Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thịt và sản phẩm thịt của thế giới năm 2007
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NHÌN RA THẾ GIỚI
41 Tạp chí chăn nuôi 2-08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT CỦA THẾ GIỚI NĂM 2007
S.T*
1. Tình hình giá cả *
Nhu cầu thịt phục hồi dần nên giá thịt năm
2007 tăng trong đó có một phần do giá thức
ăn cao.
Phân chia thành 2 mảng, một bên là xu thế
tăng sản xuất và tiêu thụ ở các nước đang phát
triển, còn một bên là các nước phát triển, thị
trường đã trưởng thành và ổn định hơn, đó là
đặc điểm thị trường thịt thế giới.
Chỉ số giá thịt của FAO từ 112 điểm ở tháng
4/2006 đến tháng 4/2007 đã nhích lên 121 điểm
(1998 - 2000 = 100).
Mặc dù mức độ phục hồi nhu cầu thịt trên
thế giới thấp hơn dự kiến, lại có thêm một lượng
lớn thịt bò từ Châu Đại Dương tung ra thị trường
do hậu quả của hạn hán, nhưng giá cả vẫn cứ
tăng. Ba loại thịt tăng giá là: thịt bò, thịt lợn, thịt
gà, mức độ tăng giá như nhau.
Đầu năm 2006, dịch cúm gia cầm nổ ra ở
40 nước Châu Phi, Châu Á và Châu Âu vốn
trước đó chưa từng bị dịch đã làm cho giá thịt
gia cầm giảm 18%, sang năm 2007 giá đã phục
hồi trở lại bằng giá trước dịch cúm. Từ tháng
4/2007 cả 2 nước Braxin và Mỹ cung ứng 70%
thịt gà cho thị trường thế giới, so với năm 2006
giá sản phẩm của họ tăng tương ứng 20 và
14%. Mặc dù bệnh dịch tái diễn ở một số nước
Châu Á, nhu cầu thịt gia cầm ở các nước trước
đây bị dịch cúm gia cầm như Ai Cập, Thổ Nhĩ
Kỳ, Việt Nam đang phục hồi. Tuy nhiên, ngô và
khô dầu đậu tương đắt đã đẩy giá lên cao. Chỉ
số giá thịt gà của FAO tháng 4 năm 2007 đạt
120 điểm, ngang bằng với chỉ số bình quân
năm 2005, cao hơn chỉ số năm 2006 mười
điểm.
* Hội KHKT Chăn nuôi Việt Nam.
Trong bối cảnh Canada và Mỹ giảm mua,
nhưng Hồng Kông và Nhật lại tăng nhập khẩu
nên đã ảnh hưởng đến giá thịt lợn. Theo chỉ số
giá thịt lợn của FAO từ 91 điểm năm 2006, sang
năm 2007 đã leo lên 98 điểm. Giá thịt gia cầm
và giá thức ăn cao cũng góp phần làm cho giá
thịt lợn đắt lên.
Tình hình khan hiếm nguồn cung ứng thịt
bò thể hiện qua chỉ số giá của FAO, từ 125
điểm vào tháng 4/2006 đã tăng lên 135 điểm
vào tháng 4 năm 2007. Luồng sản phẩm từ
Bắc Mỹ chủ yếu đưa sang thị trường Châu Á
hồi phục chậm do hậu quả của bệnh bò điên
2003 đã hạn chế nguồn hàng xuất khẩu của
thế giới. Nguồn cung hạn chế, nhu cầu tăng
nên giá cả tăng.
2. Tình hình sản xuất
Lợi nhuận chăn nuôi thấp đã làm chậm tốc
độ tăng tổng sản lượng thịt năm 2007
Trong bối cảnh niềm tin của người tiêu
dùng đối với sản phẩm thịt đã hồi phục, tổng
sản lượng thịt thế giới năm 2007 dự kiến tăng
2,3%, đạt 283 triệu tấn, so với các năm trước
tăng 6 triệu tấn. Khoảng 2/3 khối lượng tăng
trưởng khởi nguồn từ tăng sản xuất ở Châu Á,
đặc biệt là từ Trung Quốc.
Tăng trưởng kinh tế tiếp tục ở mức cao,
dân số đông đã kích thích tiêu dùng nội địa
Châu Á và mở rộng sản xuất thế giới. Nam Mỹ,
nơi có nhiều tiềm năng tăng tổng sản lượng lại
đang bị ngăn cản bởi giá thức ăn đột ngột lên
cao, số lượng đàn bò cái ở Braxin thấp và chính
sách phát triển của Achentina. Triển vọng sản
xuất thịt năm 2007 ở các nước đang phát triển
tăng 3%; tốc độ đầu tư mở rộng sản xuất ở các
nước này nhanh gấp 3 lần các nước phát triển.