Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua hình thức mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam / Nguyễn Thị Bích Phượng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI CÔNG NGHỆ VÀ KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) THÔNG QUA HÌNH THỨC MUA
BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A) TẠI VIỆT NAM
Chủ nghiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Bích Phượng
TP.HCM, Tháng 12 Năm 2013
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ M&A FDI VÀ VAI TRÒ CỦA M&A FDI TẠI
VIỆT NAM.
1.1 Những vấn đề cơ bản về M&A FDI ................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 8
1.1.2 Phân loại ............................................................................................................. 11
1.1.3 Đặc điểm............................................................................................................. 14
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút M&A FDI ........................................ 25
1.2 Vai trò của M&A FDI đối với sự phát triển và tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam
hiện nay....................................................................................................................... 30
1.2.1 Đối với doanh nghiệp Việt Nam......................................................................... 30
1.2.2 Đối với sự phát triển và tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam .................................. 32
1.3 Kinh nghiệm thu hút M&A FDI tại một số nƣớc đang phát triển.................. 34
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................................ 34
1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................................. 37
1.3.3 Kinh nghiệm của Malaysia ................................................................................. 38
1.3.4 Kinh nghiệm của Singapore ............................................................................... 39
CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU HÚT M&A FDI TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2007-2011.
2.1 Tình hình thu hút M&A FDI tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011.................... 45
2.1.1 Số lượng và tổng vốn M&A FDI........................................................................ 45
2.1.2 Vốn M&A FDI theo nhóm ngành chủ yếu ........................................................ 47
2.1.3 M&A FDI phân theo hình thức đầu tư ............................................................... 50
2.1.4 M&A FDI phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.............. 53
2.1.5 M&A FDI theo quy mô vốn ............................................................................... 54
2.1.6 M&A FDI phân theo loại hình công ty bị M&A................................................ 55
2.2 Những đóng góp của M&A FDI vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thời
gian qua....................................................................................................................... 56
2.2.1 Lợi ích mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam ............................................. 56
2.2.2 Lợi ích mang lại cho nền kinh tế Việt Nam........................................................ 59
2.3 Những thuận lợi và hạn chế trong thu hút M&A FDI tại Việt Nam. ............. 62
2.3.1 Thuận lợi............................................................................................................. 62
2.3.2 Hạn chế .............................................................................................................. 64
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT M&A FDI TẠI VIỆT NAM TỪ NAY
ĐẾN NĂM 2020.
3.1 Xu hƣớng M&A FDI trên thế giới, khu vực và tại Việt Nam ........................79
3.1.1 Xu hướng M&A FDI trên thế giới và khu vực Châu Á.....................................79
3.1.2 Xu hướng M&A FDI tại Việt Nam ...................................................................87
3.3 Một số giải pháp tăng cƣờng thu hút M&A FDI tại Việt Nam từ nay đến năm
2020. ...........................................................................................................................92
3.3.1 Hoàn thiện khung pháp lý .................................................................................93
3.3.2 Hỗ trợ Doanh nghiệp Việt cập nhật kiến thức và nâng cao nghiệp vụ thực hiện
M&A............................................................................................................................ 98
3.3.3 Lập Ban chuyên trách thống kê và quản lý số liệu M&A, M&A FDI ..............101
3.3.4 Xúc tiến đầu tư thông qua diễn đàn M&A và sàn giao dịch. ............................101
3.3.5 Đơn vị tư vấn M&A Việt Nam..........................................................................102
KẾT LUẬN................................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu Nội dung Trang
Bảng 1.1 Tổng trị giá FDI phân theo loại giai đoạn 2000-2010 9
Bảng 1.2 Hình thức M&A FDI phân theo cách thức thực hiện M&A 13
Bảng 1.3 Các hình thức thu gom cổ phiếu 115
Bảng 1.4 Trị giá M&A FDI phân theo khu vực địa lý giai đoạn 2000-
2010 16
Bảng 1.5 M&A FDI khu vực các nước đang phát triển giai đoạn 2003-
2010 113
Bảng 1.6 Số lượng M&A FDI của một số nước đang phát triển trong khu
vực Châu Á giai đoạn 2003-2011 Phụ lục 2
Bảng 1.7 Trị giá M&A FDI phân theo một số nước đang phát triển châu
Á giai đoạn 2003-2011* Phụ lục 2
Bảng 1.8 Trị giá M&A FDI phân theo ngành, 2000-2010 Phụ lục 1
Bảng 1.9 Ngành Công nghiệp thu hút M&A FDI nhiều nhất giai đoạn
2003-2010 19
Bảng 1.10 Thương vụ M&A FDI trị giá trên 1 tỉ USD, 2000-2010 22
Bảng 1.11 M&A FDI từ nguồn qũy vốn góp tư nhân 2000-2011 22
Bảng 1.12 So sánh giữa SWFs và PEFs, 2010 24
Bảng 1.13 Tỉ lệ tăng trưởng thực của GDP và GFCF giai đoạn 2009-2011 29
Bảng 1.14 Quy định M&A đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan 38
Bảng 2.1 Số lượng và trị giá M&A FDI giai đoạn 2007-2011 45
Bảng 2.2 M&A FDI phân theo loại công ty đầu tư vào Việt Nam giai
đoạn 2007-2011 47
Bảng 2.3 FDI M&A phân theo một số ngành chủ yếu giai đọan 2007-
2011 47
Bảng 2.4 Tỉ lệ phần trăm số lượng và giá trị M&A FDI phân theo loại
giai đoạn 2007-2011 50
Bảng 2.5 M&A FDI phân theo loại hình giao dịch giai đoạn 2007-2011 52
Bảng 2.6 Số lượng và trị giá M&A FDI phân theo quốc gia giai đoạn
2007-2011 53
Bảng 2.7 M&A FDI phân theo quy mô thương vụ tại Việt Nam giai
đoạn 2007-2011 54
Bảng 2.8 Số lượng thương vụ M&A FDI phân theo lợi ích công ty bán
tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011 57
Bảng 3.1 Tỉ lệ tăng trưởng toàn cầu của GDP, GFCF, FDI và M&A FDI
giai đoạn 2008-2014 79
Bảng 3.2 Khả năng sinh lời và lợi nhuận của TNCs, 2008-2012 80
Bảng 3.3 Vốn M&A FDI phân theo khu vực địa lý, 2010-2012 81
Bảng 3.4 Ngành Công nghiệp thu hút M&A FDI nhiều nhất giai đoạn
2010-2012 86
Bảng 3.5 Một số thương vụ M&A điển hình giữa công ty Nhật và công
ty Việt Nam, 2011-2012 92
DANH MỤC HÌNH
Ký hiệu Nội dung Trang
Hình 1.1 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Cơ cấu của
hình thức M&A FDI. 9
Hình 1.2 Trị giá FDI phân theo loại 9
Hình 1.3 Cơ cấu của M&A FDI phân theo loại hình công ty bị thôn tính. 12
Hình 1.4 Trị giá M&A FDI phân theo khu vực địa lý 16
Hình 1.5 Thị phần M&A FDI khu vực Châu Á (2003-2011*) 17
Hình 1.6 Tỷ trọng số lượng M&AFDI một số nước đang phát triển khu vực
Châu Á 17
Hình 1.7 Tỷ trọng trị giá M&AFDI một số nước đang phát triển khu vực
Châu Á 17
Hình 1.8 Thị phần M&A FDI của Việt Nam trong khu vực các nước đang
phát triển châu Á (2003-2011*) 18
Hình 1.9 Trị giá M&A FDI phân theo ngành, 2000-2011(1-5) 19
Hình 1.10 Trị giá và tăng trưởng M&A FDI thế giới và M&A FDI trên 1 tỉ
USD, 2000-2010 19
Hình 1.11 M&A FDI từ Qũy vốn góp tư nhân: giá trị và tỉ lệ tăng trưởng,
2000-2010 22
Hình 1.12 Trị giá và thị phần M&A FDI từ PEFs khu vực nền kinh tế đang
phát triển và các quốc gia chuyển đổi 22
Hình 1.13 Trị giá và thị phần của SWFs trong M&A FDI, 2005-2011 24
Hình 1.14 Mức độ lạc quan của TNCs về môi trường đầu tư , 2011-2013 29
Hình 1.15 Khả năng sinh lời và lợi nhuận của TNCs, 2000-2010 29
Hình 2.1 Số lượng và trị giá M&A FDI tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011 47
Hình 2.2 Tỉ lệ phần trăm số lượng M&A FDI trong một số ngành chủ yếu
phân theo quốc gia giai đoạn 2007-2011 49
Hình 2.3 Tỉ lệ phần trăm trị giá M&A FDI trong một số ngành chủ yếu
phân theo quốc gia đầu tư giai đoạn 2007-2011 49
Hình 2.4 Số lượng và trị giá M&A FDI phân theo hình thức M&A giai đoạn
2007-2011 51
Hình 2.5 Số lượng và trị giá M&A FDI phân theo loại giai đoạn 2007-2011 51
Hình 2.6 Số lượng và trị giá M&A FDI phân theo quốc gia đầu tư từ 2007-
2011 53
Hình 2.7 Số lượng và trị giá M&A FDI phân theo quy mô vốn tại Việt Nam
giai đoạn 2007-2011 54
Hình 2.8 Phần trăm số lượng và trị giá M&A FDI phân theo loại hình công
ty bị M&A giai đoạn 2007-2011 55
Hình 2.9 Phần trăm số lượng M&A FDI phân theo lợi ích công ty bán giai
đoạn 2007-2011 57
Hình 2.10 Tỉ trọng vốn M&A FDI trong tổng vốn FDI* đầu tư vào Việt Nam
giai đoạn 2007-2011 59
Hình 3.1 Đánh giá của các TNCs về môi trường đầu tư toàn cầu 2013-2015 80
Hình 3.2 Vốn M&A FDI phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2008-2012 82
Hình 3.3 Tỉ trọng vốn M&A FDI phân theo một số nước khu vực Châu Á
giai đoạn 2008-2012 82
Hình 3.4 Nhóm quốc gia của nhà đầu tư FDI triển vọng nhất được đánh giá
bởi IPAs, 2013-2015 83
Hình 3.5 20 Điểm đến đầu tư triển vọng hàng đầu đối với các TNCs giai
đoạn 2013-2015 84
Hình 3.6 Vốn M&A FDI phân theo ngành, 2008-2012 85
Hình 3.7 Tỉ trọng vốn M&A FDI phân theo một số ngành chủ yếu giai đoạn
2010-2012 86
Hình 3.8 Nhóm ngành triển vọng nhất trong thu hút FDI phân theo khu vực
kinh tế, 2013-2015 87
Hình 3.9 Số lượng và trị giá M&A FDI giai đoạn 2008-2012 87
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
M&A: Merger & Acquisition (Mua bán và sáp nhập)
M&A FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức mua bán và sáp nhập
(M&A)
PEFs: Private equity funds (Qũy vốn góp tư nhân)
SWFs: Sovereign wealth funds (Qũy đầu tư Chính Phủ)
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMVN: Ngân hàng thương mại Việt Nam
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
TCTD: Tổ chức tín dụng
WIR: World Investment Review (Báo cáo đầu tư thế giới)
UNCTAD: United Nations Conference on Trade and Development (Diễn đàn
Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc)
TNCs: Trans national companies (các công ty xuyên quốc gia)
DN: Doanh nghiệp
TTCK: Thị trường chứng khoán
NĐT: Nhà đầu tư
CTCK: Công ty chứng khoán
GDCK: Giao dịch chứng khoán
CTTNNĐ: Công ty tư nhân nội địa
NĐT FDI: Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMAA: Institute of Mergers, Acquisitions and Alliances (Viện nghiên cứu
mua bán, sáp nhập và liên kết Thụy Sĩ)
AVM : Công ty cổ phần Đầu tư Avalue, Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
__________________
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua hình thức mua
bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam.
- Mã số: T2010-11
- Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Bích Phượng
- Đơn vị của chủ nhiệm đề tài: Khoa QTKD, trường Đại học Mở TP.HCM
- Thời gian thực hiện: từ tháng 6/2011 đến tháng 12/2013
2. Mục tiêu:
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu đặc điểm, cách thức, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI dưới hình thức
M&A.
- Thực trạng thu hút FDI dưới hình thức M&A tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011, nhận
định những hạn chế trong việc thu hút M&A FDI hiện nay.
- Một số giải pháp thu hút FDI thông qua hình thức M&A tại Việt Nam từ nay đến năm
2020.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Phân tích mô tả khá chi tiết và toàn diện tình hình thu hút M&A FDI tại Việt Nam giai
đoạn 2007-2011
- Phân tích rõ và chi tiết những khoản trống về luật điều chỉnh hoạt động M&A, những
bất cập trong quản lý, thống kê dữ liệu M&A FDI gây cản trở dòng M&A FDI tại Việt
Nam giai đoạn 2007-2011
- Đề xuất một số giải pháp thu hút M&A FDI giai đoạn từ nay đến năm 2020
4. Kết quả nghiên cứu: được thể hiện trong bản báo cáo kết quả nghiên cứu tổng hợp đã
nộp
5. Sản phẩm: báo cáo kết quả nghiên cứu tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả nghiên
cứu
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Viết hai bàì báo đăng tạp chí làm tiền đề cho việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký nghiên cứu sinh
Cơ quan chủ trì xác nhận
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Ngày 30 tháng 12 năm 2013
Chủ nhiệm đề tài
Ths. Nguyễn Thị Bích Phượng
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tiến hành một trong hai cách là đầu tư
mới (greenfield) hoặc mua bán và sáp nhập xuyên biên giới (cross-border M&A- viết
tắt là M&A FDI). Cả hai hình thức này đều có chung đặc điểm là nhà đầu tư nước
ngoài tham gia vào hoạt động đầu tư thông qua việc nắm giữ một tỉ lệ sở hữu ít nhất
10% vốn sở hữu tại Doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư. Thời điểm trước năm 2000, dòng
M&A FDI chi phối sự tăng trưởng nền sản xuất thế giới thay vì hình thức đầu tư mới,
nhưng không một tổ chức hay cá nhân nào biết đích xác thị phần của M&A FDI trong
tổng dòng FDI của thế giới, mặc dù số liệu các thương vụ có thể được tài trợ bởi các
địa phương diễn ra M&A, hay được cung cấp bởi các thị trường vốn quốc tế. Từ năm
2000 đến nay, dữ liệu về M&AFDI đã được Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương
Mại và Phát triển (UNCTAD) tổng hợp và thống kê, làm cơ sở báo cáo đầu tư quốc tế
hàng năm. Ngoài ra, trên thế giới còn một số bài nghiên cứu khác liên quan đến nhiều
khía cạnh của đầu tư M&A FDI như sự khác biệt giữa M&A FDI và Đầu tư mới, tác
động của M&A FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư, quản trị công ty sau M&A FDI,
thực trạng và xu hướng phát triển tại các khu vực kinh tế….Một số nghiên cứu tiêu
biểu có thể kể đến như: Joao Carlos Ferraz (2003), “Merger and Acquitisition in
developing countries: charging market structures and economic performance”,
ASEAN- UNCTAD; Young-Han Kim, ““Cross-border M&A vs. greenfield FDI:
Economic integration and its welfare impact”, Journal of Policy Modeling 31
(2009)87-101, Korea; Aiwei Wang (2009), “The choice of Market Entry Mode: Crossborder M&A or Greenfield Investment”, International Journal of Business and
Management Vol.5, No.5, China; Joseph D. Alba, Donghyun Park, Peiming Wang
(2008), “Corporate governance and merger and acquisition (M&A) FDI: Firm level
evidence from Japanese FDI into the US”, Journal of Multinational Financial
Management.19(2009) 1-11.
Tại Việt Nam, hoạt động M&A nói chung và M&A có yếu tố nước ngoài nói riêng vẫn
còn khá mới mẻ. Giai đoạn trước năm 2007, M&A FDI diễn ra chủ yếu là sự chuyển
nhượng và mua lại dự án FDI giữa các doanh nghiệp FDI là chính. Kể từ năm 2007 trở
lại đây, hoạt động này diễn ra khá sôi động và nổi bật giữa nhà đầu tư nước ngoài với
các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về M&A FDI chưa nhiều và
chưa chuyên sâu chủ yếu xoay quanh vấn đề thu hút FDI chung, hoặc hoạt động M&A
có yếu tố nước ngoài nhấn mạnh vào tính chất, đặc điểm và xu hướng phát triển thị
trường M&A là chính. Một số đề tài nổi bật giai đoạn này như: Cục đầu tư nước ngoài
(FIA), “Hoạt động M&A thông qua các dự án FDI tại Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Hà Nội.; Cục Đầu tư nước ngoài (2010), “Điều tra cơ bản về thực trạng hoạt
động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”, Bộ Kế
2
hoạch và Đầu tư, Hà Nội.; Cục Quản lý Cạnh tranh (2009), “Tập trung kinh tế tại Việt
Nam: Hiện trạng và dự báo”, Bộ Công Thương, Hà Nội.; Cục đầu tư nước ngoài
(2008), Phát triển hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) nhằm tăng cường thu hút đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam, Cục FIA, Hà Nội. Hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu
chuyên sâu về thu hút FDI thông qua hình thức M&A bởi lẻ phần lớn nguồn vốn FDI
thu hút được, được thống kê và biết đến không phải qua hình thức M&A mà chủ yếu là
dạng đầu tư mới (thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp
tác đầu tư). Tuy nhiên, những tài liệu nghiên cứu về dự báo xu hướng phát triển, giải
pháp phát triển thị trường M&A, mối liên hệ giữa FDI và M&A sẽ là các tài liệu tham
khảo hữu ích cho đề tài này.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam từ nay đến
năm 2020 xác định rằng FDI như là yếu tố dẫn dắt nền kinh tế Việt nam trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế. Việc thu hút ngày càng nhiều FDI vào các ngành công
nghiệp- dịch vụ được xem là một ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển
công nghiệp, thương mại và dịch vụ từ cấp trung ương đến các địa phương.Thu hút
FDI hiện nay trên thế giới được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức M&A so với
hình thức đầu tư mới (Greenfield).Việt Nam cần bắt kịp xu hướng đầu tư quốc tế của
thế giới nhằm tăng cường hơn nữa thu hút FDI thay vì chỉ nhắm đến kênh đầu tư FDI
truyền thống như hiện nay. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, M&A chắc chắn
sẽ trở thành kênh thu hút FDI quan trọng ở nước ta.Tuy nhiên, các hoạt động M&A tại
Việt Nam lại là kênh thu hút FDI mới khá đặc biệt, và đang có dấu hiệu tăng khá
nhanh ngay sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu vào cuối năm 2007. Hiện nay, FDI
dưới hình thức này chiếm một tỷ lệ khá nhỏ cả về số lượng lẫn quy mô vốn trong tổng
lượng FDI được cấp phép tại Việt Nam. Nhưng hình thức FDI này đang trở thành vấn
đề quan tâm bậc nhất đối với doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư nước ngoài lẫn cơ
quan quản lý nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và nền kinh
tế chịu sự tác động bởi đà suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp trong nước
và doanh nghiệp FDI đang đứng trước nguy cơ bị đỗ vỡ phải chấp nhận mua bán, hoặc
sáp nhập, từ đó dẫn đến hiện tượng tập trung kinh tế làm thay đổi cơ cấu thị trường.
Những câu hỏi được đặt ra là: cần thiết phân định rõ hình thức M&A FDI là một bộ
phận không thể thiếu trong bộ dữ liệu về FDI làm cơ sở thống kê dữ liệu FDI hoàn
chỉnh?; đánh giá tình hình thu hút M&A FDI thời kỳ sau gia nhập WTO: đặc điểm,
những lợi ích mang lại cụ thể, những vướng mắc gây cản trở nguồn vốn này là gì?;
nhận diện xu hướng phát triển của dòng vốn này tại Việt Nam như thế nào? để từ đó có
những định hướng, giải pháp thu hút hơn nữa M&A FDI trước tình hình mới. Đề tài
được thành lập nhằm giải quyết những vấn đề được nêu ở trên.
3
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu đặc điểm, cách thức, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI dưới hình thức
M&A.
- Thực trạng thu hút FDI dưới hình thức M&A tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011,
nhận định những hạn chế trong việc thu hút M&A FDI hiện nay.
- Một số giải pháp thu hút FDI thông qua hình thức M&A tại Việt Nam từ nay đến
năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu hút FDI dưới hình thức mua bán và sáp nhập
(M&A FDI).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu:
M&A, M&A FDI, FDI của thế giới giai đoạn 2003-2011
M&A, M&A FDI, FDI tại Việt Nam giai đoạn 2007-2012
Việc kiểm soát và quản lý hoạt động M&A chưa được chặt chẽ tại Việt Nam,
chưa có đơn vị đầu mối chính thức được phân công nhiệm vụ thống kê các thương
vụ M&A. Đồng thời, do đặc tính của một số thương vụ M&A có yêu cầu về độ bảo
mật cao các thông tin chi tiết về thương vụ, đặc biệt là trị giá thực của thương vụ.
Do đó, số liệu các thương vụ tập hợp được phục vụ cho đề tài này chỉ mang tính
tương đối và đây cũng là một mặt hạn chế của đề tài.
+ Nội dung:
- Thu hút FDI dưới hình thức M&A được tác giả phân tích tập trung vào các
doanh nghiệp có sự tham gia của nhà đầu tư FDI dưới hình thức M&A và ở một
số ngành mà việc mua bán và sáp nhập (M&A) có yếu tố ngước ngoài là chủ
yếu như: Tài chính- ngân hàng, Dược phẩm, Công nghiệp chế biến, Bất động
sản, Logistic và Công nghệ thông tin.
- Đề tài tập trung phân tích M&A FDI ở góc độ tích cực theo quan điểm khuyến
khích thu hút đầu tư FDI trong các chính sách về đầu tư tại Việt Nam cũng như
là theo xu hướng đầu tư M&A FDI của thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dung phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia, phân tích,
tổng hợp và so sánh nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
4
5.1Quy trình các bước thực hiện nghiên cứu
5.2 Các bước tiến hành nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ứng dụng
Nhìn chung, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả là chủ yếu để thực hiện bài
nghiên cứu này. Tiến trình nghiên cứu gồm các bước như sau:
Bước 1: Trước tiên tác giả thu thập dữ liệu M&A có yếu tố nước ngoài từ các phương
tiện truyền thông, các nghiên cứu trên thế giới và của Việt Nam có liên quan đến đầu
tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động M&A, M&A xuyên biên giới. Từ đó, tác giả sắp
xếp, phân tích, tổng hợp thành chuỗi cơ sở lý thuyết về hoạt động Đầu tư trực tiếp
nước ngoài dưới hình thức M&A. Trong nội dung quá trình nghiên cứu này tác giả mất
khá nhiều thời gian trong phần xử lý thống kê số liệu M&A FDI, phân tích nhận định
những đặc điểm chính về dòng M&A FDI trên thế giới.
Thu thập dữ liệu thứ cấp
lần 1 về lý thuyết M&A
FDI
Viết phần cơ sở lý
luận về FDI dưới
hình thức M&A
Thu thập dữ liệu thứ
cấp lần 2 về dữ liệu
M&A FDI tại Việt
Nam
Tham dự hội thảo lấy
ý kiến chuyên gia về
tình hình thu hút M&A
FDI và luật điều chỉnh
hoạt động này tại Việt
Nam
Dùng phương pháp
thống kê mô tả tình
hình thu hút M&A
FDI tại Việt Nam
Dùng PP phân tích định
tính kết hợp phân tích
mô tả nhận định những
thuận lợi và khó khăn
trong việc thu hút M&A
FDI tại Việt Nam
Thu thập dữ liệu thứ
cấp lần 3 về xu hướng
dòng chảy M&A FDI
trên thế giới và kinh
nghiệm thu hút M&A
FDI của một số nước
trong khu vực
Phỏng vấn trực tiếp
chuyên gia về nhận
định của họ đối với
dòng chảy M&A
FDI tại Việt Nam
giai đoạn 2010-2020
và định hướng thu
hút M&A FDI tại
VN trong giai đoạn
này
Một số đề xuất nhằm
tăng cường thu hút
M&A FDI giai đoạn
2012-2020
Viết kết quả nghiên
cứu