Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát những điểm mới về nội dung và nghệ thuật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ TÍNH
THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ TÍNH
THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.34.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÃ NHÂM THÌN
Hà Nội, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận án xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng mình. Những kết quả và số liệu
trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trên bất cứ tài liệu nào. Nếu sai, tác giả xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Tính
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
5. Đóng góp của luận án 5
6. Cấu trúc của luận án 5
NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN 6
1.1. Lịch sử vấn đề 6
1.1.1. Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát 6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu quan niệm văn học của Cao Bá Quát 7
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu những điểm mới của thơ chữ Hán
Cao Bá Quát
10
1.1.3.1. Nghiên cứu những điểm mới về nội dung 10
1.1.3.2. Nghiên cứu những điểm mới về nghệ thuật 14
1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài 17
1.2.1. Lí thuyết liên văn bản 17
1.2.2. Lí thuyết nghiên cứu văn học sử về tác giả 18
Chương 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ TẠO NÊN ĐIỂM MỚI TRONG THƠ
CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT
22
2.1.Tiền đề lịch sử, xã hội nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX 22
2.1.1.Những yếu tố truyền thống đã tỏ ra lỗi thời 22
2.1.2. Tầng lớp thị dân và tư tưởng phi Nho giáo 24
2.1.3. Ảnh hưởng bước đầu của tư tưởng, văn hoá phương Tây 25
2.2. Tiền đề văn hóa, văn học
2.2.1. Tiền đề văn hoá
29
29
2.2.1.1. Văn hóa dân gian và trào lƣu tƣ tƣởng nhân văn chủ nghĩa
2.2.1.2. Hoạt động chấn hƣng văn hoá của nhóm sĩ phu Hà thành
đầu thế kỉ XIX
29
31
2.2.2. Tiền đề văn học 32
2.2.2.1. Đổi mới về lực lƣợng sáng tác 32
2.2.2.2. Đổi mới trong quan niệm sáng tác 33
2.2.2.3. Sự ƣu thắng của văn học phi chức năng, văn học hình tƣợng 34
2.3. Cuộc đời, con người Cao Bá Quát 36
2.3.1. Con người tài năng, phóng túng, ưa đổi mới 36
2.3.2. Con người ưu phẫn 37
2.3.3. Con người được giao lưu, tiếp xúc với phương Tây qua chuyến
đi “Dương trình hiệu lực” ở Hạ Châu
38
Chương 3: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG 41
3.1. Từ quan niệm văn học của Cao Bá Quát đến những điểm mới
trong thơ chữ Hán của tác giả
41
3.2. Điểm mới trong quan niệm về xã hội 47
3.2.1. Điểm mới trong việc nhìn nhận và phản ánh hiện thực xã hội
trong nước
47
3.2.1.1. Sự hoài nghi về lí tƣởng, con đƣờng khoa cử 47
3.2.1.2. Sự quan tâm tới rủi may của cuộc đời và tƣ tƣởng,
nhân tính con ngƣời trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt
52
3.2.2. Ảnh hưởng của nước ngoài trong cách nhìn về xã hội,
về thế giới được phản ánh trong sáng tác
58
3.2.2.1. Thể hiện nhận thức mới ở sự khác lạ về con ngƣời 59
3.2.2.2. Thể hiện nhận thức mới về sự giàu sang và sức mạnh
của văn minh phƣơng Tây
61
3.2.2.3. Thể hiện nhận thức mới về khả năng xâm lƣợc của
phƣơng Tây
64
3.3. Điểm mới về chữ “tình” 69
3.3.1. Quan niệm về chữ “tình” 70
3.3.2 Thế giới tình cảm của Cao Bá Quát trong các mối quan hệ của
cuộc sống đời thường
72
3.3.2.1. Tình cảm gia đình 72
3.3.2.2. Tình cảm bạn bè 79
3.3.2.3. Tình cảm trong các mối quan hệ xã hội khác 85
3.4. Điểm mới trong chủ đề người phụ nữ 88
3.4.1. Điểm mới về đối tượng phản ánh 88
3.4.2. Điểm mới trong cảm nhận về ngoại hình,hành động, cử chỉ và
tâm lí nhân vật
89
3.5. Điểm mới trong chủ đề thiên nhiên 96
3.5.1. Cảnh sinh động, đa sắc, giàu trạng thái 98
3.5.2. Cảnh khắc nghiệt, dữ dội, thất thường, hủy diệt 102
Chương 4: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NGHỆ THUẬT 106
4.1. Không gian, thời gian đời tư 106
4.1.1. Không gian đời tư 106
4.1.1.1. Không gian đời tƣ - nơi quê nhà thân thiết 106
4.1.1.2. Không gian đời tƣ - nơi chất chứa nỗi sầu hận, bế tắc 109
4.1.2. Thời gian đời tư
4.1.2.1. Thời gian sinh hoạt hàng ngày
4.1.2.2. Thời gian cụ thể, trực cảm
116
116
119
4.2. Sự phát triển hình thức thể loại kí sự thơ 121
4.2.1. Sự nhiệt thành thể hiện cái tôi của tác giả 122
4.2.1.1. Sử dụng đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất 122
4.2.1.2. Nghệ thuật tự dẫn, chú giải 126
4.2.1.3. Biểu hiện lí sự, nghị luận, phân tích của lí tính 132
4.2.2. Sự gia tăng tính trần thuật, miêu tả tường tận, chi tiết 135
4.2.2.1. Cách đặt nhan đề tƣờng minh 135
4.2.2.2. Cách chú trọng các chi tiết cụ thể 137
4.2.2.3. Cách liên tƣởng, so sánh 142
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
152
165
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Về khoa học cơ bản
1.1.1. Cùng với mảng văn học chữ Nôm, văn học chữ Hán nửa đầu thế kỉ XIX
phát triển rực rỡ. Trong đó, Cao Bá Quát (1808 - 1855) không chỉ là một nhân vật lịch sử
mà còn là một tác gia văn học lớn. Ông đƣợc mệnh danh là Thánh Quát và đƣợc đánh giá
là một hiện tƣợng có lẽ “chỉ xuất hiện một lần trong văn học Việt Nam” [74,11]. Nổi
tiếng với tài “tịch thƣợng tác”, Cao Bá Quát thành công ở nhiều thể loại: truyện, phú, hát
nói, thơ… Trong đó, chủ yếu là bằng chữ Hán, đặc biệt là thơ chữ Hán. Với 1212 bài thơ
chữ Hán đã đƣợc sƣu tập, công bố (căn cứ vào Cao Bá Quát toàn tập (Mai Quốc Liên
chủ biên), hai tập, Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2004, 2012),
ông trở thành một trong những cây bút sáng tác bằng chữ Hán lớn nhất trong lịch sử văn
học dân tộc.
1.1.2. Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới
nghiên cứu ngay từ sau cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, dù đã có nhiều công trình về
Cao Bá Quát - cả về sƣu tầm, dịch thuật và nghiên cứu nhƣng những đổi mới của nhà thơ
lớn này vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo và có hệ thống. Một phần nguyên
nhân là do sáng tác của ông chƣa đƣợc sƣu tầm, dịch thuật, công bố đầy đủ. Bộ sách Cao
Bá Quát toàn tập (hai tập) do Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản
tạo điều kiện to lớn cho việc nghiên cứu thơ chữ Hán toàn diện, hệ thống. Trên cơ sở tác
phẩm thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã đƣợc xử lí cơ bản về văn bản học, cùng với
những tƣ liệu hữu quan, ngƣời nghiên cứu có thể tiếp cận Cao Bá Quát từ nhiều góc độ
khác nhau, trong đó việc so sánh thơ chữ Hán Cao Bá Quát với các tác giả trƣớc và cùng
thời với ông có vai trò rất quan trọng. Cách tiếp cận này vừa cho phép tìm hiểu con ngƣời
và thời đại Cao Bá Quát vừa đánh giá đƣợc đóng góp của ông đối với tiến trình lịch sử
văn học dân tộc, từ đó, góp phần xác định địa vị văn học sử của tác giả.
1.1.3. Trong thời trung đại, sự tự ý thức về tác giả chƣa cao, làm văn thơ có khi
vay mƣợn, sao chép theo những khuôn mẫu. Cao Bá Quát kịch liệt phản đối lối sáng tác
truyền thống ấy. Ông theo quan niệm “Văn tất kỉ xuất” (Văn phải tự mình làm ra). Văn
chƣơng của ông thể hiện “một tâm hồn nhạy cảm, một năng lực sáng tạo to lớn, trƣớc
chiều sâu suy tƣởng và dự cảm xã hội có ý nghĩa thời đại, trƣớc diện đề tài phong phú và
2
những hình ảnh, tứ thơ thực sự sinh động, tân kì” [148,15]. Từ tƣ tƣởng quan điểm đề cao
mạnh mẽ vai trò sáng tạo của cá nhân, với tài năng của mình, Cao Bá Quát trở thành một
trong số rất ít cây bút trong văn học Việt Nam trung đại có phong cách sáng tác. Văn
chƣơng của ông có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại với những
đóng góp mang ý nghĩa đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật. Đề tài làm sáng tỏ vị trí
của Cao Bá Quát - “nhân vật có tính chất tƣợng trƣng thực sự đứng giữa ngƣỡng cửa một
giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam”, “là ngƣời khởi xƣớng phong trào cải lƣơng vào
nửa sau thế kỉ XIX” (N.I.Nikulin). Mặt khác, đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn đặc điểm
“ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt Nam thời trung đại.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Thơ chữ Hán Cao Bá Quát -
những điểm mới về nội dung và nghệ thuật.
1.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Tác phẩm của Cao Bá Quát đƣợc chú trọng giảng dạy rộng rãi từ hệ phổ thông, cao đẳng
đến đại học trong cả nƣớc. Nhiều tác phẩm đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng thể hiện
những đổi mới của Cao Bá Quát. Đề tài này góp phần phục vụ việc giảng dạy văn
chƣơng Cao Bá Quát nói riêng, văn học Việt Nam trung đại nói chung ở các cấp học hiệu
quả hơn.
Ngoài ra, luận án còn góp phần khẳng định tài năng của Cao Bá Quát một cách có
cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu toàn diện về nhà thơ này có hệ thống hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong tiến trình của văn học dân tộc, so sánh thơ
ca của ông với thơ chữ Hán của các tác giả tiêu biểu trƣớc và cùng thời với ông, đề tài
nhằm tìm ra những điểm riêng, mang tính chất đổi mới của Cao Bá Quát.
- Từ đó, đề tài xác định, tìm hiểu những đóng góp của Cao Bá Quát đối với văn
học Việt Nam thời trung đại, thấy đƣợc vai trò dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ,
góp phần tạo nên đặc điểm giao thời của văn học trung đại với văn học hiện đại trong thế
kỉ XIX.
3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thơ chữ Hán Cao Bá Quát (gồm 1212 bài đƣợc dịch ra tiếng Việt, in trong Cao
Bá Quát toàn tập).
- Thơ chữ Hán của một số tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam trung đại
(Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Miên Thẩm…)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá
Quát so với các tác giả trƣớc và cùng thời với ông trong văn học Việt Nam trung đại.
- Phạm vi tƣ liệu:
+ Tài liệu chính mà chúng tôi sử dụng trong luận án là Cao Bá Quát toàn tập
(Mai Quốc Liên chủ biên), hai tập, Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà
Nội, 2004, 2012. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo cuốn Thơ văn Cao Bá Quát, Vũ
Khiêu (Chủ trì), Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2010 và các văn bản dịch thơ Cao Bá Quát từ
nhiều nguồn khác nhau để đối chiếu, tham khảo.
+ Để phục vụ cho việc so sánh, chúng tôi sử dụng thêm các tài liệu thơ chữ Hán
của các tác giả văn học Việt Nam trung đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì
Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Miên
Thẩm…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp so sánh đối chiếu
Đây là phƣơng pháp quan trọng nhất đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài của
chúng tôi.
Chúng tôi chủ yếu so sánh nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát với
các tác giả tiêu biểu trƣớc Cao Bá Quát (đặc biệt là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du) để thấy sự
kế thừa và đổi mới của Cao Bá Quát so với thi ca thời trƣớc ông.
Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp so sánh thơ chữ Hán Cao Bá Quát các tác giả cùng
thời với ông (nửa đầu thế kỉ XIX, trọng tâm là các tác giả Nguyễn Văn Siêu, Phan Thúc
Trực, Nguyễn Miên Thẩm) để tìm ra sự khác biệt, mới mẻ của Cao Bá Quát so với các
tác giả đƣơng thời.
4
Chúng tôi cũng đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong mối tƣơng quan với đặc điểm
thi pháp của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam để thấy đƣợc những đóng
góp của tác giả đối với văn học dân tộc, nhất là ở việc bƣớc đầu đặt nền móng cho sự
hiện đại hoá văn học dân tộc.
4.2. Phương pháp hệ thống
Phƣơng pháp hệ thống cung cấp cho ngƣời viết cái nhìn bao quát khi nghiên cứu
những điểm mới về nội dung, nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát, thấy đƣợc sự kế thừa
và sáng tạo của Cao Bá Quát.
Với phƣơng pháp hệ thống, chúng tôi sử dụng các thao tác khảo sát, thống kê,
phân loại…
4.3. Phương pháp lịch sử - cụ thể
Phƣơng pháp lịch sử nhằm nghiên cứu Cao Bá Quát trong mối quan hệ với hoàn
cảnh lịch sử cụ thể để làm cơ sở cho những phân tích, nhận định, đánh giá về tác giả.
4.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Bằng phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, chúng tôi vận dụng các thành tựu nghiên
cứu của các bộ môn khoa học xã hội nhƣ: văn bản học, sử học, văn hoá học, triết học,
lịch sử tƣ tƣởng, tâm lí học, xã hội học… nhằm nghiên cứu Cao Bá Quát trong mối quan
hệ với văn hoá, hoàn cảnh lịch sử cụ thể… để làm cơ sở cho những nhận định, đánh giá
mang ý nghĩa lí luận.
4.5. Phương pháp loại hình học tác giả
Với phƣơng pháp loại hình học tác giả, chúng tôi đặt Cao Bá Quát trong hệ thống
các nhà nho tài tử, các tác giả “chủ tình”, “quý chân”… trong văn học cuối thế kỉ XVIII
đầu thế kỉ XIX để tìm những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong xu hƣớng của
giai đoạn văn học nói chung, của Cao Bá Quát nói riêng.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp khác: phƣơng pháp đọc
sâu, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp… để thực hiện đề tài.
5
5. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, thống kê toàn bộ thơ chữ Hán Cao Bá
Quát - 1212 bài thơ - trên nhiều phƣơng diện khác nhau để đánh giá một cách hệ thống và
toàn diện cả về nội dung, nghệ thuật.
- Luận án bổ sung những lí giải mới, chỉ ra đƣợc sự độc đáo của thơ chữ Hán Cao
Bá Quát về nội dung và nghệ thuật.
- Luận án góp thêm một tiếng nói và sự nhìn nhận đánh giá thơ chữ Hán Cao Bá
Quát - một nhân vật lịch sử đặc biệt và một hiện tƣợng thơ văn mới mẻ. Kết quả nghiên
cứu của luận án nêu bật những đóng góp của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân
tộc, góp phần nhận diện sự vận động và phát triển của văn học dân tộc. Qua đó, luận án
góp phần tìm hiểu thời đại Cao Bá Quát và các tác gia văn học trung đại khác đồng thời
góp phần nhận diện sự vận động và phát triển của văn học dân tộc.
- Luận án góp phần khẳng định tài năng Cao Bá Quát một cách có cơ sở, giúp cho
việc nghiên cứu toàn diện về nhà thơ này có hệ thống hơn.
- Luận án góp phần giảng dạy tác giả, tác phẩm Cao Bá Quát ở các cấp đào tạo
đƣợc tốt hơn.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài những phần quy định chung (Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình
nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, Tài liệu tham khảo), luận án đƣợc
trình bày thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng 2: Những tiền đề tạo nên điểm mới trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát
Chƣơng 3: Những điểm mới về nội dung
Chƣơng 4: Những điểm mới về nghệ thuật
Ngoài ra, luận án còn có phần Phụ lục - bao gồm các bảng thống kê tƣ liệu sử
dụng trong luận án.
6
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về Cao Bá Quát đã đƣợc bắt đầu ngay từ trƣớc cách
mạng tháng Tám 1945. Khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy những vấn đề
liên quan đến đề tài đã đƣợc đề cập trên các phƣơng diện sau:
1.1.1. Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát
Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát đã đƣợc nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc
Quận tìm tòi, xác định công phu, chi tiết trong các bài: Vài nhận xét về tập Thơ văn Cao
Bá Quát [128], Văn bản tác phẩm Cao Bá Quát [129], Vấn đề văn bản tác phẩm Cao Bá
Quát [131]. Trên cơ sở các công bố khoa học của nhà nghiên cứu, chúng tôi xin tóm lƣợc
nhƣ sau:
- Năm 1970, Công trình tập thể Thơ chữ Hán Cao Bá Quát do nhóm Vũ Khiêu
tuyển dịch và biên soạn có 161 bài tính theo lần in thứ nhất (1970). Bấy giờ, số bài thơ
chữ Hán đƣợc xác định của Cao Bá Quát là 1353 bài.
- Năm 1984, nhân lần in thứ 3, tập sách đổi tên thành Thơ văn Cao Bá Quát. Cuốn
sách này đăng 156 bài, rút bỏ 5 bài do nhóm biên soạn phát hiện các bài thơ ấy là của tác
giả khác. Tuy nhiên, cuốn sách “vẫn còn khoảng 5 bài nữa không phải của Cao Bá Quát”
[128,15].
- Theo kết luận của nhà nghiên cứu, số lƣợng thơ chữ Hán của Cao Bá Quát là
1335 bài. Tuy nhiên, tác giả cũng nói rõ, trong 1335 bài ấy, “có 8 bài không thấy chép
trong toàn bộ tƣ liệu thơ chữ Hán” mà tác giả thu thập đƣợc, “46 bài chỉ tìm thấy trong
bản D (Cao Bá Quát thi tập, ký hiệu A.210) là bản có nhiều ghi chép rối rắm”, “không
thấy chép trong các sách nào khác nên cũng cần đƣợc chú ý khảo sát thêm về mặt văn
bản học” [131].
Trên cơ sở sƣu tầm và khảo cứu văn bản tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn
Ngọc Quận, Trung tâm Nghiên cứu quốc học đã kế thừa công trình của nhóm Vũ Khiêu,
đồng thời tổ chức dịch thuật toàn bộ thơ văn Cao Bá Quát. Năm 2004 và năm 2012,
Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, nhà xuất bản Văn học đã xuất bản Cao Bá Quát toàn
tập, trong đó công bố 1212 bài thơ chữ Hán. Nhƣ vậy, so với kết luận của nhà nghiên
7
cứu, còn 123 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát vẫn chƣa đƣợc công bố trong bộ toàn tập
này.
Do đó, vấn đề văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát tuy đã có kết quả to lớn, song
vẫn cần đƣợc khảo sát, nghiên cứu thêm để hoàn thiện.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát
Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát đã đƣợc bàn đến qua những bài viết của
các tác giả: Trúc Khê, Lê Trí Viễn, Phƣơng Lựu, Nguyễn Lộc, Vũ Khiêu…, trong đó, có
cả những công trình nghiên cứu chuyên biệt của Nguyễn Tài Thƣ, Nguyễn Ngọc Quận,
Phạm Quang Trung…
Viết về vấn đề này, trƣớc khi có sự đính chính của Nguyễn Ngọc Quận năm 2004,
nhiều tác giả đã trích dẫn bài bạt Thư Tiêu Lâm thi tập hậu để khẳng định quan niệm sáng
tác của Cao Bá Quát. Trong khi đó, "…bài Thư Tiêu Lâm thi tập hậu chép trong Cao Chu
Thần thi tập - ký hiệu A. 299, là một bài hậu tự viết cho tập thơ Tiêu Lâm của tác giả
Phạm Kế Chi đƣợc nhiều nhà nghiên cứu coi là của Cao Bá Quát…", “Bài tự Thư Tiêu
Lâm thi tập hậu chƣa đủ cơ sở để xác định tác giả của nó là Cao Bá Quát hay một tác giả
cụ thể nào khác cho đến thời điểm này” [129,1135-1136].
Rất may, tƣ tƣởng trong bài Thư Tiêu Lâm thi tập hậu trùng với quan niệm của
Cao Bá Quát thể hiện trong nhiều tác phẩm, vậy nên sai lầm trên không làm thay đổi kết
quả đánh giá về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát.
Trong các công trình nghiên cứu, các ý kiến sau có vai trò góp phần định hƣớng
cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài:
Thứ nhất là các ý kiến về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát.
Trƣớc hết là ý thức về vai trò của nghệ sĩ. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Trần
Ngọc Vƣơng khẳng định: Trong lịch sử văn học Việt Nam, “chỉ đến thế kỉ XVIII mới có
hiện tƣợng có những nhà nho coi văn chƣơng (hiểu theo nghĩa sáng tác văn học) là sự
nghiệp chính của đời mình” và nhà nghiên cứu đã xếp Cao Bá Quát vào số 11 nhà thơ tài
tử tiêu biểu “đã lấy văn chƣơng, coi tài năng văn học là thƣớc đo quan trọng” [199,124].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận đánh giá: “Trong ý thức về ngƣời làm thơ, Cao Bá
Quát thuộc số rất hiếm tác gia văn học Việt Nam trung đại tự nhận mình là nhà thơ, tự
xác định tƣ cách nhà thơ của mình [130,131]. Điều này có ý nghĩa đặc biệt. Vì lẽ, “Khẳng
8
định và tự hào về tƣ cách của ngƣời làm thơ, của chính mình là biểu hiện của ý thức cá
tính, về vai trò của văn chƣơng” [130,132].
Về sự coi trọng “chân” và “tình” của thơ, các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Ngọc
Quận,… từ bài thơ Vị mính tiểu kệ đồng Phan Sinh dạ toạ (Bài tiểu kệ “Uống chè” làm
trong khi ngồi khuya với Phan Sinh) đã nhận ra sự liên hệ của Cao Bá Quát giữa việc
uống trà với làm thơ: Uống chè cốt nhất là giữ đƣợc chân vị chè, nghệ thuật làm thơ cũng
vậy, cái hay không phải ở sự diêm dúa, hào nhoáng. Các tác giả Nguyễn Lộc, Nguyễn Tài
Thƣ, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Quang Trung… cùng chú ý tới phát biểu của Cao Bá
Quát: “Bàn về thơ, tuy phải chú trọng về quy cách, song làm thơ thì phải gốc ở tính tình”.
Nguyễn Tài Thƣ viết: “Xem “tính tình” là gốc của thơ, Cao Bá Quát đã đề cập một vấn
đề cơ bản của sáng tác nghệ thuật, đó là sự rung cảm của nghệ sĩ; nghệ sĩ có rung cảm
thật sự thì tác phẩm mới có hồn, mới có khả năng truyền tải và có tính độc đáo”
[181,324]. Nguyễn Ngọc Quận khẳng định: “Ông đã hƣớng đến vấn đề nội dung và hình
thức của thơ ca”. “Xác định phải chú trọng về quy cách” là Cao Bá Quát muốn nói đến
những luật lệ thi pháp và câu chữ, vần điệu. Và xác định: “làm thơ phải gốc ở tính tình”
tức là xác định cái căn cốt nhất của thơ” [96,32], “Chú trọng đến cảm xúc riêng của chủ
thể sáng tạo, rõ ràng Cao Bá Quát đã nhấn mạnh đến cá tính, đến sắc thái riêng của chủ
thể trữ tình” [130,133]…
Về quan niệm văn chƣơng phải có sự sáng tạo của Cao Bá Quát, Nguyễn Tài Thƣ
viết: “Cao Bá Quát luôn quan niệm thơ ca phải có hình thức đẹp (…). Nhƣng ông phản
đối chủ nghĩa hình thức trong sáng tác, phản đối lối sáng tác cầu kì, kiểu cách, chỉ biết
chạy theo câu chữ mới lạ và âm điệu khác thƣờng” [181,324]; “Là một nhà thơ lớn, Cao
Bá Quát thấy cần thiết phải học tập vốn nghệ thuật cũ của dân tộc (…) . Song học tập của
Cao Bá Quát không đồng nhất với lối giáo điều, rập khuôn, mô phỏng, bắt chƣớc. (…).
“Ông chủ trƣơng học tập song phải tiêu hoá đƣợc, phải biết biến những cái học đƣợc ở
ngƣời thành cái của mình, phải biết biến hoá trong quá trình sáng tác” [181,325- 326].
Đây cũng là ý kiến thống nhất với các tác giả khác khi tìm hiểu quan niệm văn chƣơng
của Cao Bá Quát.
Các tác giả Trần Nho Thìn, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Ngọc Hiền, Nguyễn Thanh
Tùng còn chú ý đến sự ảnh hƣởng thuyết “tính linh” của Cao Bá Quát. Các nhà nghiên
cứu đã khẳng định, Cao Bá Quát là ngƣời đi tiên phong trong việc ảnh hƣởng và đƣa tƣ
tƣởng thuyết “tính linh” thời Minh Thanh, quan niệm “tính linh” của Viên Mai vào sáng