Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ MỸ VÂN
THỦ TỤC TỐ TỤNG
ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ & TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
THỦ TỤC TỐ TỤNG
ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự & Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Huỳnh Tấn Duy
Học viên: Lê Thị Mỹ Vân
Lớp: CHL Khóa 22
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Lê Huỳnh Tấn Duy. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả
nghiên cứu là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu và
tính trung thực của luận văn.
Tác giả
Lê Thị Mỹ Vân
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- BCA : Bộ công an
- BLDS : Bộ luật dân sự
- BLĐTBXH : Bộ lao động thương binh và xã hội
- BLHS : Bộ luật hình sự
- BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
- BTP : Bộ tư pháp
- CA : Công an
- CT : Chỉ thị
- HĐTP : Hội đồng thẩm phán
- HĐXX : Hội đồng xét xử
- HSPT : Hình sự phúc thẩm
- KSV : Kiểm sát viên
- NQ : Nghị quyết
- TAND : Tòa án nhân dân
- TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
- TNHS : Trách nhiệm hình sự
- TTHS : Tố tụng hình sự
- TTLT : Thông tư liên tịch
- TW : Trung ương
- VKS : Viện kiểm sát
- VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- VKSTC : Viện kiểm sát tối cao
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA THỦ TỤC TỐ
TỤNG ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRONG LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM..................................................................................6
1.1. Một số vấn đề lý luận về thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18
tuổi ..............................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi.................6
1.1.2. Cơ sở quy định thủ tục đặc biệt đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi .......8
1.1.3. Đặc điểm của thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi.........10
1.1.4. Mục đích của thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi..........11
1.1.5. Nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi .........14
1.2. Quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục tố tụng
đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi .......................................................................17
1.2.1. Khái quát lịch sử xây dựng và phát triển của thủ tục tố tụng đối với bị
cáo là người dưới 18 tuổi...................................................................................17
1.2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tố tụng đối với
bị cáo là người dưới 18 tuổi...............................................................................20
Kết luận Chương 1 ...........................................................................................41
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI BỊ
CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN.........................................................................................................42
2.1. Thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
trong giai đoạn 2012 - 2016 ....................................................................................42
2.2. Ưu điểm và hạn chế trong việc áp dụng thủ tục tố tụng đối với bị cáo là
người dưới 18 tuổi ...................................................................................................48
2.2.1. Ưu điểm trong việc áp dụng thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới
18 tuổi.................................................................................................................48
2.2.2. Hạn chế trong việc áp dụng thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới
18 tuổi.................................................................................................................52
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Tòa
gia đình và người chưa thành niên ........................................................................62
2.3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến bị cáo
là người dưới 18 tuổi..........................................................................................62
2.3.2. Hoàn thiện mô hình Tòa gia đình và người chưa thành niên ..................68
2.4. Một số kiến nghị khác ...............................................................................72
2.4.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức pháp luật của
những người tiến hành tố tụng ...........................................................................72
2.4.2. Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, chế độ chính sách đối với
người tiến hành tố tụng ......................................................................................73
2.4.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan hữu quan và tăng
cường trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài ......................................................74
Kết luận Chương 2 ..................................................................................................77
KẾT LUẬN..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện
có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất, mức độ nguy hiểm. Do mang
đặc điểm tâm sinh lý đang phát triển, nhận thức chưa đầy đủ và nhân cách chưa
được định hình, cộng thêm sự thiếu giáo dục từ gia đình, tác động tiêu cực từ xã hội
dẫn đến người chưa thành niên vừa là chủ thể của tội phạm nhưng đồng thời cũng là
nạn nhân. Quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận khá đầy đủ trong
Hiến pháp năm 2013. Thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp, thực hiện chủ trương
của Đảng, Quốc Hội đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 với nhiều quy
định hướng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong đó có bị
cáo là người dưới 18 tuổi.
Mục tiêu, bản chất đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà
Đảng ta đang xây dựng là nhằm dân chủ hóa, hội nhập quốc tế theo xu hướng chung
của thời đại, trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành
trong xử lý tội phạm, đồng thời đảm bảo tối đa quyền con người (đặc biệt là quyền
của người bị buộc tội). Nền kinh tế ngày càng phát triển đã làm nảy sinh nhiều vấn
đề tiêu cực, kéo theo đó là tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội diễn ra ngày càng
phức tạp. Vì vậy cần phải có quy định pháp luật phù hợp để xử lý bị cáo là người
dưới 18 tuổi nhằm đảm bảo việc xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội nhưng
đồng thời cũng đảm bảo tốt nhất các quyền tố tụng của các đối tượng đặc biệt này.
Có thể nói pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã quy định khá đầy đủ về thủ
tục tố tụng đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy
tố đến xét xử. Tuy nhiên trong thực tiễn xử lý các vụ án do bị cáo là người dưới 18
tuổi thực hiện vẫn còn những vướng mắc và bất cập, vẫn chưa thật sự đảm bảo
quyền, lợi ích chính đáng cho họ. Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng
các quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong trong việc giải quyết các vụ án mà
bị cáo là người dưới 18 tuổi tại các phiên tòa, tác giả nhận thấy những người tiến
hành tố tụng không những phải nắm vững kiến thức pháp luật, tuân thủ chặt chẽ các
thủ tục tố tụng đặc biệt này mà còn phải có kiến thức nhất định về đặc điểm tâm
sinh lý của bị cáo là người người dưới 18 tuổi nhằm đảm bảo cho công tác xét xử
đạt chất lượng cao. Nhìn chung thủ tục tố tụng đối với các vụ án còn mang nặng
tính hình thức, chưa thể hiện “sự thân thiện” tại các phiên tòa đối với bị cáo là
người dưới 18 tuổi, thủ tục không khác gì so với việc xét xử bị cáo đủ 18 tuổi. Việc
2
xét hỏi của Hội đồng xét xử chưa thật sự đi sâu vào khía cạnh tâm lý của bị cáo để
tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội mà vẫn còn mang nặng
tính chất vấn, buộc tội theo cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát. Việc tham gia bào
chữa chỉ định đối với bị cáo chưa đảm bảo về chất lượng. Vấn đề người đại diện của
bị cáo chưa quy định rõ về chủ thể nào được quyền tham gia. Hiện nay, hầu hết các
phiên tòa đều xét xử công khai, rất ít trường hợp xét xử kín, có trường hợp còn xét
xử lưu động. Mặc dù pháp luật quy định phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân cho người
dưới 18 tuổi nhưng hình thức phiên tòa lại phụ thuộc vào quan điểm của Hội đồng
xét xử nên dễ dẫn đến sự tùy tiện, không thống nhất, không công bằng.
Trước tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội không chỉ trẻ hóa mà còn gia
tăng về số lượng và tính chất, mức độ, nguy hiểm, đòi hỏi pháp luật phải chặt chẽ về
quy định và đảm bảo tốt nhất quyền của mọi công dân theo tinh thần của Hiến pháp
và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Từ những lý do trên, tôi quyết
định chọn đề tài “Thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi trong luật tố
tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong công tác xử lý các vụ án hình sự, việc xét xử đối với các trường hợp bị
cáo là người dưới 18 tuổi nhận được sự quan tâm không chỉ của xã hội mà còn của
nhiều học giả trong và ngoài nước. Qua quá trình tìm hiểu, tham khảo các tài liệu
chuyên ngành được biết có một số công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực tư
pháp đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi, như:
- Đỗ Thị Phượng (2003), “Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người
chưa thành niên trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Nguyễn Ngọc Thương (2006), “Thủ tục tố tụng hình sự đối với những vụ án
do người chưa thành niên thực hiện - Lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Đỗ Thị Hoàng Yến (2006), “Hoàn thiện thủ tục tố tụng đối với người chưa
thành niên phạm tội”, Luận văn cử nhân, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Phùng Thị Huyền (2011), “Hoàn thiện thủ tục tố tụng hình sự đối với bị can,
bị cáo là người chưa thành niên”, Luận văn cử nhân, Trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh.