Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
5.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1698

Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU

HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Văn Đại

Học viên: Huỳnh Quang Thuận - Lớp: Cao học Luật - Khóa: 20

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sỹ “Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết

trọng tài theo pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân

tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Văn Đại. Những tài liệu,

số liệu được sử dụng trong luận văn bảo đảm tính khách quan, chính xác. Những kết

luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa

học nào khác.

Tác giả

Huỳnh Quang Thuận

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU

CẦU HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...11

1.1.Khái niệm thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài..................11

1.2. Đối tƣợng của thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ...........13

1.3.Bản chất pháp lý của thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài16

1.4.Quy định điều chỉnh thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.27

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................30

CHƢƠNG 2: YÊU CẦU VÀ THỤ LÝ YÊU CẦU HỦY PHÁN QUYẾT

TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM..................................................31

2.1.Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài .......................................................31

2.2.Thời hiệu yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ..................................................36

2.3.Thủ tục nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài......................................38

2.4.Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài...........39

2.5.Thủ tục nhận đơn và thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ............42

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................44

CHƢƠNG 3: PHIÊN HỌP XÉT ĐƠN YÊU CẦU HỦY PHÁN QUYẾT

TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM..................................................45

3.1. Chuẩn bị mở phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ............45

3.2.Thành phần tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu .........................................47

3.2.1. Hội đồng xét đơn..........................................................................................47

3.2.2. Kiểm sát viên................................................................................................47

3.2.3. Các bên tranh chấp......................................................................................49

3.2.4. Chủ thể tham gia tố tụng khác .....................................................................54

3.3. Căn cứ xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.........................................55

3.4.Mất quyền phản đối khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài........56

3.5.Khắc phục sai sót tố tụng trọng tài .................................................................60

3.6.Thủ tục tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ....67

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................69

CHƢƠNG 4: HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT YÊU

CẦU HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...70

4.1.Quy định pháp luật Việt Nam về hiệu lực pháp lý của quyết định giải quyết

yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ..........................................................................70

4.2.Bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về hiệu lực pháp lý của quyết

định giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài................................................74

4.3.Kinh nghiệm nƣớc ngoài về hiệu lực pháp lý của quyết định giải quyết yêu

cầu hủy phán quyết trọng tài .................................................................................79

4.4.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hiệu lực pháp lý của quyết

định giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài................................................81

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................85

KẾT LUẬN..............................................................................................................86

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Theo xu hướng hiện nay, khi có mâu thuẫn phát sinh từ các quan hệ xã hội,

các bên tranh chấp có thể lựa chọn giữa việc tự mình giải quyết tranh chấp bằng con

đường thương lượng, hòa giải hoặc thông qua những cơ quan chuyên giải quyết

tranh chấp là Tòa án và Trọng tài thương mại. Tuy nhiên, khác với việc đề cao sự tự

nguyện trong thương lượng và hòa giải, phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài giải

quyết tranh chấp sẽ ràng buộc quyền, nghĩa vụ cho các bên và các bên bắt buộc phải

thi hành phán quyết này. Trong đó, Trọng tài thương mại với những ưu điểm vượt

trội của mình như (i) giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng; (ii) phán quyết

có tính chung thẩm; (iii) thủ tục giải quyết linh động, không công khai… đang ngày

được các bên ưu tiên lựa chọn giải quyết tranh chấp, nhất là trong các lĩnh vực về

kinh doanh thương mại.

Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài có một điểm đặc biệt đó

là không hoàn toàn độc lập với Tòa án. Nói cách khác, Tòa án luôn có một sự can

thiệp nhất định vào quá trình giải quyết tranh chấp của Trọng tài, thể hiện qua các

công việc như chỉ định, thay đổi trọng tài viên, thu thập chứng cứ, áp dụng biện

pháp khẩn cấp tạm thời…. Trong đó, thẩm quyền của Tòa án trong việc hủy phán

quyết trọng tài là sự thể hiện rõ ràng nhất vai trò của Tòa án đối với Trọng tài. Bởi

lẽ, kết quả của thủ tục này có thể làm cho phán quyết trọng tài bị hủy bỏ và điều này

đồng nghĩa với việc toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp của Trọng tài trở nên

“vô dụng”. Chính vì thế, việc có những quy định cụ thể về thủ tục hủy phán quyết

trọng tài của Tòa án là điều hết sức cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của

Trọng tài thương mại cũng như bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của

các bên liên quan.

Với sự tiếp thu những quy định của Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc

tế của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế năm 1985, Luật Trọng tài

thương mại năm 2010 đã có những quy định tương đối chi tiết về thủ tục hủy phán

quyết trọng tài tại Tòa án. Tuy nhiên, những quy định này dường như vẫn chưa đáp

ứng được tốt nhất yêu cầu của thực tế. Thật vậy, thống kê trên thực tiễn Tòa án giải

quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đã chỉ ra rằng Việt Nam được xem là đất

2

nước “vô địch” về tỷ lệ phán quyết trọng tài bị hủy1

. Điều này đã phần nào làm

giảm niềm tin của các bên tranh chấp đối với Trọng tài, dẫn đến kiềm hãm sự phát

triển của Trọng tài nói riêng và của môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý tại

Việt Nam nói chung. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần rất lớn xuất

phát từ những hạn chế, bất cập trong chính các quy định về thủ tục hủy phán quyết

trọng tài như: (i) Thành phần tham gia phiên họp giải quyết yêu cầu hủy phán quyết

trọng tài; (ii) Việc cho phép Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót trong quá trình

Tòa án giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài? (iii) Quyết định giải quyết yêu

cầu hủy phán quyết trọng tài của Tòa án có được phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái

thẩm hay không?.... Do đó, hàng loạt các vấn đề có liên quan đến thủ tục giải quyết

yêu cầu hủy phán quyết trọng tài cần phải được mổ xẻ, phân tích, bình luận một

cách nghiêm túc và bài bản, làm cơ sở để sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan

với mục tiêu là hoàn thiện hệ thống pháp luật về trọng tài thương mại nói riêng và

hệ thống pháp luật tố tụng dân sự nói chung.

Chính vì những lý do như vậy mà tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Thủ

tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam” để

làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chọn lọc các tài liệu có liên quan, tác giả

được biết có một số công trình nghiên cứu khoa học có đề cập đến vấn đề mà tác giả

đang nghiên cứu:

Đầu tiên, về phương diện sách chúng ta có các tác phẩm như: “Pháp luật

Việt Nam về trọng tài thƣơng mại” của hai tác giả Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng

Hải vào năm 2011, nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Đây là một tác phẩm tương đối

công phu, mang lại cho người đọc một cái nhìn tổng quan về hoạt động của Trọng

tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong từng nội dung cụ thể

các tác giả đã phân tích các quy phạm pháp luật về trọng tài thương mại trong Pháp

lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 và Luật Trọng tài thương mại năm 2010, so

1 Theo số liệu thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng thương mại và công

nghiệp Việt Nam (VIAC), trong giai đoạn từ năm 2003-2014, tổng số đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

là 46 đơn, trong đó Tòa án đã ra quyết định hủy 19 phán quyết trọng tài, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 42%.

3

sánh với quy định tương ứng trong các Điều ước quốc tế, Luật mẫu về trọng tài,

pháp luật của một số quốc gia khác. Đồng thời các tác giả còn đưa ra các ví dụ thực

tiễn để minh họa, bình luận về các vấn đề có liên quan, trong đó có đề cập, phân

tích, bình luận thủ tục ban hành một số quyết định quan trọng của Tòa án trong hoạt

động trọng tài như: quyết định hủy phán quyết trọng tài, quyết định công nhận và

cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, quyết định áp dụng biện pháp

khẩn cấp tạm thời,…để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

Tuy nhiên, do mục đích của tác phẩm là phân tích toàn bộ các quy định của pháp

luật Việt Nam về Trọng tài thương mại cho nên những phân tích về thủ tục hủy

phán quyết trọng tài chỉ là một phần nhỏ, nằm rải rác, tản mạn trong tác phẩm, chưa

được phân tích một cách riêng biệt nên chưa giúp cho người đọc có một cái nhìn rõ

ràng, tổng quát về vấn đề nêu trên. Bên cạnh đó, còn một số vấn đề về thủ tục hủy

phán quyết trọng tài còn bị bỏ ngỏ, chưa được các tác giả phân tích. Trong luận văn

của mình, tác giả đã kế thừa và tiếp tục phát triển một số nội dung của của công

trình trên liên quan đến thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài như

quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, khắc phục sai sót tố tụng trọng tài, hiệu lực

pháp lý của quyết định hủy phán quyết trọng tài.

Hai tác giả trên đồng thời có một tác phẩm khác về trọng tài thương mại vào

năm 2010, đó là Tuyển tập các bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam về

trọng tài thƣơng mại, nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Trong tác phẩm này hai tác

giả đã chọn lọc, tổng hợp các bản án, quyết định của tòa án Việt Nam có liên quan

đến lĩnh vực trọng tài thương mại, được phân bố thành hai phần, đó là những bán

án, quyết định của Tòa án liên quan đến trọng tài thương mại Việt Nam và những

bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến trọng tài nước ngoài ở Việt Nam. Tác

phẩm đã giúp cho người đọc được tiếp xúc với những tình huống thực tiễn, cách

thức xử sự của Tòa án trong những trường hợp Tòa án tác động đến quá trình giải

quyết tranh chấp của Trọng tài, trong đó vấn đề hủy phán quyết trọng tài được đề

cập đến khá nhiều. Đặc biệt, trong phần phụ lục của tác phẩm có bao gồm một tham

luận về hủy quyết định trọng tài Việt Nam của tác giả Đỗ Văn Đại, trong đó phân

tích, bình luận rất kỹ về các căn cứ và tố tụng của việc hủy quyết định trọng tài, nêu

bật lên được thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hiệu lực quyết định của tòa án trong việc

hủy quyết định trọng tài. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên một số quan điểm cá nhân

về vấn đề hủy quyết định trọng tài của Tòa án. Tuy nhiên, tác phẩm nêu trên chỉ đơn

4

thuần đưa ra các bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc hủy phán quyết

trọng tài mà không có sự phân tích, bình luận, đánh giá về mặt lý luận đối với các

bản án, quyết định đó. Chính vì thế tác phẩm không giúp cho người đọc có thể hiểu

được nội dung, bản chất của các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu

hủy phán quyết trọng tài. Bên cạnh đó, bài tham luận của tác giả Đỗ Văn Đại trong

phần phụ lục của tác phẩm tuy rất công phu và chuyên sâu nhưng chỉ đề cập một số

khía cạnh của thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đặc biệt là về căn

cứ hủy phán quyết trọng tài mà chưa phân tích, tìm hiểu tất cả vấn đề còn tồn tại.

Thông qua tác phẩm này, tác giả đã tiếp thu một số thực tiễn Tòa án giải quyết yêu

cầu hủy phán quyết trọng tài để làm minh chứng cho các lập luận trong luận văn của

mình.

Về phương diện tạp chí, có rất nhiều các bài báo có liên quan đến hoạt động

trọng tài, trong đó có một số bài viết về mối quan hệ của Tòa án và trọng tài như bài

viết: “Vai trò của Tòa án trong hoạt động trọng tài” của tác giả Phan Huy Hồng

trên tạp chí Khoa học và pháp lý số 03 năm 2008. Bài viết đã đề cập tới vai trò của

Tòa án liên quan đến hoạt động trọng tài trong giai đoạn trước tố tụng, giai đoạn tố

tụng trọng tài và sau khi tố tụng trọng tài kết thúc, bao gồm các quyết định liên quan

đến trọng tài viên, quyết định về yêu cầu xem xét thẩm quyền của trọng tài, về biện

pháp khẩn cấp tạm thời, thu thập chứng cứ, về hủy bỏ quyết định trọng tài, công

nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam và một số

vấn đề khác. Trong đó, vấn đề về hủy phán quyết trọng tài cũng được tác giả phân

tích tương đối chuyên sâu. Tuy nhiên, bài viết trên được thực hiện trong thời điểm

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 chưa có hiệu lực, do đó những phân tích, nhận

định, bình luận của tác giả chỉ dựa trên Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003,

đồng thời tác giả chỉ phân tích về mặt lý luận, chưa đưa ra những thực tiễn để minh

họa cho những lập luận đó. Bài viết: “Khái quát về trọng tài, mối quan hệ giữa

Tòa án và trọng tài ở Liên bang Nga – kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác

giả Trần Hoàng Hải trên tạp chí Khoa học pháp lý số 02 năm 2011 đã khái quát cơ

sở pháp lý và hoạt động của trọng tài, mối quan hệ giữa Tòa án và trọng tài theo

pháp luật của Liên bang Nga, trong đó có đề cập đến thủ tục giải quyết yêu cầu hủy

phán quyết trọng tài. Từ đó tác giả đã đưa ra một số nhận xét, đề xuất đối với pháp

luật trọng tài Việt Nam trong việc thể hiện mối quan hệ giữa Tòa án và trọng tài nói

chung và trong vấn đề hủy phán quyết trọng tài nói riêng. Tuy nhiên, tác phẩm này

5

chưa phân tích một cách riêng biệt về thủ tục hủy phán quyết trọng tài của Tòa án,

mà đặt vấn đề này chung trong tổng thể mối quan hệ của Tòa án với Trọng tài, do

đó chưa thể tìm hiểu một cách chuyên sâu về thủ tục hủy phán quyết trọng tài. Hay

bài viết: “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với trọng tài nƣớc ngoài” của

tác giả Phan Thông Anh trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 24 năm 2013 cũng đã

đề cập đến một số bất cập trong những quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm

quyền của Tòa án Việt Nam đối với trọng tài nước ngoài, từ đó tác giả cũng đưa ra

một số kiến nghị đề xuất hoàn thiện.

Bên cạnh đó, một số luận văn thạc sỹ luật học có nghiên cứu những vấn đề

có liên quan đến nội dung quyết định của Tòa án trong hoạt động trọng tài như đề

tài: “Mối quan hệ giữa trọng tài và Tòa án” của tác giả Nguyễn Văn Đức vào

năm 2010. Tác giả đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn mối quan hệ

giữa trọng tài và Tòa án, lựa chọn nghiên cứu một số nội dung trong mối quan hệ

giữa Trọng tài và Tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện hành còn nhiều bất cập như

thực thi thỏa thuận trọng tài, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, giải quyết yêu

cầu hủy phán quyết trọng tài, công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài

nước ngoài tại Việt Nam. Tác giả nghiên cứu mối quan hệ này dựa trên việc phân

tích các quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, có đối chiếu, so

sánh với Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết

định trọng tài nước ngoài, Luật mẫu về trọng tài và pháp luật về trọng tài của một số

quốc gia, từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật và có

một số đề xuất kiến nghị hoàn thiện. Tuy nhiên, trong tác phẩm nêu trên, tác giả chỉ

tập trung vào phân tích mối quan hệ, vai trò của Tòa án đối với trọng tài, chưa đi

sâu vào căn cứ phát sinh, hiệu lực hay xác định Tòa án có thẩm quyền trong việc

ban hành quyết định giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của Tòa án. Đồng

thời tác giả cũng chỉ giới hạn nghiên cứu ở một số vấn đề nhất định, chưa bao quát

hết những vấn đề còn tồn tại phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết yêu cầu hủy

phán quyết trọng tài.

Về tình hình nghiên cứu nước ngoài, đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay

quanh những vấn đề liên quan đến Trọng tài thương mại. Chẳng hạn, tác phẩm

“Arbitration in 60 jurisdictions worldwide” năm 2015 do hai tác giả Gerhard

Wegen và Stephan Wilske biên tập, nhà xuất bản Law Business Research đã đề cập

đến nhiều vấn đề trong quy định của pháp luật trọng tài thương mại của các nước

6

trên thế giới, trong đó có những vấn đề liên quan đến thủ tục hủy phán quyết trọng

tài. Tuy nhiên, tác phẩm này chỉ mới đề cập đến quy định của các nước về những

vấn đề này, chưa phân tích, đánh giá hay bình luận chuyên sâu. Tác phẩm “Pháp

luật và thực tiễn trọng tài thƣơng mại quốc tế” (bản dịch ra tiếng Việt) của các

tác giả A.Redfern, M.Hunter, N.Blackaby và C.Partasides, nhà xuất bản Sweet và

Maxwel cũng đã trình bày một cách tổng quát về mặt lý luận cũng như quy định

pháp luật của một số quốc gia về trọng tài thương mại quốc tế, trong đó có đề cập

đến việc hủy phán quyết trọng tài với các nội dung như: khái niệm, đặc điểm của

việc hủy phán quyết trọng tài, căn cứ hủy phán quyết trọng tài, thời hiệu yêu cầu

hủy phán quyết trọng tài…. Tuy nhiên, xuất phát từ việc tác phẩm này nghiên cứu

một cách tổng quan về trọng tài thương mại quốc tế, do đó các vấn đề về thủ tục

giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài chưa được các tác giả phân tích một các

riêng biệt và chuyên sâu. Nhìn chung, đối với tình hình nghiên cứu ở nước ngoài,

vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và riêng biệt về thủ

tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Mặc dù vậy, thông qua các tác

phẩm này, tác giả đã tiếp thu được một số kinh nghiệm về thủ tục giải quyết yêu cầu

hủy phán quyết trọng tài của các nước trên thế giới, làm cơ sở để so sánh với quy

định của pháp luật Việt Nam và học tập kinh nghiệm để đưa ra các kiến nghị hoàn

thiện pháp luật.

Tóm lại, mặc dù chưa đi vào phân tích một cách chuyên sâu nhưng các công

trình khoa học trong và ngoài nước nêu trên đã nghiên cứu các chế định trọng tài

thương mại dưới nhiều góc độ khác nhau, qua đó phần nào làm rõ được một số vấn

đề về thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Thông qua việc nghiên

cứu những công trình khoa học này, tác giả đã định hình được một số vấn đề pháp

lý xoay quanh đề tài của mình như: Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được

thực hiện như thế nào theo pháp luật Việt Nam? Tòa án giải quyết yêu cầu hủy phán

quyết trọng tài thông qua những giai đoạn nào? Hiệu lực pháp lý của quyết định giải

quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được quy định như thế nào?….

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở tập trung nghiên cứu, đánh giá, bình luận các quy định về thủ tục

giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong Luật Trọng tài thương mại năm

2010 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, có đối chiếu, so sánh với Điều ước quốc

7

tế, Luật mẫu về trọng tài và pháp luật của một số quốc gia có nền pháp luật trọng tài

phát triển trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Nga,… kết hợp đồng thời với việc

phân tích, bình luận các tình huống trong thực tiễn xét xử của Tòa án, tác giả sẽ giải

quyết nhưng vấn đề có liên quan đến thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết

trọng tài, chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập đã và đang gây nhiều lúng túng

trong việc áp dụng pháp luật về trọng tài thương mại. Cuối cùng, tác giả sẽ đưa ra

một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật có liên quan đến thủ tục giải

quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nhằm mục đích hạn chế tỷ lệ phán quyết

trọng tài bị hủy tại Tòa án nói riêng và hướng đến thúc đẩy nền Trọng tài thương

mại trong nước phát triển nói chung.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trong luận văn của mình, tác giả tập trung nghiên cứu về thủ tục giải quyết

yêu cầu hủy phán quyết trọng tài dưới góc độ là một thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa

án. Do đó, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 sẽ là nguồn luật đầu tiên điều chỉnh thủ

tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Mặt khác, việc giải quyết yêu cầu

hủy phán quyết trọng tài được dẫn chiếu đến những quy định của Luật Trọng tài

thương mại năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vì thế, luận văn của tác

giả sẽ đi vào nghiên cứu, phân tích những thủ tục riêng biệt theo những quy định

này khi Tòa án giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Đồng thời, đối với

những vấn đề mà Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không quy định hoặc quy

định chưa rõ ràng như cách thức nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, thủ tục

nhận đơn và thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, hậu quả của việc Kiểm sát

viên vắng mặt tại phiên họp, sự tham gia phiên họp của những chủ thể tố tụng khác,

trình tự phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài,… tác giả sẽ nghiên cứu

việc có được áp dụng hay không và áp dụng như thế nào những quy định pháp luật

của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 trong từng giai đoạn cụ thể của thủ tục giải quyết

yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Về phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả không đi vào phân tích chuyên sâu

những nội dung làm căn cứ để Tòa án ra các quyết định giải quyết yêu cầu hủy phán

quyết trọng tài, mà chỉ tập trung phân tích, đánh giá, bình luận về thủ tục giải quyết

yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, tức là chỉ giải quyết các vấn đề như: Quyền yêu

cầu hủy phán quyết trọng tài; Thủ tục nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!