Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thủ tục tố tụng áp dụng tại phiên tòa phúc thẩm dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ PHƯỚC TÀI
THỦ TỤC TỐ TỤNG ÁP DỤNG TẠI PHIÊN TOÀ
PHÚC THẨM DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ PHƯỚC TÀI
THỦ TỤC TỐ TỤNG ÁP DỤNG TẠI PHIÊN TOÀ
PHÚC THẨM DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 60.38.0103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh và các thầy, cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
học tập. đặc biệt là sự hướng dẩn tận tình của cô Nguyễn Thị Hoài Phương đã
giúp tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành Luận văn này. Cám ơn Toà án nhân
dân tỉnh Vĩnh Long đã nhiệt tình cung cáp tài liệu cần thiết để tôi thực hiện đề
tài.
Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của cá nhân, không sao chép
từ luận văn của các tác giả khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình
nghiên cứu của mình.
Người viết
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật dân sự
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời
HĐXX Hội đồng xét xử
XHCN Xã hội chủ nghĩa
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
Lời nói đầu........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DÂN SỰ .5
1.1. Mục đích, ý nghĩa, phạm vi xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam ......5
1.1.1. Mục đích xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam........................................5
1.1.2. Ý nghĩa của việc áp dụng các thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng
dân sự Việt Nam.................................................................................................................7
1.1.3. Phạm vi xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam .........................................9
1.2. Các thủ tục tố tụng áp dụng tại phiên toà phúc thẩm dân sự theo pháp luật hiện
hành ................................................................................................................................11
1.2.1. Thủ tục thay đổi những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm dân sự .....11
1.2.2. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa phúc thẩm dân sự ..............14
1.2.3. Thủ tục tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa phúc thẩm dân sự....................24
1.2.4. Thủ tục đình chỉ xét phúc thẩm tại phiên toà phúc thẩm dân sự...............................26
1.2.5. Thủ tục hoãn phiên toà tại phiên toà phúc thẩm dân sự .............................................29
1.2.6. Thủ tục đối với trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên toà phúc thẩm
dân sự ..............................................................................................................................32
1.2.7. Thủ tục công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà phúc thẩm dân sự33
Kết luận chương1 .............................................................................................................35
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ
TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DÂN SỰ .......................................36
2.1.Thực tiển áp dụng đối với thủ tục thay đổi những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa
phúc thẩm dân sự .............................................................................................................36
2.2. Thực tiễn áp dụng đối với thủ tục các biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa phúc
thẩm dân sự......................................................................................................................38
2.3. Thực tiễn áp dụng đối với thủ tục tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa
phúc thẩm.........................................................................................................................43
2.4. Thực tiễn áp dụng đối với thủ tục đình chỉ xét phúc thẩm tại phiên toà phúc thẩm dân
sự ....................................................................................................................................47
2.5. Thực tiễn áp dụng đối với thủ tục hoãn phiên toà tại phiên toà phúc thẩm dân sự......51
2.6. Thực tiễn áp dụng đối với thủ tục nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên toà phúc
thẩm.................................................................................................................................57
2.7. Thực tiễn áp dụng đối với thủ tục công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên
toà phúc thẩm dân sự .......................................................................................................59
Kết luận chương 2 ........................................................................................................... 62
KẾT LUẬN.....................................................................................................................64
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Nhằm để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân sự cũng như các bản án,
quyết định của Toà án được chính xác, đúng theo quy định của pháp luật, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Nhà nước ta qui định chế
định phúc thẩm trong tố tụng dân sự. Đó là việc Toà án cấp phúc thẩm xét lại các
bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị và trong quá
trình xét xử tại phiên tòa phúc thẩm dân sự pháp luật tố tụng dân sự cũng đã quy
định một số thủ tục tố tụng áp dụng tại phiên tòa phúc thẩm dân sự như: Thủ tục
tạm đình chỉ giải quyết vụ án, đình chỉ giải quyết vụ án, công nhận sự tự nguyện
thỏa thuận của các đương sự, thủ tục nguyên đơn rút đơn khởi kiện, thủ tục thay đổi
những người tiến hành tố tụng, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và trình
tự, thủ tục tiến hành các thủ tục nêu trên cũng đã được Bộ luật Tố tụng dân sự các
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có quy định
khá cụ thể, đầy đủ.
Tuy nhiên trong thực tiển áp dụng các qui định của pháp luật về thủ tục tố
tụng được áp dụng tại phiên tòa phúc thẩm dân sự, bên cạnh những mặt tích cực đã
đạt được, xong nó vẫn còn tồn tại những hạn chế vướng mắc, bất cập nhất định cần
được kịp thời tháo gở, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn đời sống. Những
hạn chế, bất cập, vướng mắc ấy, một phần do nội dung của các điều luật chưa cụ
thể, chưa rõ ràng, qui định còn chung chung, chưa có những hướng dẫn cụ thể nên
dẫn đến nhiều cách hiểu, cách nhận thức và vận dụng pháp luật khác nhau làm cho
việc áp dụng luật không đồng bộ, các cơ quan có tiến hành tố tụng còn lúng túng
trong giải quyết các tranh chấp về dân sự. Chính vì vậy trước khi có đề nghị sửa
đổi, bổ sung để hoàn thiện các thủ tục nêu trên thì cần phải có sự nghiên cứu thực
tiễn và lý luận để tìm hiểu một cách cụ thể nguyên nhân cốt lõi dẫn đến vướng mắc,
bất cập mà những người làm công tác xét xử đang gặp phải. Đó là lí do tác giả chọn
đề tài “Thủ tục tố tụng áp dụng tại phiên tòa phúc thẩm dân sự” làm Luận văn
Thạc sĩ với mong muốn tìm hiểu nó một cách có hệ thống, tìm ra nguyên nhân dẩn
đến những vướng mắc mà cơ quan tố tụng đang gặp phải như hiện nay.