Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thông tin tài chính
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Báo chí trong truyền thông tài chính
Trang 1 / 28
Truyền thông tài chính: thông tin là tiền
Tác giả: TS. Vương Quân Hoàng
Nghiên cứu viên cao cấp
Bộ môn Tài chính
Trung tâm Emile Bernheim, ĐHTH Bruxelles
&
SAGA – www.saga.vn
Bài viết tham dự Hội thảo Báo chí với doanh nghiệp – Doanh nghiệp với báo chí
Tổ chức ngày 6/10/2007, tại Hà Nội.
Bài viết có sự tham gia chuẩn bị của: Trần Trí Dũng, Bùi Quang Nam, Lưu Quý Phương
và SAGA.VN - Hệ thống phân tích-truyền thông kinh doanh Việt Nam
Mục lục
Mở đầu ............................................................................................................................................... 1
1. Từ khói tới bàn phím ................................................................................................................. 1
2. Được và chưa được.................................................................................................................. 6
3. Giả định-Giả thiết-Khuôn khổ-Chứng minh-Kết luận............................................................... 14
4. Truyền thông tài chính: Từ cảm xúc tới quyết định................................................................. 19
5. Vai trò giáo dục và định hướng thông tin của báo chí trên TTCK........................................... 21
Lời cảm ơn ....................................................................................................................................... 27
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................................ 27
Mở đầu
Các quyết định tốt trong đầu tư ngày nay còn được gọi là: Các quyết định đầy đủ thông tin, nguyên
văn tiếng Anh: "Well-informed decisions."
Truyền thông ngày càng quan trọng do đó là phương pháp hữu hiệu tác động vào tâm lý và cảm
xúc xã hội, trong đó có rất nhiều doanh nhân, người làm chuyên môn và các nhà đầu tư. Xã hội có
hiện tượng phân hóa rõ rệt giữa những công ty có khả năng phát triển hệ thống truyền thông tốt tới
công chúng.
Trên thị trường tài chính-chứng khoán Việt Nam, truyền thông cũng có vai trò vô cùng quan trọng.
Báo Đầu tư Chứng khoán được thị trường đón chờ, các báo như Tiền Phong vốn xưa nay không
đặt thế mạnh vào TTCK cũng đưa ra chuyên mục này để thu hút độc giả, v.v.. Đó là bằng chứng
cho thấy truyền thông được đón nhận hào hứng thế nào.
1. Từ khói tới bàn phím
Phát kiến ngôn ngữ: khó khăn và vĩ đại
Khói lửa được xem như một giả thiết khoa học đầu tiên về truyền thông từ khoảng cách xa. Điều
ấy diễn ra trước chữ viết thô sơ khoảng 1,2 triệu năm.
Báo chí trong truyền thông tài chính
Trang 2 / 28
Phát kiến ngôn ngữ là hành trình dài, khó khăn và vĩ đại của loài người. Nó gắn liền với sự phát
triển sản xuất, kỹ năng và tư duy của con người (Watson, 2006). Bằng chứng khảo cổ học cho
thấy giống người-khôn-ngoan (Homo Sapiens) hình thành cách đây khoảng 500.000 năm đã biết
ăn thịt các loài động vật như linh dương, ngựa vằn hay hà mã. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn,
người-khôn-ngoan phải chiến đấu với con mồi hoặc phải đương đầu với các loài ác thú để tranh
giành xác con mồi. Thực tế này, theo các nhà cổ sinh vật học, buộc họ phải sống tập trung thành
từng bầy lớn, từ 60 đến 80 thành viên. Để tập hợp hiệu quả, dứt khoát cần sự tồn tại một khả năng
ngôn ngữ nhất định. Truyền thông ra đời như sự tồn vong của con người!
Người ta cũng tin rằng, những công cụ tạo tác đồ đá của loài người H. Sapiens thời cách đây
500.000 năm đã bắt đầu phức tạp và đòi hỏi nỗ lực truyền thông. Các nhà khảo cổ nhẩm tính rằng
để có được lưỡi rìu có hình thù tinh tế và công dụng gia tăng cho lao động sản xuất, cần tới 6-8
người cùng thao tác với khoảng 250 nhát đập. Như thế, không thể nào thiếu một quá trình truyền
thông hiệu quả giữa nhóm người tiền sử này, nếu không muốn người này lấy đá phang vào tay
người kia. Truyền thông là phương tiện đạt tới tính hiệu quả!
Dấu tích 200.000 năm trước được tìm thấy tại Siberia chứng tỏ sự tồn tại của lửa và quần áo để
chống chọi với khí hậu lạnh khắc nghiệt. Để chống chọi với giá rét, người tiền sử không chỉ cần
quần áo mà còn cần cả cách thức hiệu quả để bảo vệ và duy trì lửa. Và để làm được, chắc chắn
họ cần tới một ngôn ngữ để trao đổi.
Một bằng chứng khảo cổ học quan trọng liên quan tới nguồn gốc của chữ viết là “nhánh gạc hươu
La Marche,” được phát hiện trong hang động La Marche năm 1938. Trên nhánh gạc này có chạm
trổ hai con ngựa với một số hàng biểu tượng ở bên trên. Alexander Marsheck, năm 1972, phân
tích và kết luận đây là một bản ghi chép các ký hiệu về mặt trăng được thực hiện trong bảy tháng
rưỡi.
Sang thập kỷ 1990, Frances d’Errico tìm hiểu lại nhánh gạc này với kính phóng đại cực mạnh để
xem xét các vết khía và kết luận các vết khắc được làm trong cùng một thời gian chứ không phải
trong suốt bảy tháng. Tuy không chắc chắn về ý nghĩa của các ký hiệu nhưng d’Errico nhấn mạnh
chúng không khác mấy các vết khía được sử dụng trong các chữ hình nêm (xem Hình 1)- bắt
nguồn từ phương thức ghi chép các giao dịch thương mại. Bởi vậy, d’Errico gợi ý “nhánh gạc
hươu La Marche” có thể được ghi nhận với ý nghĩa như một bản chữ viết nguyên thủy ghi chép
giao dịch mua bán của người tiền sử. Một kết luận rất đáng chú ý. Truyền thông có động lực quan
trọng là kinh doanh!
Nhà sử học H.W.F. Saggs1
cho rằng “không phát minh nào quan trọng với tiến bộ của con người
bằng chữ viết” còn Petr Charvat2
thì gọi đây là “phát minh của phát minh.” Nguồn gốc của chữ viết
là vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi. Các giả thiết quan trọng được đặt ra. Trong nhiều năm, bản
ghi trên chữ hình nêm của Mesopotamia, vùng đất được xem như một nôi văn minh của nhân loại
nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates, được coi là chữ viết đầu tiên. Tuy vậy, giả thiết này
gặp phải một vấn đề. Chữ hình nêm gồm nhiều biểu tượng rút gọn trong khi nhiều nhà khoa học
1
Herry William Frederick Saggs (1920-2005), nhà sử học và Đông phương học nổi tiếng, người Anh. 2
Petr Charvat, tác giả cuốn “Mesopotamia Before History”, NXB Routledge