Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thuận lợi và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tếĐề 5.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
88.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1882

Thuận lợi và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tếĐề 5.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đề 5: Thuận lợi và thách thức khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

Bài làm

A. Một số vấn đề lý luận chung.

I. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là

việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã

diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ

cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng

lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng

lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi.

Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính

thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ

thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói

rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt,

gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua

các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác,

gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hội nhập kinh tế có nhiều cấp độ như: khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi,

khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh

kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện.

Hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu

vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mô toàn thế

giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang hướng tới.

II. Nội dung của hội nhập.

Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện

thuận lợi hàng hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư:

- Về thương mại hàng hóa: Các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như

QUOTA, giấy phép xuất khẩu…, biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và

giảm dần theo lịch trình thỏa thuận…

- Về thương mại dịch vụ, các nước mở cửa thị trường cho nhau với các bốn

phương thức: cung cấp qua biến giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông

qua liên doanh.

1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!