nguyên tử.
13. Gia tốc (Acceleration): Tốc độ thay đổi của vận tốc.
14. Giây ánh sáng (năm ánh sáng) (Light second (light
year): Khoảng cách ánh sáng đi trong một giây (một năm).
15. Giới hạn Chandrasekhar (Chandrasekhar limit): Khối
lượng tối đa khả dĩ cho một sao lạnh bền, lớn hơn khối lượng
đó thì sao co lại thành lỗ đen.
16. Hạt ảo (Virtual particle): Trong cơ học lượng tử, đó là
một hạt ta không ghi nhận được trực tiếp nhưng sự tồn tại
của nó gây ra những hệ quả đo được.
17. Hạt nhân (Nucleus): Hạch trung tâm của nguyên tử,
gồm neutron và proton liên kết với nhau bởi tương tác
mạnh.
18. Hằng số vũ trụ (Cosmological Constant): Một hằng số
Einstein đưa vào lý thuyết để làm cho không - thời gian có
thể giãn nở.
19. Khối lượng (Mass): Lượng vật chất trong một vật thể;
quán tính đối với gia tốc.
20. Không - thời gian (Space - time): Một không gian bốn
chiều, mỗi điểm tương ứng với một sự cố.
21. Không độ tuyệt đối (Absolute zero): Nhiệt độ thấp nhất,
tại đó vật chất không còn nhiệt năng.
22. Kỳ dị (Singularity): Một điểm của không gian tại đó độ
cong của không - thời gian trở nên vô cùng.
23. Kỳ dị trần trụi (Naked Singularity): Một điểm kỳ dị của
không - thời gian không bao quanh bởi lỗ đen.
24. Lỗ đen (Black hole): Vùng của không - thời gian từ đó
không gì thoát ra khỏi được, kể cả ánh sáng vì lực hấp dẫn
quá mạnh.
25. Lỗ đen nguyên thủy (Primordial hole): Lỗ đen sinh ra ở
các giai đoạn sớm của vũ trụ.
26. Lực điện từ (Electromagnetic force): Lực tương tác giữa
các hạt có điện tích, đây là loại lực mạnh thứ hai trong bốn
loại lực tương tác.
27. Lực tương tác mạnh (Strong force): Lực tương tác mạnh
nhất trong bốn loại lực tương tác, có bán kính tác dụng ngắn
nhất. Lực này cầm giữ các hạt quark trong proton và
neutron, và liên kết proton và neutron để làm thành hạt
nhân.
28. Lực tương tác yếu (Weak force): Lực tương tác yếu thứ
hai trong bốn loại tương tác cơ bản với bán kính tác dụng rất
ngắn. Lực này tác dụng lên các hạt vật chất nhưng không
tác dụng lên các hạt truyền tương tác.
29. Lượng tử (Quantum): Đơn vị không phân chia được
trong bức xạ và hấp thụ của các sóng.
30. Máy gia tốc hạt (Particle Accelerator): Thiết bị sử dụng
các nam châm điện, có khả năng làm chuyển động của các
hạt có điện tích, do đó chúng thu được năng lượng lớn hơn.
31. Năng lượng thống nhất điện từ yếu (Electroweak
unification energy): Năng lượng cỡ 100 GeV, cao hơn trị số
đó thì không còn sự khác biệt giữa các tương tác điện từ và
yếu.