Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thuật ngữ về thị trường chứng khoán trong tiếng Việt
PREMIUM
Số trang
170
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
791

Thuật ngữ về thị trường chứng khoán trong tiếng Việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU THỊ HOÀNG GIANG

THUẬT NGỮ VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU THỊ HOÀNG GIANG

THUẬT NGỮ VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

TRONG TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã ngành: 9 22 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn: PGS. TS. HÀ QUANG NĂNG

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và

kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

kì công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu được trích

dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên các trang thông tin điện tử theo

danh mục tài liệu tham khảo của luận án.

Thái Nguyên, tháng 2 năm 2020

Tác giả luận án

Chu Thị Hoàng Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Hà Quang Năng,

người đã hướng dẫn viết luận án này.

Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô đã giảng dạy cho tác giả. Xin cảm ơn sự

giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của các cán bộ Khoa Ngữ văn và Khoa sau đại học

Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp tác giả trong quá trình

hoàn thành luận án.

Xin nhớ ơn gia đình và bạn bè đã động viên chia sẻ và tiếp thêm nghị lực trong

những lúc khó khăn nhất, giúp tác giả hoàn thành luận án.

Thái Nguyên, tháng 2 năm 2020

Tác giả luận án

Chu Thị Hoàng Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................2

4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................................3

5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án..................................................................4

6. Cấu trúc của luận án................................................................................................4

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN.......5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5

1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ........................................................................5

1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ về thị trường chứng khoán ..........................18

1.2. Cơ sở lí luận .......................................................................................................20

1.2.1. Cơ sở lí luận về từ, ngữ, nghĩa của từ và sự chuyển nghĩa của từ ………....…....20

1.2.2. Cơ sở lí luận về thuật ngữ ...............................................................................20

1.2.3. Cơ sở lí luận về định danh...............................................................................35

1.2.4. Cơ sở lí luận về thị trường chứng khoán và thuật ngữ thị trường chứng

khoán.........................................................................................................................37

1.2.5. Cơ sở lí luận về “chuẩn hóa”...........................................................................40

1.3. Tiểu kết...............................................................................................................51

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN TIẾNG VIỆT...........................................................................53

2.1. Nguồn gốc của thuật ngữ thị trường chứng khoán và những vấn đề liên quan

đến đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thị trường chứng khoán ...................................53

2.1.1. Đặc điểm từ loại của thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt................53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.1.2. Đặc điểm nguồn gốc và tính chất yếu tố cấu thành thuật ngữ thị trường

chứng khoán tiếng Việt .............................................................................................54

2.2. Đặc điểm của thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt xét về thành tố

và yếu tố cấu tạo........................................................................................................57

2.2.1. Khái niệm “thành tố” và “yếu tố” của thuật ngữ thị trường chứng khoán

tiếng Việt...................................................................................................................57

2.2.2. Thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt xét về số lượng các yếu tố......62

2.3. Đặc điểm của thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt xét theo phương

thức cấu tạo ...............................................................................................................63

2.3.1. Khái quát về tư liệu và hướng tìm hiểu về phương thức cấu tạo của thuật

ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt.....................................................................63

2.3.2. Cấu tạo của thuật ngữ thị trường chứng khoán...............................................65

2.4. Tiểu kết...............................................................................................................79

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ CÁCH ĐỊNH DANH CỦA

THUẬT NGỮ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TIẾNG VIỆT...........................82

3.1. Đặc điểm thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt xét về mặt ngữ nghĩa ......82

3.1.1. Thuật ngữ chỉ cơ cấu, tổ chức trong thị trường chứng khoán.........................82

3.1.2. Thuật ngữ chỉ nguyên tắc hoạt động, quản lí, điều hành, giám sát trong

thị trường chứng khoán .............................................................................................84

3.1.3. Thuật ngữ chỉ chủ thể tham gia trong thị trường chứng khoán.......................86

3.1.4. Thuật ngữ chỉ các sản phẩm trong thị trường chứng khoán............................87

3.1.5. Thuật ngữ chỉ đặc điểm hoạt động trong thị trường chứng khoán..................89

3.1.6. Thuật ngữ chỉ tính chất, trạng thái trong thị trường chứng khoán..................90

3.1.7. Thuật ngữ chỉ hoạt động phát hành trong thị trường chứng khoán ................91

3.1.8. Thuật ngữ chỉ các yếu tố ảnh hưởng lưu hành trong thị trường chứng khoán ......91

3.1.9. Thuật ngữ chỉ biểu đồ, đồ thị trong thị trường chứng khoán thế giới.................93

3.1.10. Thuật ngữ chỉ các tiêu chuẩn đánh giá trong thị trường chứng khoán................93

3.2. Đặc điểm thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt xét về mặt định danh ........93

3.2.1. Đặc điểm định danh của thuật ngữ thị trường chứng khoán Việt - đơn vị

định danh đơn giản....................................................................................................93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt -

đơn vị định danh phức hợp........................................................................................94

3.3. Tiểu kết.............................................................................................................107

Chương 4: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

THUẬT NGỮ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TIẾNG VIỆT...........................108

4.1. Chuẩn hóa thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt.................................108

4.1.1. Chuẩn hóa thuật ngữ thị trường chứng khoán trong yêu cầu của thuật ngữ

tiếng Việt.................................................................................................................109

4.1.2. Quá trình chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt.....................................................110

4.1.3. Những cách xử lí đã gặp trên con đường hình thành và phát triển thuật

ngữ nói chung và thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt.............................113

4.1.4. Định hướng chuẩn hóa thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt ....121

4.2. Một số đề xuất trong việc chuẩn hóa thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng

Việt..........................................................................................................................131

4.2.1. Thực trạng thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt .............................131

4.2.2. Những đề xuất cụ thể trong việc chuẩn hóa và xây dựng thuật ngữ thị

trường chứng khoán tiếng Việt ...............................................................................135

4.3. Tiểu kết.............................................................................................................143

KẾT LUẬN............................................................................................................145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................148

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................150

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TTCK Thị trường chứng khoán

TL Tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp đặc điểm từ loại của thuật ngữ TTCK tiếng Việt.....................52

Bảng 2.2: Tổng hợp nguồn gốc thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt.........54

Bảng 2.3:Tổng hợp thuật ngữ TTCK tiếng Việt theo phương thức cấu tạo .............74

Bảng 3.1: Tổng hợp các mô hình định danh TNTTCK tiếng Việt .........................105

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Kể từ khi Việt Nam bắt đầu quá trình đổi mới (1986), và đặc biệt là từ khi

gia nhập các tổ chức quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn

đàn Kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APEC), hoặc mới đây nhất là Tổ

chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã hội nhập vào thế giới sâu rộng trong

mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, v.v… Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu

cầu về tích vốn và đầu tư vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú.

Từ đó xuất hiện và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) - một thị trường mà ở

nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán; có vai trò điều tiết

các lĩnh vực liên quan đến giao dịch tiền, nguồn vốn và các công cụ tài chính tiền tệ,

là định chế nhằm mục tiêu thực hiện các chính sách vĩ mô và vi mô của Chính phủ.

TTCK ngày càng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, nhận được

sự chú ý của những nhà kinh tế học và các thành phần xã hội tham gia vào thị trường

này.

1.2. Hiện nay, những cơ hội phát triển cũng như thách thức của hoạt động

thuộc lĩnh vực TTCK trong xu thế hội nhập, trong cơ chế thị trường, đòi hỏi khoa học

về TTCK cũng phải phát triển và sớm theo kịp hoạt động thực tiễn của TTCK, đáp

ứng được sự phát triển mạnh mẽ của thực tiễn hoạt động thị trường tài chính của nền

kinh tế thị trường của nước ta, cũng như sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội. Giống như

trong các ngành khoa học - kinh tế khác, ngôn ngữ trong giao dịch của TTCK cũng

có vẻ riêng biệt, mang tính chất của “thị trường” và “chứng khoán”. Các thuật ngữ

thuộc lĩnh vực TTCK được ra đời và phát triển nhanh chóng nhằm đảm bảo giao dịch

trong lĩnh vực này.

Trong những năm gần đây, việc đi vào tìm hiểu đặc điểm thuật ngữ của một

ngành khoa học cụ thể dựa trên những thành tựu lí luận chung về thuật ngữ đã rất

được quan tâm, vì thường mang tính ứng dụng thiết thực, đáp ứng được nhu cầu thực

tế của xã hội. Tuy vậy, nhìn về tình hình nghiên cứu từ trước đến nay, có thể thấy cả

về mặt lí luận và thực tiễn thuật ngữ TTCK ở Việt Nam chưa thực sự được chú tâm

nghiên cứu. Các công trình về thuật ngữ ở Việt Nam nhìn chung ít đề cập đến lĩnh

vực này, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu vào

bản chất hệ thuật ngữ TTCK trên phương diện ngôn ngữ học.

1.3. Trong bối cảnh ngành TTCK nước ta còn rất non trẻ như hiện nay, có

một số thuật ngữ TTCK tiếng Việt chưa biểu đạt được chính xác khái niệm, nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thuật ngữ đồng nghĩa cùng được sử dụng mà chưa được chuẩn hóa, thậm chí có

nhiều trường hợp các khái niệm được diễn đạt bằng những cụm từ còn mang sắc

thái miêu tả, chứ chưa có tính chất định danh như thuật ngữ. Có không ít thuật ngữ

TTCK có trong tiếng Anh đến nay chưa có dạng thức tương đương trong tiếng

Việt, rất cần vay mượn hoặc “đối dịch” để bổ sung cho vốn thuật ngữ TTCK tiếng

Việt.

Vì những lí do trên, đề tài "Thuật ngữ về thị trường chứng khoán trong tiếng

Việt" đã được chọn làm hướng nghiên cứu cho luận án này.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thuật ngữ TTCK tiếng Việt,

tức là các thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực TTCK chính thức. Những thuật

ngữ này đã được ghi nhận trong các công trình tra cứu được kể đến trong mục Tư

liệu nghiên cứu ở sau.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Các đặc điểm của hệ thuật ngữ TTCK tiếng Việt như phương thức cấu tạo,

cách thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa, vấn đề chuẩn hóa..., sẽ được chú ý khảo

sát nghiên cứu trong luận án.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở chỉ ra những đặc điểm cơ bản và riêng biệt của hệ thuật ngữ TTCK

tiếng Việt về phương diện cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm định danh, nhằm

đề xuất một số định hướng, cách thức xây dựng và phát triển thuật ngữ TTCK tiếng

Việt hiện nay, đề xuất hướng chuẩn hóa thuật ngữ TTCK tiếng Việt đã có.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

a. Hệ thống hóa những vấn đề đặt ra đối với thuật ngữ, từ đó xác lập cơ sở lí

luận cho nghiên cứu trong luận án;

b. Khảo sát, thống kê phân loại các thuật ngữ TTCK tiếng Việt; tìm hiểu đặc

điểm cấu tạo thuật ngữ TTCK tiếng Việt gồm: nhận diện thuật ngữ, tìm hiểu những

con đường tạo thuật ngữ và các kiểu cấu tạo, xác định các loại mô hình kết hợp các

thành tố để tạo thành thuật ngữ TTCK trong tiếng Việt;

c. Tìm hiểu đặc điểm các nhóm ngữ nghĩa và cách thức định danh của thuật

ngữ TTCK tiếng Việt;

d. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất phương hướng, biện pháp

cụ thể để xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ TTCK tiếng Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Tư liệu nghiên cứu

Luận án tiến hành khảo sát các thuật ngữ đã được tập hợp trong:

- Từ điển thuật ngữ thị trường chứng khoán Anh -Anh - Việt (Lê Công

Thượng tổng hợp và biên dịch, Nxb. Trẻ, 2004).

- Thuật ngữ chứng khoán (Nguyễn Phi Long, Nxb. Đà Nẵng, 2007).

- Từ điển chứng khoán Anh - Việt (Nguyễn Trọng Đàn, Nxb. Thống kê, 2007).

- Từ điển thị trường chứng khoán Anh - Việt (Đặng Quang Gia, Nxb. Thống

kê, 2009).

-Từ điển thuật ngữ thị trường chứng khoán Anh - Việt (Nguyễn Văn Đáng

tổng hợp và biên dịch, Nxb.Thống kê, 2010).

-Từ điển thuật ngữ thị trường chứng khoán Anh -Anh - Việt (do tác giả Null

tổng hợp và biên dịch, Nxb.Trẻ, 2012).

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả dùng để chỉ ra (tả) các phương thức tạo thành thuật ngữ,

các kiểu cấu tạo thuật ngữ, các nhóm thuật ngữ xét về ngữ nghĩa, các mô hình định

danh được sử dụng trong lĩnh vực TTCK..., của hệ thuật ngữ TTCK tiếng Việt.

4.2.2. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp

Phương pháp này được áp dụng để phân tích các mô hình cấu tạo thuật ngữ

theo thành tố trực tiếp trên cơ sở đã xác định rõ các yếu tố cấu tạo thuật ngữ. Từ đó,

tìm ra được các nguyên tắc tạo thành thuật ngữ TTCK tiếng Việt, các mô hình cấu

tạo của chúng và các quy tắc cụ thể tạo nên hệ thuật ngữ này.

4.2.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa

Phương pháp này được áp dụng để phân tích ngữ nghĩa của các thuật ngữ

TTCK tiếng Việt, từ đó xác lập các mô hình định danh thuật ngữ, các nét đặc trưng

làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ và các kiểu quan hệ ngữ nghĩa là cơ sở tạo nên

thuật ngữ TTCK tiếng Việt.

4.2.4. Thủ pháp thống kê phân loại

Thủ pháp này được sử dụng để thu thập thuật ngữ TTCK tiếng Việt từ các từ

điển, phân loại thuật ngữ theo đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, xác định số

lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ của các phương thức tạo thành thuật ngữ, các mô hình

định danh thuật ngữ. Các kết quả thống kê sẽ được tổng hợp lại dưới hình thức của

bảng biểu giúp hình dung rõ hơn các nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo của thuật ngữ

TTCK trong tiếng Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

5.1. Ý nghĩa lí luận

Luận án góp tư liệu và chứng tỏ khả năng phần áp dụng cơ sở lí luận về thuật

ngữ học và chuẩn hóa thuật ngữ, cũng như từ vựng ngữ nghĩa nói chung, vào cơ sở

nghiên cứu hệ thuật ngữ của một ngành và ngôn ngữ cụ thể: TTCK tiếng Việt. Từ đó

kết quả luận án có thể góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng hệ

thống thuật ngữ ở Việt Nam trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa. Ngoài ra, luận án

còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu thuật ngữ học.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể:

- Giúp xác định được các biện pháp, phương hướng cấu tạo các thuật ngữ

TTCK tiếng Việt. Đóng góp thiết thực cho việc chỉnh lí hệ thống thuật ngữ TTCK đã

có trong tiếng Việt.

- Là cơ sở để biên soạn từ điển thuật ngữ TTCK tiếng Việt, phục vụ cho sự

phát triển thị trường tài chính của nền kinh tế thị trường của nước ta.

- Phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và biên soạn giáo trình ngành thị trường

chứng khoán.

6. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương được

bố cục như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thị trường chứng khoán tiếng Việt

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và cách định danh của thuật ngữ thị trường

chứng khoán tiếng Việt.

Chương 4: Một số đề xuất định hướng xây dựng và phát triển thuật ngữ thị

trường chứng khoán tiếng Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ

1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài

Trên thế giới, việc nghiên cứu thuật ngữ theo truyền thống chủ yếu được chú

ý theo các khía cạnh: cấu tạo thuật ngữ, chuẩn hóa thuật ngữ và có vài công trình lí

luận về thuật ngữ trong các ngành nhất định, về đặc điểm từ vựng và ngữ pháp của

thuật ngữ v.v..

Ở thế kỉ 18, các nghiên cứu về thuật ngữ bắt đầu manh nha với điểm chung

cùng có nội dung tạo lập, xây dựng và sơ khai xác định các nguyên tắc cho một số hệ

thuật ngữ đặc biệt. Một số tác giả gắn liền với những nghiên cứu được cho là người

tiên phong trong công tác nghiên cứu thuật ngữ như Carl von Linné (1736);

(Beckmann, 1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F.de Fourcoy

(1789) và William Wehwell (1840). Mặc dù vậy, ý tưởng về một khoa học thuật ngữ

phải đến đầu thế kỉ 20 mới hình thành. Ở thế kỉ này, việc nghiên cứu thuật ngữ mới

có được định hướng khoa học và được công nhận là một hoạt động quan trọng về mặt

xã hội. Từ những năm 1930, việc nghiên cứu thuật ngữ thực sự diễn ra một cách đồng

thời với những công trình nghiên cứu thuật ngữ của các học giả Liên Xô cũ, Cộng

hòa Séc và Áo.

Việc nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới đã sớm bắt đầu ngay từ thế kỉ 18. Các

nghiên cứu thời kì đầu này nhìn chung đều tập trung vào việc tạo lập, xây dựng và

bước đầu xác định các nguyên tắc cho một số hệ thuật ngữ cụ thể.

Tuy nhiên, ý tưởng về một khoa học thuật ngữ phải đến đầu thế kỷ 20 mới hình

thành. Chỉ đến thế kỉ 20, việc nghiên cứu thuật ngữ mới có được định hướng khoa học

và được công nhận là một hoạt động quan trọng về mặt xã hội. Việc nghiên cứu thuật

ngữ ở thế kỉ 20 thực sự diễn ra từ những năm 1930 một cách đồng thời nhưng độc lập

bởi các học giả người Áo, Liên Xô cũ và Cộng hòa Séc. Những nghiên cứu này được coi

là nền tảng cho sự khởi đầu của ngành khoa học thuật ngữ trên thế giới.

Nhìn chung quá trình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới theo ba xu hướng:

thuật ngữ và sự phù hợp với hệ thống ngôn ngữ, thuật ngữ trong dịch thuật và thuật

ngữ trong kế hoạch hóa ngôn ngữ. Dưới đây, xin tập trung tìm hiểu hướng nghiên

cứu thuật ngữ trong sự điều chỉnh phù hợp với hệ thống ngôn ngữ bởi vì điều đó liên

quan trực tiếp đến đề tài luận án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Khi nói tới hướng nghiên cứu thuật ngữ theo sự điều chỉnh phù hợp với hệ

thống ngôn ngữ, không thế không nhắc tới bốn trường phái và cũng là bốn cái nôi

nghiên cứu thuật ngữ: Áo, Liên Xô và Cộng hòa Séc, Cộng hòa Liên bang Đức.

1/ Trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo

Trường phái này gắn liền với tên tuổi của E.Wuster (1898-1977), người không

chỉ được coi là đã tạo nên diện mạo của công tác nghiên cứu và phát triển thuật ngữ

hiện đại ở thế kỉ 20, mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu thuật ngữ của

nhiều học giả sau này. Trong tác phẩm Lí luận chung về thuật ngữ của Wuster (1931),

các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ theo những nguyên tắc nhất định đã được

trình bày rất rõ ràng. Trong tác phẩm của mình (1931), ông đã đề cập đến những khía

cạnh ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu thuật ngữ liên quan đến hệ thống tên gọi

của lĩnh vực kĩ thuật. Đáng chú ý là các tranh luận của ông về việc hệ thống hóa các

phương pháp nghiên cứu thuật ngữ, đưa ra một số nguyên tắc khi sử dụng thuật ngữ

và chỉ ra những điểm chính của phương pháp xử lí ngữ liệu thuật ngữ. Công trình của

ông đã được Leo Weisgeber (1975) đánh giá như là một cột mốc của ngôn ngữ học

ứng dụng.

Đặc điểm quan trọng nhất của trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo là tập

trung vào các khái niệm và hướng việc nghiên cứu thuật ngữ vào chuẩn hóa các thuật

ngữ và các khái niệm. Tầm quan trọng của trường phái này là đã phát triển một kho

tàng lí luận gồm các nguyên tắc và các phương pháp tạo nền tảng cơ bản cho nghiên

cứu lí luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu của trường phái này xuất phát từ nhu cầu

của các nhà kĩ thuật và các nhà khoa học là chuẩn hóa thuật ngữ trong lĩnh vực của

họ để đảm bảo sự giao tiếp hiệu quả và có thể truyền tải kiến thức trong lĩnh vực

chuyên môn. Những nguyên tắc về nghiên cứu thuật ngữ trong trường phái nghiên

cứu thuật ngữ Áo được phản ánh trong các tài liệu về chuẩn hóa từ vựng của thuật

ngữ. Đa số các nước vùng Trung Âu và Bắc Âu (Áo, Đức, Na Uy, Thụy Sĩ, Đan

Mạch) đều nghiên cứu thuật ngữ theo hướng này.

2/ Trường phái thuật ngữ học của Cộng hòa Séc

Đại diện tiêu biểu của trường phái này là L.Drodz - một trong những người

khởi xướng và phát triển từ cách tiếp cận ngôn ngữ về mặt chức năng của trường phái

ngôn ngữ học Praha.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học trường phái này quan tâm đặc biệt đến

việc miêu tả cấu trúc và chức năng của các ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó thuật

ngữ đóng vai trò quan trọng. Họ xem thuật ngữ như là những đơn vị tạo nên văn

phong nghề nghiệp mang tính chức năng. Nó ra đời do kết quả của bản chất đa ngôn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!