Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả giáo dục sức khỏe
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO BOÄ Y TEÁ
ÑAÏI HOÏC Y DÖÔÏC THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
PHUØNG ÑÖÙC NHAÄT
THÖØA CAÂN BEÙO PHÌ ÔÛ TREÛ MAÃU GIAÙO
QUAÄN 5 THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
VAØ HIEÄU QUAÛ GIAÙO DUÏC SÖÙC KHOÛE
LUAÄN AÙN TIEÁN SÓ Y HOÏC
TP. HOÀ CHÍ MINH – NAÊM 2014
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO BOÄ Y TEÁ
ÑAÏI HOÏC Y DÖÔÏC THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
PHUØNG ÑÖÙC NHAÄT
THÖØA CAÂN BEÙO PHÌ ÔÛ TREÛ MAÃU GIAÙO
QUAÄN 5 THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
VAØ HIEÄU QUAÛ GIAÙO DUÏC SÖÙC KHOÛE
Chuyeân ngaønh: Dòch teã hoïc
Maõ soá: 62.72.70.01
LUAÄN AÙN TIEÁN SÓ Y HOÏC
Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc:
1. PGS.TS. Tröông Phi Huøng
2. GS. TS. Leâ Hoaøng Ninh
TP. HOÀ CHÍ MINH – NAÊM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả nghiên cứu
Phùng Đức Nhật
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 6
1.1. Sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo..................................................... 6
1.2. Dịch tễ học thừa cân béo phì ở trẻ em............................................................. 6
1.3. Tình hình thừa cân béo phì trên thế giới....................................................... 14
1.4. Tình hình thừa cân béo phì tạiViệt Nam....................................................... 17
1.5. Cơ chế sinh lý thừa cân béo phì .................................................................... 19
1.6. Các yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì ............................................................ 21
1.7. Tác hại của thừa cân béo phì......................................................................... 29
1.8. Can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ em........................................ 30
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 43
2.3. Các bước tiến hành ....................................................................................... 53
2.4. Vấn đề y đức ................................................................................................ 54
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ................................................................................... 55
3.1. Đặc tính dân số học của mẫu nghiên cứu...................................................... 55
3.2. Liên quan các yếu tố nguy cơ với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ ......... 62
3.3. Đánh giá hiệu quả biện pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ giảm nguy cơ
thừa cân béo phì ở trẻ .................................................................................. 83
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN................................................................................ 97
4.1. Xác định tỉ lệ thừa cân béo phì...................................................................... 97
4.2. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tình trạng thừa cân
béo phì của trẻ ............................................................................................. 98
4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe..................... 106
KẾT LUẬN....................................................................................................... 117
KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 120
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Phân loại thừa cân béo phì theo WHO 8
Bảng 1.2 So sánh mốc phân loại thừa cân béo phì của thế giới và
châu Á
9
Bảng 1.3 Vị trí và cách đo bề dầy lớp mỡ dưới da 14
Bảng 1.4 Tỉ lệ thừa cân béo phì toàn cầu ở trẻ em lứa tuổi học đường 15
Bảng 1.5 Tình hình thừa cân béo phì khu vực ASEAN năm 2005 và
dự báo đến năm 2015
16
Bảng 1.6 Các đặc tính của đại dưỡng chất 21
Bảng 1.7 Ảnh hưởng lối sống hiện đại lên hoạt động thể chất 24
Bảng 1.8 Các nghiên cứu về chi phí cho thừa cân béo phì 30
Bảng 3.1 Tần số và tỉ lệ trẻ phân bố theo giới, tuổi, dân tộc 55
Bảng 3.2 Tần số và tỉ lệ phụ huynh phân bố theo nhóm tuổi, dân tộc,
nghề nghiệp, trình độ học vấn
56
Bảng 3.3 Chỉ số nhân trắc trẻ phân bố theo tuổi và giới 57
Bảng 3.4 Tỉ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì của trẻ theo BMI
theo tuổi và giới, theo cân nặng/chiều cao, và phân bố theo
giới, tuổi
58
Bảng 3.5 Mức độ hoạt động tĩnh tại và vận động trung bình của trẻ
(giờ/ngày)
59
Bảng 3.6 Phân bố đặc điểm tuổi, giới, dân tộc của trẻ 60
Bảng 3.7 Phân bố dân tộc và trình độ học vấn của cha mẹ trẻ 61
Bảng 3.8 Liên quan giới, tuổi, dân tộc với tình trạng thừa cân béo phì
của trẻ (CN/CC)
62
Bảng 3.9 Phân bố tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ theo các đặc tính dân
tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ
63
Bảng 3.10 Liên quan thói quen, sở thích ăn uống với tình trạng thừa
cân béo phì của trẻ
64
Bảng 3.11 Liên quan thói quen ăn uống hàng ngày với tình trạng thừa
cân béo phì của trẻ
66
Bảng 3.12 Liên quan thời gian vận động với tình trạng thừa cân béo
phì của trẻ
67
Bảng 3.13 Liên quan thời gian ngủ với tình trạng thừa cân béo phì của
trẻ (giờ/đêm)
68
Bảng 3.14 Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về dinh dưỡng 68
Bảng 3.15 Liên quan kiến thức phòng chống thừa cân béo phì của mẹ
với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ
71
Bảng 3.16 Liên quan kiến thức dinh dưỡng, kiến thức phòng chống
thừa cân béo phì của mẹ với tình trạng thừa cân béo phì của
trẻ
72
Bảng 3.17 Liên quan dân tộc cha, dân tộc mẹ, trình độ học vấn cha,
trình độ học vấn mẹ với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ
73
Bảng 3.18 Liên quan tăng cân mẹ lúc mang thai, cân nặng lúc sanh của
trẻ, suy dinh dưỡng bào thai trẻ, loại sữa bú năm đầu với
tình trạng thừa cân béo phì của trẻ
74
Bảng 3.19 Liên quan kinh tế gia đình với tình trạng thừa cân béo phì
của trẻ
75
Bảng 3.20 Liên quan thói quen ăn uống với tình trạng thừa cân béo phì
của trẻ
75
Bảng 3.21 Liên quan sở thích ăn uống với tình trạng thừa cân béo phì
của trẻ
76
Bảng 3.22 Liên quan tần suất sử dụng thức ăn với tình trạng thừa cân
béo phì của trẻ
77
Bảng 3.23 Liên quan vận động với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ 78
Bảng 3.24 Liên quan kiến thức dinh dưỡng của mẹ với tình trạng thừa
cân béo phì của trẻ
80
Bảng 3.25 Liên quan kiến thức phòng chống thừa cân béo phì của mẹ
với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ
81
Bảng 3.26 Liên quan thái độ của mẹ về hình dạng bề ngoài của trẻ với
tình trạng thừa cân béo phì của trẻ
81
Bảng 3.27 Kết hợp tình trạng thừa cân béo phì và các đặc trưng của trẻ
và phụ huynh qua phân tích đơn biến và đa biến
82
Bảng 3.28 Các đặc điểm lúc khởi đầu của trẻ tham gia nghiên cứu và
còn lại vào cuối giai đoạn nghiên cứu can thiệp
84
Bảng 3.29 Các đặc điểm lúc khởi đầu của các nhóm đối tượng là cha
bị loại ra và còn lại vào cuối giai đoạn nghiên cứu can thiệp
85
Bảng 3.30 Các đặc điểm lúc khởi đầu của các nhóm đối tượng là mẹ bị
loại ra và còn lại vào cuối giai đoạn nghiên cứu can thiệp
86
Bảng 3.31 So sánh tỉ lệ có kiến thức dinh dưỡng đúng sau can thiệp
của các bà mẹ giữa trường can thiệp và trường đối chứng
87
Bảng 3.32 So sánh tỉ lệ có kiến thức phòng chống thừa cân béo phì
đúng, thái độ đúng đối với thừa cân béo phì sau can thiệp
của các bà mẹ giữa trường can thiệp và trường đối chứng
88
Bảng 3.33 So sánh tỉ lệ về một số thói quen ăn uống của trẻ sau can
thiệp giữa trường can thiệp và trường đối chứng
89
Bảng 3.34 So sánh thời gian hoạt động tĩnh tại trung bình và thời gian
hoạt động thể chất trung bình của trẻ sau can thiệp giữa
trường can thiệp và trường đối chứng
90
Bảng 3.35 So sánh tỉ lệ tiếp xúc một số yếu tố môi trường sống của trẻ
sau can thiệp giữa trường can thiệp và trường đối chứng
91
Bảng 3.36 So sánh thời gian hoạt động tĩnh tại trung bình ở trường đối
chứng qua điều tra trước can thiệp và sau can thiệp
92
Bảng 3.37 So sánh thời gian hoạt động vận động trung bình ở trường
đối chứng qua điều tra trước can thiệp và sau can thiệp
93
Bảng 3.38 So sánh thời gian hoạt động tĩnh tại trung bình ở trường can
thiệp qua điều tra trước và sau can thiệp
94
Bảng 3.39 So sánh thời gian hoạt động vận động trung bình ở trường
can thiệp qua điều tra trước và sau can thiệp
94
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Cách đo chiều dài nằm của trẻ 10
Hình 1.2 Cách đo chiều cao đứng của trẻ 11
Hình 1.3 Các loại cân để cân trẻ: cân treo dùng cho trẻ nhỏ, cân
đứng cho trẻ lớn, người lớn
12
Hình 1.4 Minh họa cách đo bề dày lớp mỡ dưới da bằng compa 13
Hình 3.1 So sánh tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ ở các nhóm theo
tốc độ ăn
65
Hình 3.2 Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về phòng ngừa thừa cân béo
phì
69
Hình 3.3 Tỉ lệ bà mẹ có thái độ đúng về hình dáng bề ngoài của trẻ 70
Hình 3.4 So sánh thời gian hoạt động của trẻ thừa cân béo phì và trẻ
không thừa cân béo phì
78
Hình 3.5 So sánh thời gian hoạt động tĩnh tại, hoạt động vận động
qua hai đợt điều tra trước can thiệp và sau can thiệp của trẻ
tại trường đối chứng
93
Hình 3.6 So sánh thời gian hoạt động tĩnh tại, hoạt động vận động
qua hai đợt điều tra trước và sau can thiệp của trẻ tại trường
can thiệp
95
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cân bằng năng lượng 19
Sơ đồ 1.2 Ảnh hưởng của thừa năng lượng đến việc tích lũy cân
nặng
20
Sơ đồ 1.3 Mô hình chia sẻ trách nhiệm 33
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á
BMI (body mass index) : chỉ số khối cơ thể
CBVC Cán bộ viên chức
CC/T Chiều cao theo tuổi
CN/CC Cân nặng theo chiều cao
CN/T Cân nặng theo tuổi
CT Can thiệp
HDL (high density lipo-protein) : lipo-protein trọng lượng phân
tử cao
IDI (International Diabetic Institute) : Viện nghiên cứu Đái
tháo đường quốc tế
KCT không can thiệp
KTC 95% khoảng tin cậy 95%
LDL (low density lipo-protein) : lipo-protein trọng lượng phân
tử thấp
NCHS (National Center for Health Statistics) : Trung tâm Quốc
gia về Thống kê y tế (Mỹ)
OR (odds ratio) : tỉ số số chênh, tỉ số chênh
PAL (physical activity level) : mức vận động cơ thể
SD (standard deviation) : độ lệch chuẩn
TCBP thừa cân béo phì
TP. Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
USD (United States dollar) : đô-la Mỹ
Ẍ ± SD Trung bình ± độ lệch chuẩn
WHO (World Health Organisation) : Tổ chức Y tế Thế giới
WPRO-WHO (Western Pacific Regional Office – WHO) : Văn phòng
khu vực Châu Á Thái Bình Dương Tổ chức Y tế Thế giới
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2008, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người thừa cân
béo phì đã tăng gấp đôi so với năm 1980, trên thế giới có khoảng 1,4 tỉ người lớn từ
20 tuổi trở lên bị thừa cân béo phì; trong đó có 500 triệu là béo phì (200 triệu ở nam
giới và 300 triệu ở nữ giới). Năm 2005 có 20 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân béo
phì (tăng lên 40 triệu theo số liệu năm 2011) [139]. Dự đoán đến năm 2015 có
khoảng 2,3 tỉ người lớn bị thừa cân béo phì; trong đó hơn 700 triệu là béo phì [145].
Sự gia tăng số người thừa cân béo phì từ 200 triệu năm 1995 lên 300 triệu năm
2000, 400 triệu năm 2005 và 500 triệu năm 2008 cho thấy đây là một gánh nặng y tế
trong tương lai. Ước tính thừa cân béo phì và các hậu quả của nó làm tiêu tốn
khoảng 2% đến 7% tổng chi tiêu y tế [24]. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chi phí điều
trị cho thừa cân béo phì và bệnh liên quan ở trẻ em 6 – 17 tuổi gia tăng ba lần, từ 35
triệu đô la Mỹ, chiếm 0,43% tổng chi phí điều trị bệnh viện giai đoạn 1979-1981,
lên 127 triệu đô la Mỹ, chiếm 1,70% tổng chi phí điều trị bệnh viện giai đoạn 1997-
1999 [129]. Thừa cân béo phì là đại dịch không chỉ giới hạn ở các nước công
nghiệp, mà đến 115 triệu người thừa cân béo phì là ở các nước đang phát triển, tốc
độ gia tăng cao tại các thành thị [24],[135],[137].
Tốc độ gia tăng thừa cân béo phì là đáng báo động. Tình hình gia tăng thừa
cân béo phì xảy ra nhanh chóng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước
đang phát triển [134],[135],[138]. Năm 1997, Ban chuyên gia tư vấn Tổ chức Y tế
Thế giới nhận định tình hình thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ là một vấn đề sức khỏe phát
sinh mới cần được quan tâm [133]. Năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới xem thừa cân
béo phì là một dịch bệnh và kêu gọi các nước có hành động nhanh chóng đối phó
nạn dịch này [134].
Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy khoảng 1/3 trẻ nhỏ thừa cân béo phì sẽ tiếp
tục thừa cân béo phì đến khi trưởng thành [91]. Thừa cân béo phì cũng là một trong
các nguyên nhân góp phần gia tăng các bệnh mạn tính ở người trưởng thành như
tăng huyết áp, đái tháo đường. Thừa cân béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp đều
là gánh nặng cho ngành y tế và cho xã hội. [74]. Ở trẻ nhỏ, thừa cân béo phì có thể
2
khiến trẻ mặc cảm, bị bạn bè trêu chọc, thiếu tự tin, ảnh hưởng đến thành tích học
tập [83]. Nghiên cứu những ảnh hưởng bất lợi của thừa cân béo phì ở học sinh 6-15
tuổi tại Bình Định cho thấy ở trẻ thừa cân béo phì 84% bị rối loạn lipid máu, 22%
gia tăng huyết áp tâm thu và 16% bị tổn thương tâm lý [47].
Tại các nước đang phát triển, cùng với tăng trưởng kinh tế là hiện tượng
chuyển tiếp về dinh dưỡng với sự thay đổi chế độ ăn và gia tăng năng lượng trong
khẩu phần. Chuyển tiếp dinh dưỡng gắn với chuyển tiếp về kinh tế và nhân khẩu
học tạo nên gánh nặng kép về bệnh liên quan dinh dưỡng: gánh nặng suy dinh
dưỡng vẫn còn cao lại tăng thêm gánh nặng thừa cân béo phì [28]. Gánh nặng kép
nói trên cũng xảy ra ở trẻ em Việt Nam: trong khi suy dinh dưỡng chưa được giải
quyết hoàn toàn lại xuất hiện thêm tỉ lệ thừa cân béo phì gia tăng nhanh, nhất là tại
các đô thị lớn [31].
Tại Việt Nam, các cuộc điều tra nhân khẩu học trước năm 1995 cho thấy tỉ lệ
thừa cân béo phì không đáng kể [14]. Năm 2000 điều tra tại các thành phố lớn cho
thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở lứa tuổi học sinh tiểu học Hà Nội là 10% [14], thành
phố Hồ Chí Minh là 12% [26]. Năm 2011, báo cáo tình hình dinh dưỡng quốc gia ở
trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc cho tỉ lệ thừa cân béo phì là 4,8% và tăng gấp 6 lần so
với số liệu năm 2000 [62].
Khảo sát tại các thành phố lớn Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đều
cho thấy có hiện tượng gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu
giáo và học sinh tiểu học. Tại thành phố Hồ Chí Minh, điều tra của Nguyễn Thị
Kim Hưng qua các năm cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì 4-5 tuổi vào các năm 1995,
2000 tương ứng là 2,5% và 3,1% [26]. Điều tra của Huỳnh Thị Thu Diệu năm 2006
ở lứa tuổi tiền học đường xác định tỉ lệ thừa cân béo phì là 20,5%; trong đó béo phì
là 16,3% [76]. Tại Hà Nội, theo dõi tình trạng thừa cân béo phì của học sinh Hà Nội
từ 1995 - 2000 cho thấy tình trạng thừa cân béo phì có xu hướng tăng ở tất cả lứa
tuổi từ 2,6% năm 1995 lên 5,6% năm 2000 [14]. Tại Nha Trang, theo dõi diễn biến
thừa cân béo phì ở trẻ em tiểu học thành phố Nha Trang cho thấy tỉ lệ thừa cân béo
phì tăng nhanh từ 2,7% năm 1997 lên 5,9% năm 2001 [1]. Tại Đà Nẵng, trong năm