Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thủ tục tố tụng hình sự đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi: nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI DƯỚI 18 TUỔI:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI DƯỚI 18 TUỔI:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Huỳnh Tấn Duy
Học viên: Nguyễn Phương Thảo
Lớp: Cao học luật, Khóa 23
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lê Huỳnh Tấn Duy. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
được là trung thực, được trích dẫn và chú thích đầy đủ, theo đúng quy định của
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những vi phạm nếu có.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phương Thảo
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên văn
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
BLHS Bộ luật hình sự
CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng
CQĐT Cơ quan điều tra
CTN Chưa thành niên
HĐXX Hội đồng xét xử
LHQ Liên hợp quốc
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TAND Tòa án nhân dân
TTHS Tố tụng hình sự
TTLT Thông tư liên tịch
TT Thông tư
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
VKS Viện kiểm sát
VAHS Vụ án hình sự
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG I: KHUNG PHÁP LÝ CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ TƯ PHÁP
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ BUỘC TỘI..................6
1.1. Khái quát về tư pháp hình sự người chưa thành niên của Liên hợp quốc ...6
1.1.1. Khái niệm tư pháp hình sự người chưa thành niên.......................................6
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển tư pháp hình sự người chưa thành niên của
Liên hợp quốc..........................................................................................................7
1.1.3. Mục đích của Liên hợp quốc khi xây dựng mô hình tư pháp hình sự người
chưa thành niên .....................................................................................................11
1.1.4. Các văn bản pháp lý về tư pháp hình sự người chưa thành niên của Liên
hợp quốc................................................................................................................12
1.2. Quy định của Liên hợp quốc về nguyên tắc tiến hành tố tụng và một số
quyền tố tụng đặc trưng của người chưa thành niên bị buộc tội........................15
1.2.1. Nguyên tắc tiến hành tố tụng......................................................................16
1.2.2. Một số quyền tố tụng đặc trưng..................................................................20
1.3. Những yếu tố cần thiết khác cho việc áp dụng có hiệu quả thủ tục tố tụng
đối với người chưa thành niên bị buộc tội ............................................................28
1.3.1. Cơ quan, người tiến hành tố tụng chuyên trách..........................................28
1.3.2. Những dịch vụ hỗ trợ..................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................32
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THÁI LAN VỀ THỦ TỤC ĐIỀU TRA, XÉT XỬ
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ BUỘC TỘI..................................33
2.1. Mô hình tư pháp hình sự người chưa thành niên của Thái Lan .................33
2.1.1. Khái niệm người chưa thành niên theo pháp luật Thái Lan .......................33
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển tư pháp hình sự người chưa thành niên của
Thái Lan ................................................................................................................34
2.1.3. Khung pháp lý về tư pháp hình sự người chưa thành niên của Thái Lan...36
2.1.4. Cơ quan, người tiến hành tố tụng chuyên trách và những dịch vụ hỗ trợ
theo pháp luật Thái Lan.........................................................................................37
2.1.4.1. Cơ quan tiến hành tố tụng chuyên trách .............................................. 37
2.1.4.2. Người tiến hành tố tụng chuyên trách ................................................. 40
2.1.4.3. Những dịch vụ hỗ trợ........................................................................... 41
2.1.5. Những thách thức đối với hệ thống tư pháp hình sự người chưa thành niên
của Thái Lan..........................................................................................................42
2.2. Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên bị buộc tội trong giai đoạn
điều tra .....................................................................................................................45
2.2.1. Những quyền tố tụng đặc thù của người chưa thành niên bị buộc tội trong
giai đoạn điều tra...................................................................................................45
2.2.2. Thủ tục điều tra...........................................................................................46
2.2.3. Họp gia đình và cộng đồng.........................................................................50
2.3. Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên bị buộc tội trong giai đoạn
xét xử........................................................................................................................51
2.3.1. Tòa gia đình và người chưa thành niên ......................................................51
2.3.2. Thẩm quyền xét xử.....................................................................................51
2.3.3. Thủ tục xét xử.............................................................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................55
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC ĐIỀU TRA, XÉT XỬ
ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI BỊ BUỘC TỘI VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN.........................................................................................................56
3.1. Giới thiệu chung về tư pháp hình sự người chưa thành niên của Việt Nam
...................................................................................................................................56
3.1.1. Khung pháp lý về tư pháp hình sự người chưa thành niên qua các giai đoạn
lịch sử ....................................................................................................................56
3.1.2. Định hướng chung về mô hình tố tụng hình sự thân thiện đối với người bị
buộc tội dưới 18 tuổi theo tinh thần cải cách tư pháp ...........................................58
3.2. Thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều
tra và giai đoạn xét xử ............................................................................................59
3.2.1. Những quy định chung ...............................................................................59
3.2.1.1. Nguyên tắc tiến hành tố tụng............................................................... 59
3.2.1.2. Người tiến hành tố tụng....................................................................... 62
3.2.1.3. Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế ........................................ 63
3.2.1.4. Biện pháp giám sát, giáo dục............................................................... 64
3.2.2. Quy định đặc thù về thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi
trong giai đoạn điều tra .........................................................................................66
3.2.2.1. Hoạt động lấy lời khai, hỏi cung, đối chất........................................... 66
3.2.2.2. Mô hình phòng điều tra thân thiện ...................................................... 67
3.2.3. Quy định đặc thù về thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi
trong giai đoạn xét xử............................................................................................68
3.2.3.1. Tòa gia đình và người chưa thành niên ............................................... 68
3.2.3.2. Trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên toà .................................................. 73
3.3. Thực tiễn giải quyết vụ án hình sự đối với người dưới 18 tuổi tại Việt Nam
...................................................................................................................................75
3.3.1. Tình hình người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật........................................75
3.3.2. Hạn chế, bất cập của hoạt động điều tra, xét xử người dưới 18 tuổi trong
thực tiễn và những nguyên nhân ...........................................................................78
3.4. Kiến nghị hoàn thiện thủ tục điều tra, xét xử đối với người dưới 18 tuổi bị
buộc tội.....................................................................................................................80
3.4.1. Kiến nghị về phương diện lập pháp............................................................80
3.4.1.1. Kiến nghị chung .................................................................................. 80
3.4.1.2. Kiến nghị về thủ tục điều tra ............................................................... 85
3.4.1.3. Kiến nghị về thủ tục xét xử ................................................................. 86
3.4.2. Các kiến nghị khác .....................................................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG III.....................................................................................93
KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người bị buộc tội dưới 18 tuổi là đối tượng luôn nhận được sự quan tâm trong
cơ chế ban hành và áp dụng pháp luật của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia
thành viên của LHQ. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng thủ tục tố
tụng mang tính chất thân thiện đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi của các quốc
gia thành viên, trong đó có việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót, đặc biệt trong
giai đoạn điều tra và xét xử. Các quốc gia luôn mong muốn xây dựng một nền tư
pháp hoàn thiện vừa đảm bảo trật tự, an toàn và công bằng xã hội nhưng vẫn tạo cơ
hội để người bị buộc tội dưới 18 tuổi được tham gia vào một quá trình tố tụng thân
thiện. Mục tiêu này không đơn giản để đạt được và cũng chính vì vậy mà tư pháp
hình sự đối với người CTN luôn là đề tài thu hút nhiều học giả nghiên cứu ở tầm vi
mô và vĩ mô. Mô hình này đã được định hình trong các công ước của LHQ về
quyền trẻ em và được các quốc gia, trong đó có Thái Lan, sửa đổi, phát triển cho
phù hợp với các đặc điểm riêng về lịch sử, văn hóa và truyền thống pháp lý của
quốc gia mình. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính
chất toàn diện và có sự so sánh quá trình nội luật hoá những hướng dẫn, quy định
của LHQ vào pháp luật một quốc gia để từ đó làm cơ sở hoàn thiện pháp luật Việt
Nam. Vì vậy, tác giả đã chọn mô hình tố tụng hình sự thân thiện của Thái Lan – một
trong những quốc gia có nền tư pháp người CTN rất phát triển ở khu vực Châu Á
Thái Bình Dương để làm hình mẫu so sánh, nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam
trong việc xây dựng một mô hình tố tụng hình sự thân thiện đối với người bị buộc
tội dưới 18 tuổi trên cơ sở khung pháp lý của LHQ và tinh thần cải cách tư pháp.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tư pháp hình sự đối với người CTN nói chung và thủ tục tố tụng hình sự đối
với người bị buộc tội dưới 18 tuổi nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn điều tra và xét
xử đã được khai thác ở khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học, chủ yếu thể
hiện dưới dạng các luận văn và sách chuyên khảo cũng như trong các bài viết ở các
tạp chí chuyên ngành. Có thể kể đến một số công trình nổi bật như:
- Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (2000), “Tăng cường năng lực
hệ thống tư pháp người CTN tại Việt Nam”, Thông tin khoa học pháp lý, số 1. Tài liệu
2
này là sự phối hợp của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Việt Nam và Tổ chức cứu
trợ trẻ em của Thụy Điển (Radda Barnen). Nội dung chính của công trình nghiên cứu
này là phân tích, đối chiếu các chuẩn mực về tư pháp người CTN trong các điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia với thực tiễn lập pháp và thi hành pháp luật của Việt
Nam trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn
thiện hệ thống tư pháp người CTN ở Việt Nam.
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện Khoa học xét xử (2010), Báo cáo tổng quan về
cơ sở lý luận và thực tiễn của sự cần thiết thành lập Tòa án chuyên trách đối với người
CTN. Đây là tài liệu có giá trị, bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến sự cần thiết phải
thành lập Tòa án chuyên trách dành riêng cho người CTN ở Việt Nam như: Các khuôn
khổ và chuẩn mực quốc tế về tư pháp người CTN; Tổng quan về hệ thống pháp luật
liên quan đến người tham gia tố tụng là người CTN cũng như thực tiễn áp dụng các
quy định này; Căn cứ để xây dựng Tòa chuyên trách về người CTN; Một số mô hình
của Tòa gia đình và người CTN trên thế giới.
- UNICEF, Tòa án nhân dân tối cao (2011), Tài liệu tọa đàm Tham vấn chính
sách về việc thành lập Tòa gia đình và người CTN ở Việt Nam. Tài liệu này bao gồm
nhiều bài viết có chất lượng được trình bày trong toạ đàm do TANDTC và Uniceft
phối hợp thực hiện liên quan đến việc thành lập Tòa gia đình và người CTN ở Việt
Nam trên cơ sở tham khảo tài liệu “Báo cáo tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn
của sự cần thiết thành lập Tòa án chuyên trách đối với người CTN năm 2010” đã
được đề cập ở trên.
- Lê Thị Mỹ Vân (2017), “Thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18
tuổi trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại
học Luật TP.HCM. Đây là luận văn mới nhất ở cấp độ thạc sĩ nghiên cứu về thủ tục
tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi theo quy định của BLTTHS 2015. Tuy
nhiên, luận văn này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu những quy định và thực tiễn
áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi ở
giai đoạn xét xử sơ thẩm, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện mà chưa có sự
mở rộng ra những giai đoạn trước đó, cũng như chưa có sự nghiên cứu so sánh với
pháp luật nước ngoài, đặc biệt là những hướng dẫn của LHQ về tư pháp hình sự
người CTN.
- Phạm Văn Hùng (2008), “Hệ thống điều tra thân thiện với người CTN”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, (20) và Lê Minh Thắng (2011), “Điều tra thân thiện đối
với người CTN”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (23). Đây là hai bài viết mang tính
3
chất khái quát liên quan đến mô hình điều tra thân thiện của LHQ và những vấn đề
cần nghiên cứu để áp dụng trong thực tiễn tố tụng của Việt Nam đối với người dưới
18 tuổi.
- Nguyễn Hữu Thế Trạch (2013), “Thủ tục tố tụng thân thiện đối với bị can,
bị cáo là người CTN”, Tạp chí khoa học pháp lý, (03). Bài viết đưa ra những hạn
chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng đối với người CTN dựa trên
những quy tắc và hướng dẫn của LHQ, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
- Ngoài ra còn rất nhiều bài viết có giá trị của TS. Lê Huỳnh Tấn Duy được
đăng trên các tạp chí chuyên ngành khoa học pháp lý từ năm 2013 đến năm 2017,
chủ yếu liên quan đến việc cần xây dựng một mô hình tố tụng hình sự thân thiện đối
với người CTN (bao gồm cả người bị buộc tội, nhân chứng và nạn nhân của tội
phạm) dựa trên những chuẩn mực pháp lý của LHQ.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc so sánh và đánh
giá pháp luật Việt Nam dựa trên các chuẩn mực quốc tế chứ chưa có sự so sánh với
một quốc gia cụ thể để từ đó học hỏi những cái hay trong việc nội luật hóa các
chuẩn mực quốc tế vào trong pháp luật quốc gia. Đặc biệt, những quy định về
phòng điều tra thân thiện, về cách thức tổ chức, hoạt động, thẩm quyền và thủ tục
xét xử người dưới 18 tuổi phạm tội tại Tòa án gia đình và người CTN vẫn chưa có
một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu mà chỉ dừng lại ở các nội dung mang
tính chất định hướng cho việc thành lập những cơ sở tiến hành tố tụng này ở Việt
Nam. Do đó, qua khảo sát, tác giả nhận thấy đề tài mà tác giả dự kiến thực hiện
không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở các nước
Phần lớn các quốc gia có nền khoa học pháp lý phát triển đã xây dựng cho nền
tư pháp nước mình một mô hình tố tụng hình sự thân thiện trong việc xử lý người
dưới 18 tuổi phạm tội, đặc biệt ở giai đoạn điều tra và xét xử theo định hướng của
LHQ. Các thủ tục về điều tra thân thiện và xét xử tại Tòa gia đình và người CTN
được đặt ra nhằm làm giảm những dư chấn tâm lý và định hướng cho người dưới 18
tuổi trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Đã có rất nhiều những công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này nhưng đa số chỉ mang tính chất riêng lẽ và
dừng lại ở việc tìm hiểu pháp luật của từng quốc gia chứ chưa đi sâu vào việc so