Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thơ chữ Hán Đào Tấn - Những điểm nhìn nghệ thuật : Chuyên luận
PREMIUM
Số trang
276
Kích thước
8.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1134

Thơ chữ Hán Đào Tấn - Những điểm nhìn nghệ thuật : Chuyên luận

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NGUYỄN ĐÌNH THU

THƠ CHỮ HÁN

N H Ữ N G ĐIÊM NHÌN NGHỆ THUẬT

(Chuyên luận)

NGUYỄN ĐÌNH THU

Năm sinh: 1985

Quê quán: Đông Sdn - Thanh Hóa

Tót nghiệp Đại học: 2007, Thạc sì: 2010

Tiến sĩ: 2015

Nơi công tác: Khoa Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quy Nhơn

Email: [email protected]

THƠ CHỮ HÁN ĐÀO TẤN

NHỮNG ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT

NGUYỄN ĐÌNH THU

THƠ CHỬ HÁN ĐÀO TẤN

NHỮNG ĐIẺM NHÌN NGHỆ THUẬT

(Chuyên luận)

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI

LỜI GIÓI THIỆU

Đào Tấn (1845-1907) là quan chức, trọng thần triều

Nguyễn (trải các chức vụ Tham tri, Phủ doãn, Tổng đốc, Thượng

thư, Hiệp tá Đại học sĩ, Cơ mật viện Đại thần...) đồng thòi là tác

gia văn học xuất sắc với đóng góp cả về lý luận và sáng tác tuồng

(các vò Trầm hương các, Hộ sanh đàn, Mộng đẹp lầu Quỳnh,

Đường hoa hẻm //#//,...), từ khúc và thơ chữ Hán,...

Hơn một thế kỷ sau khi Đào Tấn qua đời, học giới đã có

những bước tiến quan trọng trong việc truy tầm, minh định các

nguôn thư tịch, phiên dịch và khảo luận văn bản, nghiên cứu nội

dung và nghệ thuật tác phấm Đào Tấn.

Nói riêng với Nguyễn Đình Thu, anh ưu tiên chỉ chọn lựa,

tiêp cận và tiên nhận nghiên cứu phần thơ chữ Hán Đào Tấn với

141 bài. Vê văn bản, anh tìm đến bản gốc chữ Hán rồi so sánh,

đôi sánh với các biệt tập, tuyển tập, hợp tập, hợp tuyển và các bài

lè từ nhiều nguồn khác nhau. Chỉ có trên cơ sở khảo sát định

lượng văn bản chuẩn mực mới có thể tiến hành nghiên cứu định

tính, xác định các phương diện đặc điểm và giá trị tác phẩm.

Thực hiện phân tích trên toàn tuyến các chủ điểm hình

tượng con người, thiên nhiên, không gian, thời gian nghệ thuật và

vân đê hệ thống thể loại, thế giới biểu tượng, bút pháp, ngôn từ,...

Nguyễn Đình Thu chú trọng mô hình hóa thành những xu thế

trường lực hướng tâm (lý tưởng nhà Nho cuối mùa, tinh thần nhập

thế, hành đạo, tụng ca vương triều, thánh đế, chuẩn mực đạo lý,

thể thơ, điển tích, biểu tượng cổ mẫu truyền thống,...) và ly tâm

5

(tỉm về cá nhân, hòa giải với thiên nhiên và Phật giáo, phát huy

tiếng nói nhân văn, tài tử, mở rộng hệ từ láy âm tính và các quan

hệ tư duy tương, dữ, cộng - nhất, độc, cô...)... Vói việc nhấn

mạnh khả năng bộc lộ cái tôi trữ tình, chuyên luận Thơ chữ Hán

Đào Tấn - những điểm nhìn nghệ thuật tập trung xác định ý nghĩa

khơi mở, hướng đến nội dung trữ tình và lãng mạn, ghi dấu tín

hiệu chuyển đồi từ thi ca trung đại sang giao thời cận - hiện đại.

Nguyễn Đình Thu quê xứ Thanh, một chàng “chạch

vàng đất sỏi”, trẻ trung, thư sinh, tài hoa; người biết vưọt lên

mình, say mê dấn thân vào nghiệp chữ nghĩa; tham gia giảng dạy,

nghiên cứu chuyên sâu cũng khá mà sáng tác cũng dẻo tay (viết

truyện, làm thơ)... Người như thế, văn như thế, một ý chí dấn

thân, nhập cuộc, đồng điệu với tiền nhân: Nìtng chi kim sinh kết

mục tiền (Tôi chi mong kết duyên trong kiếp này ngay trước mắt)

(Đào Tấn - Sơn ca nhị thủ)...

Trân trọng giói thiệu chuyên luận Thơ chữ Hán Đào Tấn

- nhĩmg điểm nhìn nghệ thuật của nhà nghiên cứu. nhà giáo

Nguyễn Đình Thu cùng bạn đọc.

THƠ CHỮ HÁN ĐÀO TÁN - NHỬNG ĐIẾM NHÌN NGHỆ THUẬT

Hà Nội, ngày 02 thảng 11 năm 2020

PGS.TS. NGUYỄN HỮU SON

(Viện Văn học)

6

LÒI DẪN

Trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam, Đào Tấn là

gương mặt tiêu biểu ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX, và có thể nói là

gương mặt sáng giá nhất trong số các tác giả vua quan triêu

Nguyễn. Từ cái nhìn định kiến đối với sáng tác của vua quan triêu

Nguyễn, một thời, nghiên cứu văn học viết cuối thế kỷ XIX - đâu

thế kỷ XX, nhiều học giả đã quá đề cao hiện thực chính trị xã hội,

thậm chí chỉ quan tâm đến bộ phận văn học yêu nước của những

chí sĩ, những người bất hợp tác với thực dân Pháp. Văn học có

quy luật vận động vả đặc trưng riêng. Đó không chỉ là hiện thực

thứ hai của xã hội mà quan trọng hơn còn là thể giới tư tưởng,

tình cảm của người nghệ sĩ.

Trong xu hướng toàn cầu hóa, vói cái nhìn cời mở,

hướng đên nhận chân giá trị đích thực của văn học, nghiên cứu

văn học những năm gần đây đã dần quan tâm đến sáng tác của

vua quan triều Nguyễn, trong đó có sáng tác của Đào Tấn. Dù

vậy, nhiều vấn đề về con người và sáng tác của Đào công, đến

nay, van còn tồn tại nhung thiên kiến hoặc những ý kiến trái

chiêu. Bời vậy, tiếp tục hành trình giải mã những giá trị còn ẩn

tàng trong thơ chữ Hán - một lĩnh vực chưa được quan tâm đích

đáng là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học lớn trong việc

xây dựng lên cái nhìn nhiều chiều, toàn diện về danh nhân văn

hóa Đào Tấn.

Trong chuyên luận, chúng tôi không có tham vọng đi

vào nghiên cứu, giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến

7

THƠ CHŨ HÁN ĐÀO TÁN - NHŨNG ĐIẾM NHÌN NGHỆ THUẬT

thơ chữ Hán Đào Tấn mà chì tập trung khảo sát, nghiên cứu

những điểm nhìn, được xem là những phương diện co bản tập

trung bộc lộ đặc điếm, làm nên thế giới thơ chữ Hán của tác gia.

Cụ thể, chuyên luận Thơ chữ Hán Đào Tân — những điêm nhìn

nghệ thuật, ngoài Lời giới thiệu, Lời dẫn, gồm phân Mở đâu

(trình bày lịch sử vấn đề nghiên cửu; giới thuyết khái niệm điêm

nhìn nghệ thuật”, “thế giới nghệ thuật”) và ba chương chính

(Chương 1: Thế giới hình tưọng trong thơ chữ Hán Đào Tân,

Chương 2: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật

trong thơ chữ Hán Đào Tấn, Chương 3: Một sô phương thuc

nghệ thuật trong thơ chữ Hán Đào Tắn), cùng với phân Kêt luận,

Tài liệu tham khảo.

Bằng việc sử dụng phương pháp loại hỉnh trong nghiên

cứu văn học, chúng tôi đã tập trung khảo sát, phân tích tác phâm,

đi đến nhận diện kiểu tác giả trong sáng tác thơ chữ Hán Đào Tân.

Mặt khác, trên cơ sờ vận dụng chủ yếu phương pháp tiêp cận theo

hướng thi pháp học, với việc phân tích, phân loại tác phâm, ngưò'1

nghiên cứu đã hệ thống, xác định những đặc điêm vê hình tượng

thiên nhiên, hình thức không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ

chữ Hán Đào Tấn. Bên cạnh đó, qua thống kê, phân loại và so

sánh,... chuyên luận còn đi đến những kết luận về phương thức

nghệ thuật thơ chữ Hán tác giả trên một số phương diện: thê loại,

biểu tượng, bút pháp, ngôn ngữ. Những kết luận rút ra qua quá

trình nghiên cứu hệ thống điểm nhìn nghệ thuật trong thơ chữ Hán

Đào Tấn là co* sở để chúng tôi xác định giá trị, vị trí của mảng

sáng tác này cũng như vị thế tác giả trong tiến trình phát triên thê

loại và trong lịch sử văn học dân tộc. Với nỗ lực của người nghiên

8

NGUYỄN ĐÌNH THƯ

cứu, chúng tôi hy vọng chuyên luận sẽ là một trong nhũng tư liệu

phục vụ cho quý độc giả, học giả quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu

Đào Tấn nói riêng cũng như sáng tác của vua quan triều Nguyễn

nói chung. Kết quả của chuyên luận có thể được sử dụng để biên

soạn chuyên đề, giáo trình trong chương trình giáo dục, làm tư

liệu tham khảo cho những nghiên círu và giảng dạy các vân đê

hữu quan, nhất là về văn học địa phương.

Nhân đây, chúng tôi chân thành cảm 011 các nhà nghiên

cứu, thầy cô, đồng nghiệp đã động viên, quan tâm giúp đỡ, góp ý

nâng cao chất lượng học thuật để tác giả có thể hoàn thiện chuyên

luận này. Xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Khoa học xã hội

đã tạo điêu kiện thuận lọi dê cuốn sách dược dẻn tay bạn dọc

trong thời gian sớm nhất.

Mặc dù tác giả công trình đã hết sức cố gắng nhưng chắc

chăn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong

nhận được các ý kiến nhận xét, đóng góp chân thành của quý học

giả, bạn đọc gần xa.

Bình Định, ngàv 27 tháng 09 năm 2020

NGUYỄN ĐÌNH THU

9

MỞ ĐÀU

Nói đến danh nhân văn hoá Đào Tấn là nói đến bậc hậu tổ

của nghệ thuật tuồng Việt Nam. Nhưng như nhà nghiên cứu Văn

Trọng Hùng nhận định: “Trước khi trờ thành nhà viết tuồng kiệt

xuất, Đào Tấn đã là một nhà thơ nổi tiếng”1. Không những thế,

tác giả Trần Văn Thận còn nhấn mạnh: “Đào Tấn là một hiện

tượng phức tạp, nếu không nói là hiện tượng phức tạp nhất trong

thế giới nghệ sĩ từ xưa tới nay”2. Bởi vậy, đây là một hiện tượng

thơ đáng đê cho chúng ta nghiên cứu.

Tính từ thời điểm cuốn Thơ và từ Đào Tấn ra đời (Vũ

Ngọc Liễn chủ biên, nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1987),

sáng tác thơ chíí Hán của Đào Tấn đã được phổ biến rộng rãi hon

ba mươi năm qua. Tuy nhiên cho đến nay, những bài viết, công

trình nghiên cứu về thơ chữ Hán Đào Tấn vẫn còn quá ít ỏi so với

giá trị đích thực của mảng sáng tác không kém phần quan trọng

này. Nghiên cứu thơ Đào Tấn, hiện tại, không chỉ ít về số lượng

mà quy mô cũng hết sức nhỏ lẻ. Hầu hết, đó là những bài viết trên

báo, tạp chí mang cảm nhận riêng về một khía cạnh hoặc viết

chung vói nghiên cứu tuồng, từ khúc, tựa như một phần phụ chú,

với các cây bút như: Xuân Diệu, Vũ Ngọc Liễn, Đặng Hiếu

Trưng, Nguyễn Thanh Mừng, Đào Nguyên, Hồ Sĩ Vịnh, Trường

Lưu, Hoàng Chương, Thanh Thảo, Thu Hoài, v.v... Đến nay,

chúng tôi nhận thấy vẫn chưa có công trình chuyên biệt nào

1 Nhiều tác giá (2008), Đào Tẩn - tràm năm nhìn tại, Nxb Hội Nhà văn, Hà

Nội, tr. 132.

2 Ty Văn hóa và thông tin Nghĩa Bình (1978), Đào Tân - nhà thơ, nghệ sĩ

tuồng xuắt sắc (Ký yếu hội nghị khoa học), tr. 217.

11

THƠ CHỦ' HÁN ĐÀO TẨN - NHŨNG ĐIẾM NHÌN NGHỆ THUẬT

nghiên cứu một cách hệ thống và lý giải thấu đáo vê nhũng vân

đề lớn trong thế giới nghệ thuật thơ chữ Hán Đào Tấn.

Những điểm nhìn nghệ thuật khác nhau đã kết gắn, tương

tác làm nên một thế giới nghệ thuật thục sụ phong phú, hấp dẫn

trong thơ chữ Hán của Đào Tấn, đóng góp vào sự phát triển chung

của nền văn học viết Việt Nam giai đoạn chuyển mình cuối thế kỷ

XIX — đầu thế kỳ XX. Qua chuyên luận này, chúng ta sẽ có cái

nhìn sâu sắc và hệ thống hon về thơ chữ Hán Đào Tấn trong

tuơng quan với nhũng mảng sáng tác khác của tác già, nhất là

sáng tác tuồng; đóng góp một cái nhìn tham chiếu, góp phần đánh

giá vị thế danh nhân văn hoá Đào Tấn trong nền văn hóa dân tộc.

Và qua hiện tuợng thơ này, chúng ta có thể nhìn thấy được giá trị

nghệ thuật đích thực trong sáng tác của vua quan triều Nguyễn.

1. ĐIẾM QUA NHỮNG NGHIÊN cứu VÈ cuộc

ĐỜI VÀ CON NGƯỜI ĐÀO TAN

Nghệ thuật được bắt nguồn và nuôi dưỡng từ hiện thực.

Bởi vậy, tiếp cận hiện thực đời sống xã hội cũng như hành trạng

cuộc đời nhà thơ là một trong những cách thức để tìm hiểu con

người tác già trong sáng tác.

Trước hết, đã có nhiều tài liệu nhận định, đánh giá về

cuộc đời và con người Đào Tấn, làm cơ sờ gợi ý cho chúng tôi

nghiên cứu hình tượng con người tác giả trong thơ chữ Hán, tiêu

biêu có thê kê đên những bài viết, công trình nghiên cứu của Lại

Nguyên An, Bùi Văn Trọng Cường, Cao Xuân Dục, Đặng Quý

Địch, Bùi Văn Lang, Hà Xuân Liêm, Vũ Ngọc Liễn, Lê Minh

Quốc, Quách Tấn, Quách Giao, Trần Nhâm Thân, Lê Từ Hiển,

Trần Xuân Toàn, Lê Hoài Lương ...

12

NGUYỄN ĐÌNH THƯ

Các tài liệu viết về tiểu sử cụ Đào đều thống nhất cho biêt:

Đào Tấn (PS ỈÊ), trước tên là Đào Đăng Tấn (PS §t 3Ề), tự Chỉ

Thúc, hiệu Tô Giang và Mộng Mai, biệt hiệu Tiểu Linh Phong Mai

Tăng hay Mai Tăng, người làng Vinh Thạnh, tổng Nhơn Ân, phủ

Tuy Phước, tỉnh Bình Định (nay là thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc,

huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), ông sinh ngày 06 tháng 04 năm

1845 (ngày 27 tháng 02 năm Ắt Tỵ), trong một gia đình nông dân,

thân phụ là ông Đào Đức Ngạc, thân mẫu là bà Hà Thị Loan.

về mặt quan trường, qua những nghiên cứu kể trên, Đào

Tấn đưọc biết đến là người rất hanh thông trên bước đường hoạn

lộ. Ông đỗ Cử nhân năm Tự Đức 20 (1867), trải qua hơn ba mươi

năm phục vụ dưới các triều Tự Đức (1848-1883), Đồng Khánh

(1886-1888) và Thành Thái (1889-1907) thời nhà Nguyễn, kinh

qua các chức vụ Tham tri, Phủ doãn, Tổng đốc, Thượng thư, Hiệp

tá Đại học sĩ, Cơ mật viện Đại thần,... nghĩa là đã dự vào hàng

nhất phâm triều đình. Sau khi vua Tự Đức mất, trong tình trạng

bất ổn ở kinh thành Huế giữa lúc xảy ra vụ phế lập các vị vua Dục

Đức (1883), Hiệp Hòa (1883) và Kiến Phúc (1883-1884), ông lấy

cớ thọ tang cha bỏ quan về nhà; và có lúc ông đã lánh lên Linh

Phong tự (còn gọi là chùa Ông Núi) ở Phù Cát, Bình Định để

tránh những liên lụy với phong trào cần Vương. Năm 1886, Đào

Tấn quay trở lại làm quan. Năm 1904, ông về hưu và mất ngày 23

tháng 08 năm 1907 (rằm tháng 7 năm Đinh Mùi), thọ 63 tuổi.

Trong khi tìm hiểu cuộc đời và con người Đào Tấn, nhiều

học giả đã chỉ ra sự tác động không nhỏ của bối cảnh văn hoá,

lịch sử, xã hội đương thời dẫn đến những biến cố trong cuộc đời

cũng như chuyển biến trong nhận thức của tác giả. Các tài liệu đã

13

THƠ CHỮ HÁN ĐÀO TẨN - NHŨNG ĐIẾM NHÌN NGHỆ THUẬT

cho thấy cuộc đời Đào Tấn nằm trong một giai đoạn lịch sử đầy

biến động, giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế

kỷ XX. Đó là thời kỳ nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, phong

trào kháng chiến chống Pháp diễn ra khắp nơi nhưng đều thất bại,

nền văn minh phương Tây tấn công vào văn minh phương Đông

một cách toàn diện, các giai tầng phân hóa sâu sắc, nhiều giá trị

đạo đức bị đảo lộn. Việc chủ chiến, canh tân đất nước để đù sức

chống lại Pháp hay chủ hòa, thủ cựu, chấp nhận sự đầu hàng được

đặt ra gay gắt. Trước hiện thực rối ren ấy, tầng lớp Nho sĩ, trí thức

đã bị chia rẽ, phân hoá mạnh mẽ trong nhận thức cũng như chọn

đường đi cho mình, về vấn đề này, Quách Tấn, Quách Giao đã

nhận định một cách tổng quát: “Đào Tấn vừa là một ông quan,

vừa là một nghệ sĩ, một thi sĩ sống trong thời đại hỗn loạn, đất

nước bị xâm lăng, xã hội bị suy đồi, nhân tâm bị ly tán,... Tức là

một tâm hồn phức tạp bị chi phối bời một hoàn cảnh phức tạp” 1.

Xung quanh vấn đề vì sao Đào Tấn không trực tiếp tham

gia phong trào cần Vương chống pháp mà lại làm quan cho

Nguyễn triều đã thu hút nhiều sự quan tâm, nhiều cách lý giải

khác nhau của các học giả. Hà Xuân Liêm nhìn nhận Đào Tấn làm

quan là một kiểu đại ẩn đê có thể giúp nhà cũng như giúp nước:

“Làm quan chỉ là một phương kê sinh sống, và là cách tránh sự

dòm ngó của giặc để khôi lụy đến bản thân và gia đình. Từ đó mói

có thể làm chút gì cho dân tộc theo sở nguyện của mình. Cho nên

ra làm quan mà họ vẫn coi chốn quan trường là cái sân khấu, là

1 Quách Tấn, Quách Giao (2007), Đào Tấn và háí bội Bình Định, Nxb Văn

hoá dân tộc, Hà Nội, tr. 234.

14

NGUYỄN ĐÌNH THU

rạp hát để diễn tuồng”1. Trần Văn Thận xem việc Đào Tấn ra làm

quan như một lựa chọn tất yếu trước hoàn cảnh bản thân tác giả

cũng như trước thực tế lịch sử: “Đi theo con đường cần Vưong

của Mai Xuân Thường thì không thấy có tương lai, lấy cửa Thiền

làm chỗ tựa cũng không được yên thân, không nghe theo chỉ triệu

ra làm quan cũng không dễ gì sống yên với chúng, Đào Tốn chọn

một lối thoát chẳng hay ho gì, nhưng với ước mong còn có thể

làm được cái gì đó cho đòi”2. Quách Tấn, Quách Giao lại cho đó

là lựa chọn của một người thức thời, nhạy cảm trước lịch sử: Đào

Tấn không ứng nghĩa cần Vương không phải vì không biết nghĩ

đên đại nghĩa như một số người trong phong trào cần Vương

Bình Định thường nói, cũnư không phải vì mối thù ba mươi roi

ngày xưa của Đào Doãn Địch - người lãnh đạo phong trào cần

Vương Bình Định, “nguyên nhân chính là sự nắm vững tình hình

trong nước, sự tri kỉ tri bi”3.

Giới nghiên cứu đã ít nhiều chú ý đến tính phức tạp trong

hành trạng cuộc đời cũng như trong tư tưởng của Đào Tấn. Làm

quan lớn, được nhiều người tin yêu nể phục, nhưng suốt thời gian

làm quan, Đào Tấn chỉ ôm giấc mộng hoàn hương, hồ hải, lấy thơ

văn làm bạn và say mê với nghệ thuật tuồng. Có lúc, ông quan

lớn ấy đã cáo quan, ẩn lánh trên Linh Phong tự, nhưng chẳng bao

lâu sau lại ra làm quan. Và cũng chính vị đại thần này lại có

nhũng nghĩa cử âm thầm tích cực giúp đõ’ một số cá nhân, tổ chức

1 Hà Xuân Liêm (2005), Khao luận về ưng Bình Thúc Giạ Thị, Nxb Thuận

Hoá, Huế, tr. 37-39.

2 Ty Văn hóa và thông tin Nglíĩa Bình (1978), Đào Tần - nhà thơ, nghệ sĩ

tuồng xuất sác (Ký yếu hội nghị khoa học), tr. 223.

3 Quách Tấn, Quách Giao (2007), Đào Tân và hát bội Bình Định, Nxb Vãn

hoá dân tộc, Hà Nội, tr. 137.

15

trong phong trào cách mạng chống Pháp... Tổng hợp những

nghiên cứu liên quan đến cuộc đời Đào Tấn, nhà nghiên cứu Mịch

Quang cho biết: “Đào Tấn từng nhận mật chỉ của Thành Thái để

liên kết các nghĩa đảng cần Vương. Ông tham gia lập Duy Tân

hội cùng các chí sĩ trẻ xứ Quảng như Nguyễn Hàn, Phan Chu

Trinh, Huỳnh Thúc Kháng; che chở, tạo điều kiện cho Phan Bội

Châu hoạt động, tham gia tổ chức việc Đông Du của Phan Bội

Châu và Cường Để. Đào Tấn còn kết thân với các văn thân yêu nước

xứ Nghệ như Cao Xuân Dục, Đặng Nguyên cẩn, Nguyễn Sinh sắc;

tiến cử hoạ sĩ Lê Văn Miến tham gia kế hoạch phục quốc bí mật của

vua Thành Thải,...9,1.

Nghiên cứu tiểu sử Đào Tấn, phần lớn các bài viết đã cố

gấng khai thác, chi ra những mặt tích cực, những phẩm chất tốt

đẹp của Đào Tấn qua nhiều mối quan hệ. Ồng quan nghệ sĩ ấy

được vợ con tôn kính, đồng hương nể phục, những đồng liêu, đặc

biệt là sĩ phu An Tịnh gọi là “lương phụ văn nhân”, “hiền tướng

phong lưu”, là “đóa mai giữa chốn bụi lầm”, được triều đình tặng

3 chữ “thanh, thận, cần”, và vua Tự Đức phê tặng 4 chữ “bất úy

cường ngự” (không sợ oai mạnh của vua)* 2. Trong mắt người

Pháp, ông được đại úy Charles Gosselin đánh giá: “Một đời tận

tụy trong nhiều chức vụ quan trọng nhưng Đào Tấn vẫn tay trắng

thanh bần”3.

THƠ CHỦ' HÁN ĐÀO TÂN - NHŨNG ĐIẾM NHÌN NGHỆ THUẬT

13 Nhiều tác gia (2008), Dào Tản - trảm năm nhìn lại, Nxb Hội Nhà văn,

Hà Nội, tr. 100.

2 Quách Tắn. Quách Giao (2007), Dcto Tấn và hcỉt bội Bình Định, Nxb Văn

hoá dân tộc, Hà Nội, tr. 134.

16

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!