Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra kiến thức môn tin học lớp 11.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trang 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIN
----------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN
TẬP, CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA KIẾN THỨC
MÔN TIN HỌC LỚP 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang phát triển rất nhanh
chóng và trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế – xã hội, việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu không chỉ đất
nước ta mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học và xem như một công cụ hỗ
trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn học.
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt
Nam (Khoá VII, năm 1993) đã chỉ rõ: Về phương pháp giáo dục phải khuyến khích tự
học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt
Nam (Khoá VIII, năm 1997) tiếp tục khẳng định “Phải đổi mới phương pháp đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá
trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”.
Hiện nay, các ứng dụng của CNTT-TT đặc biệt là Internet – Website học tập phát
triển rất mạnh, cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội
học tập cho nhiều người có trình độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học
tập, góp phần rèn luyện khả năng tự học. Đây thực sự đã trở thành cầu nối giữa giáo
viên và nhà trường, giữa giáo viên và học sinh, giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo
viên và giáo viên, giữa học sinh và học sinh. Công tác quản lý giáo dục cũng thay đổi,
các tài liệu tham khảo, các giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, các bài tập tham khảo, các
đề liên tục được đưa lên mạng Internet để giáo viên và học sinh có thể tham khảo,
nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi.
Tuy vậy các Website dành cho học sinh học tập trong đó có hoạt động tự ôn tập,
củng cố kết hợp với kiểm tra đánh giá kiến thức được xây dựng trên cơ sở lí luận dạy
học hiện đại, đặc biệt là môn Tin học vẫn còn rất hạn chế. Chính vì vậy việc thiết kế
các Website Tin học giúp việc tự ôn tập, củng cố và kiểm tra nâng cao năng lực, trình
độ là hết sức cần thiết trong xu hướng “Tin học hóa” hiện nay.
Trang 3
Trong phạm vi rất nhỏ của luận văn này, em xin tiến hành nghiên cứu đề tài:
Thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra kiến thức môn Tin học
lớp 11.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận dạy học Tin học về hoạt động ôn tập, tiến hành kiểm tra và
cách thức xây dựng, thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra
kiến thức môn Tin học lớp 11 nhằm giúp học sinh ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ
năng, kích thích hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả việc tự ôn tập củng cố.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá của học sinh với sự hỗ trợ
của trang Web.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Sách giáo khoa tin học lớp 11.
- Học sinh.
- Giáo viên.
4. Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tự ôn tập, củng cố của học sinh để
thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra kiến thức môn Tin học
lớp 11 bằng ngôn ngữ PHP.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tự ôn tập, củng cố và kiểm
tra, đánh giá.
- Tìm hiểu nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng kiến thức
trong sách Tin học lớp 11.
- Tìm hiểu thực trạng cách dạy và học phần ôn tập, cũng cố kiến thức của giáo
viên và học sinh.
- Tìm hiểu việc thiết kế trang Web hỗ trợ việc tự ôn tập, củng cố và kiểm tra,
đánh giá kiến thức của học sinh .
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả trang Web xây dựng
được.
Trang 4
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết như: phân tích các tài
liệu chung về việc ôn tập trong dạy học hiện đại, kĩ năng tự học và tự nghiên cứu của
học sinh.. để chọn lọc và tổng hợp những phần liên quan. Sau đó phân loại và hệ thống
tài liệu, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận riêng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tìm hiểu thực tiễn hoạt động ôn tập và kiểm tra, đánh giá của giáo viên và học
sinh trong các trường phổ thông.Tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra, pháp
phỏng vấn và đàm thoại với học sinh và giáo viên ở các trường THPT.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7. Cấu trúc của luận văn
Gồm có các phần sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ôn tập, củng cố và kiểm tra,
đánh giá của học sinh trong các trường THPT.
Chương II: Xây dựng Website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra
đánh giá kiến thức chương trình tin học lớp 11.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận và hướng phát triển của đề tài
Tài liệu tham khảo.
Trang 5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH
TRONG CÁC TRƯỜNG THPT
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
1. Khái niệm ôn tập và mục đích ôn tập
- Theo từ điển Tiếng việt mới của trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội (Hoàng
Phê chủ biên): “Ôn tập là học và luyện lại những điều đã học để nhớ, để nắm chắc”.
- Theo từ điển Bách khoa toàn thư[27]: “Ôn tập là học để nhớ, để nắm chắc hoặc
có thể hiểu theo nghĩa khác là: Ôn tập là hệ thống hoá lại kiến thức đã dạy để học sinh
nắm chắc chương trình”.
- Theo ý kiến của một số nhà tâm lý học(Piagie; Thái Duy Tuyên ...) thì quá
trình ôn tập không chỉ để nhớ lại mà còn là sự cấu trúc lại các tri thức đã lĩnh hội, sắp
xếp chúng theo một cấu trúc mới kết hợp với những mẫu kiến thức cũ để tạo ra sự hiểu
biết mới. Khi cần có thể tái hiện lại những tri thức đó và sử dụng. Sự lưu giữ thông tin
bắt đầu từ quá trình ghi nhớ, quá trình ghi nhớ có liên quan đến những thông tin được
chuyển từ trí nhớ ngắn sang trí nhớ dài. Thông tin được lưu giữ trong trí nhớ ngắn chỉ
chừng vài giây trong thời gian người học làm việc, tiến hành thao tác trên các thông tin
đó, còn trí nhớ dài lưu giữ thông tin trong suốt cả cuộc đời.
- Theo các nhà giáo dục học (Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức, Nguyễn Bá
Kim….): quá trình dạy học - ôn tập là quá trình giúp học sinh củng cố tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo; đồng thời tạo khả năng cho giáo viên sửa chữa những sai lầm lệch lạc
trong nhận thức của học sinh, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính tích cực độc lập
tư duy cũng như phát triển năng lực nhận thức, chú ý cho học sinh. Quá trình ôn tập
còn giúp học sinh mở rộng đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học,
làm vững chắc những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành.
- Một số tác giả lại cho rằng: Ôn tập là một quá trình giúp học sinh xác nhận lại
thông tin đã lĩnh hội, tổ chức lại thông tin đó nếu thấy chỗ chưa hợp lí hay chỗ chưa
tối ưu, góp phần củng cố và khắc họa thông tin để có thể sử dụng thông tin có hiệu quả
trong các hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau.