Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thu hồi đất và vai trò của vốn con người đối với sinh kế của hộ gia đình nông thôn thành phố Vần Thơ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------
LÊ THANH SƠN
THU HỒI ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI
ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------
LÊ THANH SƠN
THU HỒI ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI
ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62 31 01 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.Trần Tiến Khai
TS. Lê Ngọc Uyển
TP.HỒ CHÍ MINH –NĂM 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số
liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Lê Thanh Sơn
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC........................................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT.......................................................... vi
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.................................................................................. viii
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu.......................................................................................... 7
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................. 8
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 8
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................................... 9
1.5.1 Ý nghĩa về mặt phương pháp............................................................................. 9
1.5.2 Ý nghĩa về thực tiễn nghiên cứu ...................................................................... 10
1.5.3 Ý nghĩa về mặt chính sách............................................................................... 10
1.6. Cấu trúc luận án.................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN ......................... 13
2.1 Đất đai, sở hữu đất đai và thu hồi đất ..................................................................... 13
2.1.1 Sở hữu và sử dụng đất đai ở Việt Nam ............................................................ 13
2.1.2 Qui trình thu hồi đất của Việt Nam được áp dụng trong tình huống nghiên cứu 16
2.2 Hành vi ra quyết định của nông hộ......................................................................... 19
2.2.1 Lý thuyết nông hộ tối đa hóa lợi nhuận............................................................ 19
2.2.2 Lý thuyết nông hộ tối đa hóa lợi ích ................................................................ 20
2.2.3 Lý thuyết nông hộ ghét rủi ro .......................................................................... 22
2.2.4 Đánh giá chung về nhóm lý thuyết ra quyết định của nông hộ ......................... 23
2.3 Sinh kế hộ gia đình ................................................................................................ 24
2.3.1 Sinh kế ............................................................................................................ 24
2.3.2 Các tài sản sinh kế........................................................................................... 27
2.3.3 Bối cảnh tổn thương ........................................................................................ 28
iii
2.3.4 Chuyển đổi cấu trúc và tiến trình ..................................................................... 29
2.3.5 Chiến lược sinh kế ........................................................................................... 30
2.3.6 Kết quả sinh kế ................................................................................................ 30
2.3.7 Các phương pháp phân tích sinh kế.................................................................. 31
2.4 Vốn con người ....................................................................................................... 32
2.4.1 Khái niệm về vốn con người ............................................................................ 32
2.4.2 Đo lường vốn con người .................................................................................. 34
2.4.3 Mối quan hệ vốn con người và sinh kế............................................................. 34
2.5 Nông thôn, đất đai và và sinh kế hộ gia đình nông thôn: nhìn từ các nghiên cứu thực
nghiệm......................................................................................................................... 36
2.5.1 Nông thôn........................................................................................................ 36
2.5.2 Đất đai và sinh kế của hộ gia đình khu vực nông thôn ở các nước .................... 37
2.5.3 Đất đai và sinh kế của hộ gia đình khu vực nông thôn ở Việt Nam................... 41
2.6 Kết luận ................................................................................................................. 48
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 53
3.1 Khung phân tích của Luận án................................................................................. 53
3.2 Quy trình nghiên cứu: ............................................................................................ 54
3.2.1 Lược khảo lý thuyết......................................................................................... 54
3.2.2 Sơ khảo thực địa .............................................................................................. 54
3.2.3 Thu thập dữ liệu............................................................................................... 56
3.2.3.1 Mô tả cấu trúc dân cư ở các dự án khảo sát, các đặc trưng của tổng thể ..... 56
3.2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................... 58
3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................... 60
3.2.4.1 Phương pháp phân tích câu hỏi nghiên cứu thứ 1:...................................... 60
3.2.4.2 Phương pháp phân tích câu hỏi nghiên cứu thứ 2:...................................... 61
3.2.4.3 Phương pháp phân tích câu hỏi nghiên cứu thứ 3:...................................... 69
3.2.4.4 Phương pháp phân tích câu hỏi nghiên cứu thứ 4....................................... 79
3.4.5 Kiểm chứng dữ liệu bằng nghiên cứu định tính................................................ 83
3.4.6 Báo cáo tổng hợp............................................................................................. 83
CHƯƠNG 4: SỰ THAY ĐỔI CÁC TÀI SẢN SINH KẾ................................................. 85
CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ............................. 85
TRƯỚC VÀ SAU QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT............................................................ 85
iv
4.1 Bối cảnh nghiên cứu .............................................................................................. 85
4.1.1 Sơ lược về thành phố Cần Thơ ........................................................................ 85
4.1.2 Khu vực nông thôn và huyện Vĩnh Thạnh – thành phố Cần Thơ...................... 86
4.1.3 Nhu cầu sử dụng đất của thành phố Cần Thơ................................................... 87
4.2 Sự thay đổi về các tài sản sinh kế của hộ gia đình trước và sau quá trình thu hồi đất.
.................................................................................................................................... 89
4.2.1 Vốn tự nhiên ................................................................................................... 89
4.2.2 Vốn con người................................................................................................. 93
4.2.3 Vốn xã hội....................................................................................................... 95
4.2.4 Vốn tài chính................................................................................................... 98
4.2.5 Vốn vật chất...................................................................................................102
4.2.6 Tổng hợp chung về các tài sản sinh kế............................................................103
4.3 Kết luận chương 4 ................................................................................................105
CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN THU NHẬP ...................107
VÀ CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN ...................................107
5.1 Sự thay đổi về thu nhập và cơ cấu thu nhập sau khi bị thu hồi đất .........................107
5.2 Tác động của việc thu hồi đất đến tỉ lệ các nguồn thu nhập của HGĐ....................110
5.3 Chi tiêu của HGĐ khu vực nông thôn trước và sau khi bị thu hồi đất ...................118
5.4 Tác động của thu hồi đất khu vực nông thôn đến thu nhập và chi tiêu bình quân đầu
người của các hộ gia đình ...........................................................................................122
5.5 Kết luận Chương 5................................................................................................126
5.6 Hàm ý chính sách .................................................................................................128
CHƯƠNG 6: VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH CÁC
CHIẾN LƯỢC SINH KẾ VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ SINH KẾ CỦA HỘ GIA
ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG TÌNH HUỐNG TỔN THƯƠNG....................................130
6.1 Sự thay đổi về nghề nghiệp của các thành viên trong hộ gia đình..........................130
6.2 Vai trò của vốn con người trong việc hình thành các chiến lược sinh kế của hộ gia
đình............................................................................................................................133
6.3 Ảnh hưởng của vốn con người đến các kết quả sinh kế của hộ gia đình trong bối cảnh
tổn thương..................................................................................................................140
6.4 Kết luận chương 6 ................................................................................................147
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN – HÀM Ý CHÍNH SÁCH.....................................................148
7.1 Kết luận................................................................................................................148
v
7.2 Hàm ý chính sách................................................................................................. 152
7.3 Các đóng góp của đề tài ....................................................................................... 153
7.4 Hạn chế của đề tài................................................................................................ 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................................................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 157
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 170
vi
DANH MỤC CHỮ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CARE : Cooperative for American Remittances to Europe
DFID : Department for International Development
FLM : Fractional logit model
FMLM : Fractional multinomial logit model
HGĐ : Hộ gia đình
IFAD : International Fund for Agricultural Development
OXFAM : Oxford Commitee for Famine Relief
PRA : Kỹ thuật đánh giá nhanh nông thôn (Rural Rapid Appraisal)
TBKD : Thu nhập từ tự kinh doanh
THĐ : Thu hồi đất
TNCT : Hưởng lương chính thức
TNLT : Làm công hưởng lương thời vụ
TNNN : Thu nhập từ nông nghiệp
UBND : Ủy ban Nhân dân
UNDP : United Nations Development Programme
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu
trúc thu nhập hộ gia đình ................................................................................................. 66
Bảng 3. 2: Phương pháp khác biệt trong khác biệt ........................................................... 73
Bảng 3. 3: Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình tác động của thu hồi đất đến thu
nhập và chi tiêu người dân khu vực nông thôn................................................................. 75
Bảng 4. 1:Diện tích đất của các hộ gia đình ..................................................................... 89
Bảng 4. 2:Diện tích đất của các hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất ...................... 90
Bảng 4. 3: Sự thay đổi về diện tích đất của hộ gia đình theo ngũ phân vị theo diện tích đất
........................................................................................................................................ 91
Bảng 4. 4: Diện tích đất hộ gia đình cho thuê................................................................... 92
Bảng 4. 5: Diện tích đất canh tác hộ gia đình đi thuê........................................................ 92
Bảng 4. 6: Đặc điểm nhân khẩu học và giáo dục của các hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu
........................................................................................................................................ 94
Bảng 4. 7: Ngũ phân vị theo số năm đi học bình quân của những thành viên có đi làm của
hộ gia đình ...................................................................................................................... 95
Bảng 4. 8: Sự tham gia các tổ chức CT-XH của các thành viên hộ gia đình trên 15 tuổi... 96
Bảng 4. 9: Tiền và vàng của các hộ dân ........................................................................... 99
Bảng 4. 10: Các nguồn vay, mượn của hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất ......... 101
Bảng 4. 11: Tài sản sản xuất và tài sản tiêu dùng ........................................................... 103
Bảng 5. 1: Sự thay đổi về thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất......... 108
Bảng 5. 2: Sự thay đổi về cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình (%)................................ 109
Bảng 5. 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thu nhập từ nông nghiệp bằng ước lượng FLM
...................................................................................................................................... 112
Bảng 5. 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp của các hộ gia đình
sau khi bị thu hồi đất bằng phương pháp FMLM ........................................................... 113
Bảng 5. 5:Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp của các hộ gia đình
sau khi bị thu hồi đất bằng phương pháp FMLM(tiếp theo) ........................................... 114
Bảng 5. 6: Chi tiêu hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất ....................................... 119
Bảng 5. 7: Chi tiêu cho lễ tết, đám tiệc và ngoài ăn uống của hộ gia đình ...................... 121
Bảng 5. 8: Tác động của THĐ khu vực nông thôn đến thu nhập và chi tiêu bình quân đầu
người của các HGĐ....................................................................................................... 124
Bảng 6. 1: Tuổi và học vấn của các lao động trong hộ gia đình..................................... 132
Bảng 6. 2: Phân loại lao động tạo ra thu nhập của hộ gia đình........................................ 133
Bảng 6. 3: Mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ................................................... 138
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2. 1: Quy trình thu hồi đất theo NĐ 69/2009/NĐ-CP .............................................. 18
Hình 2. 2: Mô hình gia đình nông dân của Chayanov ...................................................... 21
Hình 2. 3: Phân tích khung sinh kế của DFID.................................................................. 26
Hình 2. 4: Tác động của của chương trình sau thời gian .................................................. 71
Hình 3. 1: Khung phân tích sinh kế hộ gia đình khu vực nông thôn TP.Cần Thơ ............. 53
Hình 3. 2: Quy trình nghiên cứu...................................................................................... 55
Hình 3. 3: Phân bố dân cư ở khu vực nghiên cứu............................................................. 57
Hình 3. 4: Vùng bị thu hồi đất và lấy mẫu khảo sát ......................................................... 58
Hình 4. 1: Vị trí địa lý của Thành phố Cần Thơ, Việt Nam.............................................. 86
Hình 4. 2: Sự tham gia các tôn giáo của các thành viên hộ gia đình trên 15 tuổi trước và sau
khi bị thu hồi đất ............................................................................................................. 97
Hình 4. 3: Tỉ lệ có vay nợ của các hộ dân khu vực nghiên cứu .......................................100
Hình 4. 4: Mục đích sử dụng vốn vay.............................................................................102
Hình 4. 5: Mối quan hệ giữa mục đích sử dụng vốn vay và các nhóm khảo sát ...............102
Hình 4. 6: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất bởi dự
án đường cao tốc trước và sau khi bị thu hồi đất.............................................................104
Hình 4. 7: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất bởi dự
án Khu dân cư vượt lũ trước và sau khi bị thu hồi đất.....................................................104
Hình 4. 8: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình không bị thu hồi đất
trước và sau quá trình nhà nước thu hồi đất các hộ khác trên địa bàn..............................104
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 4. 1: Kiểm định diện tích đất của hai nhóm hộ bị thu hồi đất ............................ 170
Phụ lục 4. 2: So sánh đặc điểm nhân khẩu học của các hộ gia đình bị thu hồi đất và không
bị thu hồi đất ................................................................................................................. 170
Phụ lục 4. 3: Mối quan hệ của vốn con người và phúc lợi hộ gia đình............................ 172
Phụ lục 4. 4: So sánh trung bình số tiền bồi thường của hai nhóm hộ gia đình ............... 173
Phụ lục 5.1: Kiểm định sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình dự án đường cao tốc:
2013-2015 – Nhóm đối chứng ....................................................................................... 174
Phụ lục 5.2: Kiểm định sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình dự án đường cao tốc:
2013-2015 – Nhóm bị tác động...................................................................................... 175
Phụ lục 5. 3: Kiểm định sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình dự án KDC vượt lũ:
2011-2015– Nhóm đối chứng ........................................................................................ 176
Phụ lục 5.4: Kiểm định sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình dự án KDC vượt lũ:
2011-2015– Nhóm bị tác động ...................................................................................... 177
Phụ lục 5. 5: Ma trận hệ số tương quan các biến trong hô mình ..................................... 178
Phụ lục 5. 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thu nhập từ nông nghiệp bằng ước lượng
FLM.............................................................................................................................. 179
Phụ lục 5. 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp của các hộ gia
đình sau khi bị thu hồi đất bằng phương pháp FMLM.................................................... 180
Phụ lục 5. 8: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu của các hộ bị thu hồi đất bởi dự án cao tốc
giữa trước và sau khi bị thu hồi đất................................................................................ 182
Phụ lục 5. 9: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu của các hộ bị thu hồi đất bởi dự án vượt lũ
giữa trước và sau khi bị thu hồi đất................................................................................ 183
Phụ lục 5. 10: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu của các hộ bị KHÔNG thu hồi đất ..... 184
Phụ lục 5. 11: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu LỄ, TẾ VÀ NGOÀI ĂN UỐNG của các
hộ bị thu hồi đất bởi dự án cao tốc giữa trước và sau khi bị thu hồi đất .......................... 185
Phụ lục 5. 12: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu LỄ, TẾ VÀ NGOÀI ĂN UỐNG của các
hộ bị thu hồi đất bởi dự án vượt lũ giữa trước và sau khi bị thu hồi đất .......................... 186
Phụ lục 5. 13: Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu LỄ, TẾ VÀ NGOÀI ĂN UỐNG của các
hộ KHÔNG bị thu hồi đất.............................................................................................. 188
Phụ lục 5. 14: Kiểm định mối liên hệ giữa trình độ học vấn và nhóm hộ nghiên cứu..... 189
Phụ lục 5. 15 : Kiểm định sự khác biệt về chi tiêu cho giáo dục và y tế của các nhóm hộ
gia đình ......................................................................................................................... 190
Phụ lục 5. 16: Tác động của thu hồi đất khu vực nông thôn đến thu nhập của các hộ gia
đình............................................................................................................................... 191
Phụ lục 5. 17: Tác động của thu hồi đất khu vực nông thôn đến chi tiêu của các hộ gia
đình............................................................................................................................... 191
Phụ lục 6. 1: Trung bình các tài sản sinh kế theo nguồn thu nhập chính HGĐ năm 2015 192
x
Phụ lục 6. 2: Kiểm định mối quan hệ giữa thu nhập của hộ và số nguồn thu nhập của hộ gia
đình (Kruskal-Wallis Test).............................................................................................194
Phụ lục 6. 3: Kiểm định mối quan hệ giữa thu nhập, chi tiêu của hộ và số nguồn thu nhập
của hộ gia đình (ANOVA) .............................................................................................195
Phụ lục 6. 4: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và số nguồn thu nhập của hộ gia
đình (ANOVA)..............................................................................................................196
Phụ lục 6. 5: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và số nguồn thu nhập của hộ gia
đình (KRUSKAL-WALLIS)..........................................................................................198
Phụ lục 6. 6: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và nguồn thu nhập từ nông
nghiệp............................................................................................................................199
Phụ lục 6. 7: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và nguồn thu nhập từ làm thuê
hưởng lương không cố định............................................................................................200
Phụ lục 6. 8: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và nguồn thu nhập từ làm thuê
hưởng lương cố định ......................................................................................................201
Phụ lục 6. 9: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và nguồn thu nhập chính từ tự
kinh doanh .....................................................................................................................202
Phụ lục 6. 10: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người và nguồn thu nhập khác .......203
Phụ lục 6. 11: Kiểm định mối quan hệ giữa nghề chính của hộ gia đình và thu nhập, chi
tiêu bình quân đầu người của hộ (ANOVA) ...................................................................204
Phụ lục 6. 12: Kiểm định mối quan hệ giữa nghề chính của hộ gia đình và thu nhập, chi
tiêu bình quân đầu người của hộ (Kruskal-Wallis Test)..................................................204
Phụ lục 6. 13: Kiểm định mối quan hệ giữa trình độ học vấn trung bình của hộ và việc mua
đất nông nghiệp..............................................................................................................205
Phụ lục 7. 1: Bảng phỏng vấn hộ gia đình......................................................................206
Phụ lục 7. 2 Danh sách các hộ gia đình được phỏng vấn.................................................230
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
“Tấc đất tấc vàng” là một thành ngữ rất phổ biến nói về giá trị đất đai ở Việt
Nam. Với tổng diện tích khoảng 33 triệu ha và dân số 86 triệu người (năm 2009),
Việt Nam là một trong những nước có diện tích đất bình quân trên đầu người thấp
nhất thế giới. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người chưa đầy 0,3 ha
(WB, 2011a). Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra
nhanh chóng trong hai thập niên qua, chính phủ đã thu hồi một lượng lớn đất ở khu
vực nông thôn để phục vụ cho sự phát triển của các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng,
khu dân cư và các mục đích công cộng khác. Trong giai đoạn 2001-2010, đã có gần
một triệu ha đất nông nghiệp (chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất nông nghiệp
của cả nước) được Nhà nước thu hồi và chuyển sang mục đích sử dụng phi nông
nghiệp (WB, 2011c). Trong khi đó, nông nghiệp là nghề chính cho những hộ nông
dân nghèo (WB, 2013). Vì vậy, việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp có ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc sống của các hộ gia đình sống bằng nghề nông.
Bên cạnh đó, không phải hộ dân nào sống khu vực nông thôn cũng có đất
nông nghiệp. Ở Việt Nam có đến 9,6% dân số ở vùng nông thôn không có đất sản
xuất, đặc biệt các các tỉnh phía Nam. Tỷ lệ hộ nông dân không có đất ở Đồng bằng
sông Cửu Long có tỉ lệ cao hơn bình quân cả nước. Do ruộng đất ít nên các hộ gia
đình vùng nông thôn phải đa dạng hóa sinh kế để gia tăng thu nhập. Tỉ trọng thu
nhập từ lĩnh vực nông nghiệp khoảng 50%, còn lại là làm công ăn lương, phi nông
nghiệp và khai thác tài nguyên (CIEM, 2013). Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất ở
khu vực nông thôn, không chỉ tác động đến việc mất tư liệu sản xuất của nông dân
mà còn ảnh hưởng đến nơi ở, việc làm của các nhóm đối tượng khác. Việc thu hồi
đất sẽ có ảnh hưởng đến các sự lựa chọn sinh kế, bởi sẽ có nhiều cơ hội mới mở ra
từ việc làm phi nông nghiệp và sự thay đổi của các tài sản sinh kế. Một bộ phận hộ
dân sẽ có lợi ích cao hơn nhờ có các nguồn lực và nắm được cơ hội. Các hộ gia đình
2
khác có thể sẽ bị thất nghiệp, tổn thương, công việc không ổn định sau khi tiêu dùng
hết tiền bồi thường cho thu hồi đất.
“Thu hồi đất” là khái niệm được nêu trong Luật đất đai (Quốc hội, 2003) cho
phép Nhà nước có quyền thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế1
. Khi Nhà nước thu hồi đất sẽ bồi
thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng và tái định cư cho người
bị thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền
sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi2
. Giá đất để tính bồi thường là giá
đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc bồi thường theo cách giao đất mới có cùng mục đích sử dụng
rất ít khi được áp dụng vì rất khó để tìm được “đất mới có cùng mục đích sử dụng”.
Thay vào đó là Nhà nước sẽ bồi thường bằng “giá trị quyền sử dụng đất tại thời
điểm có quyết định thu hồi”. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ di dời, tái định cư,
chuyển đổi nghề nghiệp cũng rất đa dạng. Chính quyền địa phương có thể linh động
hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp gấp từ 3 đến 5 lần giá trị bồi thường đất nông
nghiệp. Vì vậy, trong thực tế, việc áp dụng Luật đất đai cũng đa dạng khác nhau
theo các chiều không gian lẫn thời gian. Để đánh giá các tác động của quá trình thu
hồi đất này đến cuộc sống của người dân, rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước
đã được tiến hành và cho thấy:
Công tác triển khai Luật đất đai về thu hồi đất của người dân được vận dụng
và thực hiện một cách linh hoạt ở nhiều địa phương khác nhau, khái niệm thu hồi
đất cho phát triển kinh tế xã hội được sử dụng một cách không rõ ràng giữa việc cho
lợi ích công hay lợi ích tư. Các nghiên cứu của ADB (2007), WB (2011b) cho thấy
chính sách thu hồi đất rất đa dạng. Cùng là mục đích thu hồi đất nông nghiệp để
giao cho nhà đầu tư chuyển đổi thành đất ở và phân lô bán nền, nhưng có thể áp
dụng luật theo hướng cưỡng chế thi hành hoặc thỏa thuận với người dân. Hoặc cùng
1
Điều 38, Luật đất đai năm 2003 2
Điều 38, Luật đất đai năm 2003
3
bị cưỡng chế thu hồi nhưng có bồi thường “tương đương thị trường” với giá do Nhà
nước quyết định và người dân thật sự không thể mua lại phần đất tương tự bị Nhà
nước lấy đi ở nơi khác (Phuc, 2015). Việc phân loại đất nông nghiệp hay vườn tạp
để được hưởng chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp – thường gấp 3 đến 5 lần giá
trị bồi thường cũng không rõ ràng, dẫn đến có sự khác biệt rất lớn về tổng số tiền
bồi thường mà người dân nhận được, ngay cả khi các dự án khác nhau được diễn ra
trên cùng một xã, huyện.
Sau khi bị thu hồi đất, sinh kế một số hộ gia đình tốt hơn nhờ vào việc phát
triển các ngành nghề mới phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
người dân có thể hưởng lợi. Các hộ gia đình bị thu hồi đất đã có lợi ích từ việc cư
trú ở gần các trung tâm đô thị và các trường đại học ở vùng ven đô Hà Nội bằng
cách xây nhà trọ cho thuê, bán tạp hóa nhỏ (Nguyễn Văn Sửu, 2008). Bên cạnh đó,
có bằng chứng cho thấy việc mất đất sản xuất nông nghiệp không có tác động tiêu
cực đến người dân mà ngược lại là người dân có cuộc sống tốt hơn, thu nhập cao
hơn nhờ đa dạng hóa nguồn thu nhập và chuyển đổi nghề nghiệp (Tran Quang
Tuyen và cộng sự, 2013).
Bên cạnh đó, việc thu hồi phương tiện kiếm sống dẫn đến việc người dân
phải di chuyển chỗ ở và tìm kế mưu sinh mới nhưng đa phần là không thành công.
Trong nghiên cứu về trường hợp của vùng ven đô Hà Nội, nơi mà 2/3 diện tích đất
được thu hồi để xây dựng hạ tầng và khu đô thị mới, Nguyễn Văn Sửu (2008) đã
tìm thấy bằng chứng rằng nhiều hộ gia đình chỉ có thu nhập tạm bợ và nhiều hộ gia
đình khác trở nên thất nghiệp, đặc biệt là người già và người có học vấn thấp.
Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ở một số tỉnh của Việt Nam
cho thấy khoảng 1/3 hộ gia đình bị tác động xấu đến sinh kế của họ, đặc biệt là các
hộ gia đình mất toàn bộ đất nông nghiệp, có trình độ học vấn thấp hay không được
đào tạo kỹ năng để tìm công việc mới (ADB, 2007). Nghiên cứu của Lê Du Phong
(2007) tại tám tỉnh, thành phố có tốc độ đô thị hoá cao nhất cho thấy tỉ lệ thất
nghiệp gia tăng 8%, việc làm lĩnh vực nông nghiệp giảm 18,17 %, và việc làm