Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THIẾU MEN GLUCOSE - 6 - PHOSPHATE DEHYDROGENASE Ở TRẺ SƠ SINH ĐƯỢC SINH RA ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
45
Kích thước
163.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1290

THIẾU MEN GLUCOSE - 6 - PHOSPHATE DEHYDROGENASE Ở TRẺ SƠ SINH ĐƯỢC SINH RA ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

THIẾU MEN GLUCOSE - 6 - PHOSPHATE DEHYDROGENASE Ở TRẺ

SƠ SINH ĐƯỢC SINH RA

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bệnh thiếu men Glucose - 6 - Phosphate Dehydrogenase (G6PD) có tỷ

lệ cao hơn ở những dân tộc sống trong vùng sốt rét lưu hành. Ninh Thuận là tỉnh

có nhiều dân tộc sinh sống và có 61,8% dân số sống trong vùng dịch tễ sốt rét. Tuy

nhiên, chưa có nghiên cứu về tình hình thiếu men G6PD. Chúng tôi tiến hành khảo

sát tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ học thiếu men G6PD ở sơ sinh để góp phần đề xuất

biện pháp dự phòng biến chứng nguy hiểm của bệnh này.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh được

sinh ra tại các bệnh viện trên địa bàn của tỉnh Ninh Thuận từ 01/2008 đến 6/2008.

Phương pháp: Cắt ngang mô tả trên 423 sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện của

tỉnh Ninh Thuận trong 6 tháng đầu năm 2008. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

có hệ thống, phân tầng theo các bệnh viện. Định lượng men G6PD bằng phương

pháp WST-8/ 1-methoxy PMS (Tantular I.S. 2003).

Kết quả: Hàm lượng men trung bình là 7,02 UI/g Hb, hầu hết hoạt tính men thuộc

lớp IV theo phân loại của WHO (79,9%). Tỷ lệ thiếu men G6PD ở sơ sinh là

3,5%, trong đó tỷ lệ thiếu men ở sơ sinh dân tộc Kinh là 2,2%, Chăm 7%, Raglay

8,3%. Những trẻ sơ sinh thiếu G6PD đa số có tuổi thai ≥ 37 tuần (14/15), cân nặng

lúc sinh ≥ 2500 gam (13/15), trẻ trai (12/15), dân tộc Kinh (7/15), sống trong vùng

sốt rét lưu hành (10/15) và có tuổi thai trung bình là 38,2 tuần, cân nặng trung bình

lúc sinh là 3100 gam. Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về

tỷ lệ thiếu men G6PD giữa trẻ trai (5,3%) và trẻ gái (1,5%), dân tộc ít người

(7,2%) và dân tộc Kinh (2,2%), miền núi (6,9%) và vùng biển (0%), mẹ là thợ uốn

tóc (40%) và mẹ làm nghề khác (3,1%) (p < 0,05). Mặc dù tỷ lệ thiếu men G6PD

của sơ sinh sống trong vùng sốt rét lưu hành cao hơn ngoài vùng sốt rét lưu hành

(4,0% so với 2,9%) và tỷ lệ thiếu G6PD của sơ sinh có cha là công nhân cũng cao

hơn nghề khác (14,3% so với 3,1%) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê (p > 0,05). Chúng tôi cũng nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

về giá trị trung bình của tuổi thai, tuổi cha, tuổi mẹ giữa 2 nhóm sơ sinh thiếu men

và đủ men G6PD (p > 0,05).

Kết luận: Tỷ lệ thiếu men G6PD ở sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện của tỉnh

Ninh Thuận là 3,5%. Có mối liên quan giữa thiếu G6PD với: giới tính, dân tộc,

vùng sinh thái, nghề nghiệp mẹ (thợ uốn tóc). Tuy nhiên, không có sự liên quan

giữa thiếu G6PD với: tuổi thai, phân vùng sốt rét, tuổi cha, tuổi mẹ, nghề nghiệp

cha.

ABSTRACT

EPIDEMIC CHATRACTERISTICS OF GLUCOSE -6-PHOSPHATE

DEHYDROGENASE DEFICIENCY AMONG NEONATES IN NINH THUAN

PROVINCE

Le Vu Chuong, Le Thi Ngoc Dung

* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 27 – 34

Background: The prevalence of Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase deficiency

among people living in malaria endemic areas is more higher than others. In Ninh

Thuan, there are many ethnic groups and 61.8% of inhabitants living in malaria

endemic areas. However, there is not any study on situation of Glucose-6-

Phosphate Dehydrogenase deficiency in this area. We carried out the study on

Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase deficiency among newborns to propose

intervention to prevent complications of this disease.

Objective: To identify the prevalence and epidemic characteristics of Glucose-6-

Phosphate Dehydrogenase deficiency among neonates born in all hospitals of Ninh

Thuan province from January 2008 to June 2008.

Method: A cross sectional study was carried out on 423 neonates born in all

hospitals of Ninh Thuan province in the first six months of 2008 with systematic

and stratified sampling method. Quantity of Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase

was measuered by WST-8/1- methoxy PMS method (Tantular I.S. 2003).

Results: The mean of G-6-PD was 7.02 UI/g Hb, almost enzyme activities (79.9%)

were type IV (According to WHO’s classification). The prevalence of G-6-PD

deficiency in neonates was 3.5%, the rate of G-6-PD deficiency in the Kinh was

2.2%, in the Cham was 7%, and in the Raglay group was 8.3%. Most of the G-6-

PD deficient neonates had 37 weeks and more of gestational age (14/15), were

2,500 grammes and more in weight (13/15). Among fifteen G-6-PD deficient

neonates twelve of them were boys, seven childs were Kinh group and ten of them

lived in malaria endemic areas. The average gestational age was 38.2 weeks and

the mean of weight was 3.100 grammes. The result of study showed that there was

a significant difference of the rate of G-6-PD deficiency between boy (5.3%) and

girl (1.5%); ethnic minority (7.2%) and Kinh (2.2%); living in mountianous region

(6.9%) and coastal region (0.0%); their mothers were hairdressers (40%) and

others (3.1%) (p < 0.05). Although the rate of G-6-PD deficiency of neonates

living in malaria endemic areas was more higher than other areas (4.0% vs 2.9%)

and the rate of G-6-PD deficiency of neonates whose fathers were workers was

also more higher than others (14.3% vs 3.1%) but those differences were not

significant. There was also no significant association between G-6-PD deficiency

and among the average gestational age, mother’s age, and father’s age.

Conclusion: The prevalence of G-6-PD deficiency in neonates born in all hospitals

of Ninh Thuan province was 3.5%. There was a significant association between G￾6-PD deficiency and among sex, ethnic, ecologic region, and occupation of

mothers (hairdressers). However, there was no significant association between G￾6-PD deficiency and among gestational age, age of parent, malaria region, and

occupation of father.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thiếu men G6PD là bệnh di truyền liên kết nhiễm sắc thể X. Sơ sinh thiếu G6PD

có thể bị vàng da từ ngày thứ 2-3 sau sinh, trường hợp nặng gây vàng da nhân. Trẻ

có thể bình thường cho tới khi bệnh bộc phát do các tác nhân có tính oxy hóa

(thuốc, thức ăn, bệnh nhiễm trùng) gây tán huyết. Bệnh liên quan với dân tộc và có

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!