Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế Trung tâm thương mại Lữ Gia
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời mở đầu
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình đào tạo bậc đại học nói chung và kĩ sư xây dựng nói riêng, đồ
án tốt nghiệp bao giờ cũng là một điểm nhấn quan trọng giúp sinh viên tổng hợp lại
những kiến thức đã học tại trường đại học và những kinh nghiệm ban đầu tích lũy
được qua các đợt thực tế để có thể lấy đó làm hành trang ban đầu cho công cuộc
chinh phục cuộc sống trong lĩnh vực chuyên môn mình đã chọn lựa sau khi ra
trường. Vì vậy, đồ án tốt nghiệp chính là thước đo rất quan trọng, nhằm xác định
chất lượng và khả năng thực của sinh viên có thể hay không thể phục vụ nhu cầu
thực tế xã hội trong lĩnh vực chuyên môn mình đã chọn.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội loài người, xã hội dòi hỏi
con người phải có trình độ chuyên môn cao để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Ngành
xây dựng dân dụng cũng vậy, công nghệ và trình độ sản suất ngày một tiên tiến và
đòi hỏi con người hoạt động trong lĩnh vực này phải có chất lượng chuyên môn tốt,
nhạy bén trong tiếp thu và học tập công nghệ mới, để có thể phục vụ xã hội một
cách tốt nhất.
Là một sinh viên chuẩn bị ra trường, em nhận thức được những điều cần thiết
đó. Dưới hướng dẫn Thầy DƯƠNG HỒNG THẨM khoa Xây dựng và Điện, cùng
với sự giúp đỡ của các thầy cô cùng bạn đồng lưu em đã cố gắng, nỗ lực hết mình
để hoàn thành tốt nhất có thể cho công việc thiết kế công trình mà em đã chọn lựa.
Đó là “TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI LỮ GIA”. Đây là một trung tâm thương
mại kết hợp căn hộ cao cấp gồm có 2 tầng hầm và 13 tầng lầu (đã được thầy hiệu
chỉnh) đang xây dựng tại số 70 đường Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Tp.HCM.
Tên đề tài: Thiết kế trung tâm thương mại –Lữ Gia
Địa điểm: Số 70 đường Lữ Gia, Phường 15, Quận 11,
Nội dung đồ án như sau:
Phần I : Kiến trúc
Phần II: Kết cấu – GVHD: TS. DƯƠNG HỒNG THẨM
Trong quá trình thực hiện, dù đã cố gắng hết sức mình, song kiến thức còn
hạn chế, kinh nghiệm hầu như chưa có,nên không thể tránh khỏi sai xót. Kính mong
nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy, cô để em có thể học tập và hoàn
thiện chuyên môn của mình nhiều hơn nữa.
Lời cảm ơn
LỜI CẢM ƠN
Trải qua năm năm học tập trên giảng đường, và cũng qua năm năm cố ngắn
học tập và tìm tòi học từ các phương tiện thông tin. Đặc biệt là học từ sự chỉ bảo
nhiệt tình của các thầy cô khoa XÂY DƯNG và ĐIỆN của trường Đại Học Mở
TpHCM và những quyển sách quý báu của các tác giả công tác trong ngành xây
dựng. Em đã tích góp cho mình lượng kiến thức cần thiết mà khi trở thành một kỹ
sư đòi hỏi phải có.
Từ đó và dưới sự hướng dẫn hết nhiệt tình của thầy TS. DƯƠNG HỒNG
THẨM, em đã hoàn thành tốt những phần được giao thực hiện trong đồ án này.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến THẦY, các thầy cô trong khoa, những
tác giả của những cuốn sách em đã tham khảo trong ngành, cùng tất cả các bạn
học đã giúp em hoàn thành tốt đồ án và trong suốt quá trình học tập của em.
Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án này.
Cuối cùng em xin gởi đến quý thầy cô lời “ Chúc sức khỏe và thành đạt!”
TpHCM, tháng 02 năm 2013.
Sinh viên
Trương Thế Kim Anh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
PHẦN 1: KIẾN TRÚC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH .................................................. 1
1.1. TỔNG QUAN CHUNG: ......................................................................................... 1
1.2. DÂN SỐ TPHCM: .................................................................................................. 1
1.3. THỜI TIẾT, KHÍ HẬU TPHCM: ............................................................................ 3
1.4. ĐỊA CHẤT, THỦY VĂN TPHCM: .......................................................................... 4
CHƯƠNG 2: VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TRÌNH ................................ 6
2.1. VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH ............................................................................................ 6
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................................................................................... 7
2.3. QUY MÔ VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG CÔNG TRÌNH: ...................................... 8
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KĨ THUẬT .................................................................. 9
3.1. CƠ SỞ THỰC HIỆN .............................................................................................. 9
3.1.1. Tiêu chuẩn Kiến trúc .................................................................................... 9
3.1.2. Tiêu chuẩn kết cấu ........................................................................................ 9
3.1.3. Tiêu chuẩn điện, chiếu sáng, chống sét ......................................................... 9
3.1.4. Tiêu chuẩn về cấp thoát nước ..................................................................... 10
3.1.5. Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy ......................................................... 10
3.2. THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG TƯ NHIÊN ........................................................ 11
3.2.1. Thông gió ................................................................................................... 11
3.2.2. Chiếu sáng ................................................................................................. 11
3.3. HỆ THỐNG ĐIỆN ............................................................................................... 11
3.4. HỆ THỐNG NƯỚC .............................................................................................. 11
3.4.1. Cấp nước .................................................................................................... 11
3.4.2. Thoát nước ................................................................................................. 11
3.5. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ................................................................................ 11
3.5.1. Hệ thống báo cháy ...................................................................................... 11
3.5.2. Hệ thống chữa cháy .................................................................................... 12
3.6. THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC .................................................................................. 12
3.7. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .................................................................................. 12
PHẦN 2: KẾT CẤU
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH .............................. 13
4.1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH: ............................................ 13
4.1.1. Phân tích các hệ kết cấu chịu lực nhà cao tầng........................................... 13
4.1.2. Nguyên tắc cấu tạo các bộ phận kết cấu, phân bố độ cứng và cường độ
của kết cấu trong nhà cao tầng. ............................................................................... 15
4.1.3. Lựa chọn giải pháp kết cấu và bố trí hệ chịu lực công trình: ...................... 16
4.1.4. Phân tích và lựa chọn hệ sàn chịu lực ........................................................ 17
4.2. VẬT LIỆU DÙNG CHO KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BTCT: .................................... 19
4.2.1. Bê Tông:..................................................................................................... 19
4.2.2. Cốt Thép: ................................................................................................... 21
4.3. LỰA CHỌN VẬT LIỆU ........................................................................................ 22
4.3.1. Yêu cầu về vật liệu trong nhà cao tầng ....................................................... 22
4.3.2. Chọn vật liệu sử dụng cho công trình: ........................................................ 22
4.4. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH TÍNH TOÁN HỆ KẾT CẤU ........................................ 24
4.4.1. Mô hình tính toán ....................................................................................... 24
4.4.2. Các giả thiết tính toán nhà cao tầng ........................................................... 24
4.4.3. Tải trọng tác dụng lên công trình ............................................................... 24
4.4.4. Phương pháp tính toán xác định nội lực ..................................................... 25
4.4.5. Lựa chọn công cụ tính toán ........................................................................ 25
4.5. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ .................................................................................... 26
4.6. SƠ BỘ CHỌN KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN CHO HỆ KHUNG-LÕI ...................... 26
4.6.1. Chọn sơ bộ kích thước cột .......................................................................... 26
4.6.2. Chọn sơ bộ kích thước của vách: ................................................................ 28
4.6.3. Chọn sơ bộ kích thước dầm biên: ............................................................... 28
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN SÀN TẦNG 4 .......................................................... 29
5.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH NỘI LỰC TRONG SÀN PHẲNG : .......................... 29
5.2. XÁC ĐỊNH SƠ BỘ KÍCH THƯỚC SÀN: .............................................................. 31
5.3. LỰA CHỌN VẬT LIỆU: ....................................................................................... 31
5.4. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP CĂNG THÉP: ...................................................... 32
5.5. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG: ..................................................................................... 32
5.5.1. Tĩnh tải: ..................................................................................................... 32
5.5.2. Tải trọng ngắn hạn: .................................................................................... 32
5.5.3. Tổng tải thẳng đứng tác dụng lên sàn: ........................................................ 33
5.6. KIỂM TRA CHỌC THỦNG SÀN .......................................................................... 33
5.7. XÁC ĐỊNH TẢI CÂN BẰNG VÀ MOMENT DO TẢI CÂN BẰNG GÂY RA ........... 34
5.7.1. Tải ứng lực trước cân bằng ........................................................................ 34
5.7.2. Chia dãi strip và xác định nội lực trong các strip: ...................................... 34
5.8. CHỌN ỨNG SUẤT BAN ĐẦU: ............................................................................ 39
5.9. TÍNH TOÁN TỔN HAO ỨNG SUẤT: ................................................................... 40
5.9.1. Xác định các loại tổn hao ứng suất trong cốt thép căng: ............................. 40
5.9.2. Tính toán các tổn hao: ................................................................................ 41
5.9.3. Tính toán các ứng suất hiệu quả: ................................................................ 42
5.10. CHỌN HÌNH DẠNG CÁP VÀ ĐỘ LỆCH TÂM CÁP .......................................... 42
5.10.1. Hình dạng cáp: ......................................................................................... 42
5.10.2. Xác định độ lệch tâm của cáp ................................................................... 44
5.11. TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG CÁP CẦN THIẾT ....................................................... 50
5.11.1. Lực ứng suất trước cho 1 cáp ................................................................... 50
5.11.2. Lực ứng lực trước yêu cầu cho dãi và số cáp cần thiết .............................. 50
5.12. KIỂM TRA ỨNG SUẤT TRONG SÀN ................................................................. 64
5.12.1. Lúc buông neo .......................................................................................... 64
5.12.2. Giai đoạn sử dụng .................................................................................... 71
5.13. TÍNH TOÁN CỐT THÉP THƯỜNG VÀ KIỂM TRA CƯỜNG ĐỘ ...................... 77
5.13.1. Tính toán cốt thép thường: ....................................................................... 77
5.13.2. Kiểm tra khả năng chịu cắt ....................................................................... 89
5.14. KIỂM TRA ĐỘ VÕNG ....................................................................................... 96
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN CẦU THANG TRỤC 4-5 TẦNG 3 ......................... 97
6.1. XÁC ĐỊNH CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN ............................................................ 97
6.2. XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ TÍNH: .................................................................................... 98
6.3. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG....................................................................................... 99
6.3.1. Tải trọng trên bản chiếu nghỉ và bản chiếu tới: ........................................ 100
6.3.2. Xác định tải trọng trên bản nghiên: .......................................................... 100
6.4. TÍNH TOÁN CÁC BỘ PHẬN CẦU THANG ....................................................... 102
6.4.1. Tính bản thang, chiếu nghỉ và bản chiếu tới ............................................. 102
6.4.2. Dầm chiếu tới ........................................................................................... 106
6.5. BỐ TRÍ CỐT THÉP ............................................................................................ 110
CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ HỒ NƯỚC MÁI ....................................................... 111
7.1. HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC VÀ DUNG TÍCH BỂ ........................................... 111
7.1.1. Hình dạng và kích thước bể ...................................................................... 111
7.1.2. Dung tích bể nước .................................................................................... 112
7.2. TÍNH TOÁN KẾT CẤU BỂ ................................................................................. 113
7.2.1. Tính toán bản nắp .................................................................................... 113
7.2.1. Tính toán dầm nắp .................................................................................... 116
7.2.2. Tính toán thành bể .................................................................................... 119
7.2.3. Tính toán bản đáy ..................................................................................... 127
7.2.4. Tính toán độ võng bản đáy ....................................................................... 129
7.2.5. Tính toán dầm đáy .................................................................................... 137
CHƯƠNG 8: TÍNH KHUNG KHÔNG GIAN VÀ KHAI TRIỂN KHUNG
TRỤC ................................................................................................................. 144
8.1. GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................ 144
8.2. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CÔNG TRÌNH ................................. 144
8.2.1. Tải trọng thẳng đứng ................................................................................ 144
8.2.2. Tải trọng ngang ........................................................................................ 147
8.3. XÁC ĐỊNH NỘI LỰC CỦA KẾT CẤU ............................................................... 150
8.3.1. Các trường hợp tải trọng và tổ hợp tải trọng ............................................ 150
8.3.2. Khai báo các tổ hợp tải trọng ................................................................... 151
8.3.3. Mô hình tính toán ..................................................................................... 153
8.3.4. Xác định nội lực ....................................................................................... 154
8.4. TÍNH TOÁN KHUNG TRỤC B .......................................................................... 156
8.4.1. Tính toán dầm khung trục B ..................................................................... 157
8.4.2. Tính toán cột khung trục C ....................................................................... 166
8.5. KIỂM TRA TIẾT DIỆN CỘT .............................................................................. 175
8.5.1. Lyù thuyeát kieåm tra .................................................................................... 175
8.5.2. Trình baøy tính toaùn kieåm tra cho moät tieát dieän ......................................... 176
8.6. TÍNH CỐT ĐAI .................................................................................................. 178
8.7. BỐ TRÍ CỐT THÉP ............................................................................................ 178
CHƯƠNG 9: THIẾT KẾ VÁCH CỨNG .......................................................... 180
9.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................... 180
9.1.1. Phương pháp ứng suất đàn hồi ................................................................. 180
9.1.2. Phương pháp vùng biên chịu mômen ........................................................ 181
9.1.3. Phương pháp sử dụng biểu đồ tương tác .................................................. 183
9.2. TÍNH TOÁN CỘT THÉP CHO VÁCH ................................................................ 183
9.2.1. Nội lực vách ............................................................................................. 183
9.2.2. Tính toán vách .......................................................................................... 183
9.2.3. Kiểm tra khả năng chịu cắt cho vách ........................................................ 185
CHƯƠNG 10: THIẾT KẾ MÓNG .................................................................... 187
10.1. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH: ........................................ 187
10.1.1. Cấu tạo địa tầng ..................................................................................... 187
10.1.2. Tính chất cơ lý. ....................................................................................... 189
10.2. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP MÓNG ...................................................................... 190
10.2.1. Móng cọc ép ........................................................................................... 190
10.2.2. Móng cọc khoan nhồi ............................................................................. 190
10.2.3. Cọc Barrette ........................................................................................... 191
10.2.4. Lựa chọn phương án móng: .................................................................... 191
CHƯƠNG 11: THIẾT KẾ CỌC KHOAN NHỒI ............................................. 192
11.1. CÁC GIẢ THIẾT TÍNH TOÁN ......................................................................... 192
11.2. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG ................................................................................... 192
11.3. MẶT BẰNG BỐ TRÍ MÓNG ............................................................................. 193
11.4. TẢI TRONG TÁC DỤNG LÊN MÓNG ............................................................. 194
11.5. CẤU TẠO CỌC VÀ CHIỀU CAO ĐÀI ............................................................. 198
11.5.1. Chiều cao đài cọc ................................................................................... 198
11.5.2. Chiều sâu đáy đài ................................................................................... 198
11.5.3. Tính toán sức chịu tải của cọc đơn. ........................................................ 200
11.6. THIẾT KẾ MÓNG M1 ...................................................................................... 210
11.6.1. Tính toán móng ...................................................................................... 210
11.6.2. Kiểm tra tải trọng tác dụng lên cọc ......................................................... 211
11.6.3. Kiểm tra khả năng chịu lực của đất nền .................................................. 212
11.6.4. Kiểm tra độ lún dưới đáy móng khối quy ước ......................................... 214
11.6.5. Tính toán đài cọc: .................................................................................. 215
11.7. THIẾT KẾ MÓNG M2 ...................................................................................... 217
11.7.1. Tính toán móng ...................................................................................... 217
11.7.2. Kiểm tra tải trọng tác dụng lên cọc ......................................................... 218
11.7.3. Kiểm tra khả năng chịu lực của đất nền .................................................. 219
11.7.4. Kiểm tra độ lún dưới đáy móng khối quy ước ......................................... 221
11.7.5. Tính toán đài cọc: .................................................................................. 222
11.8. THIẾT KẾ MÓNG M3 ...................................................................................... 224
11.8.1. Tính toán móng ...................................................................................... 224
11.8.2. Kiểm tra tải trọng tác dụng lên cọc ......................................................... 228
11.8.3. Kiểm tra khả năng chịu lực của đất nền .................................................. 230
11.8.4. Kiểm tra độ lún dưới đáy móng khối quy ước ......................................... 231
11.8.5. Tính toán đài cọc: .................................................................................. 233
CHƯƠNG 12: PHƯƠNG ÁN MÓNG CỌC BARRETTE ............................... 237
12.1. ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ................................................................................ 237
12.2. TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC .......................................................... 237
12.2.1. Chọn kích thước cọc và tính thép cho cọc ............................................... 237
12.2.2. Khả năng chịu tải theo phương thẳng đứng của cọc đơn theo vật liệu..... 237
12.2.3. Khả năng chịu tải cọc theo đất nền ......................................................... 238
12.3. MÓNG M1, M2 ................................................................................................ 243
12.3.1. Tính toán móng ...................................................................................... 243
12.3.2. Kiểm tra tải trọng tác dụng lên cọc ......................................................... 244
12.3.3. Kiểm tra tải trọng tác dụng lên đất nền................................................... 245
12.3.4. Kiểm tra độ lún dưới đáy móng khối quy ước ......................................... 247
12.3.5. Tính toán đài cọc: .................................................................................. 249
12.4. MÓNG M3 ....................................................................................................... 252
12.4.1. Tính toán móng ...................................................................................... 252
12.4.2. Kiểm tra tải trọng tác dụng lên cọc ......................................................... 253
12.4.3. Kiểm tra khả năng chịu lực của đất nền .................................................. 254
12.4.4. Kiểm tra độ lún dưới đáy móng khối quy ước ......................................... 257
12.4.5. Tính toán đài cọc: .................................................................................. 258
CHƯƠNG 13: SO SÁNH HAI PHƯƠNG ÁN MÓNG ..................................... 259
13.1. PHƯƠNG ÁN CỌC BARRET ........................................................................... 259
13.1.1. Khối lượng đất đào ................................................................................. 259
13.1.2. Khối lượng bê tông ................................................................................. 260
13.1.3. Khối lượng cốt thép ................................................................................ 261
13.2. PHƯƠNG ÁN MÓNG CỌC KHOAN NHỒI ..................................................... 262
13.2.1. Khối lượng đất đào ................................................................................. 262
13.2.2. Khối lượng bê tông ................................................................................. 263
13.2.3. Khối lượng cốt thép ................................................................................ 264
13.3. SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÓNG ............................................ 265
CHƯƠNG 14: THIẾT KẾ TƯỜNG VÂY......................................................... 267
14.1. TỔNG QUAN TƯỜNG VÂY ............................................................................. 267
14.2. THIẾT KẾ TƯỜNG VÂY .................................................................................. 267
14.2.1. Các kiến thức cơ bản .............................................................................. 267
14.2.2. Nguyên lý thiết kế ................................................................................... 267
14.3. XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ TÍNH ................................................................................. 268
14.4. XÁC ĐỊNH ÁP LỰC ĐẤT LÊN TƯỜNG VÀ NỘI LỰC CÂY CHỐNG .............. 269
14.4.1. Xác định áp lực cây chống theo biểu đồ Peck ......................................... 269
14.4.2. Xác định độ sâu căm cừ chống cát sôi .................................................... 270
14.4.3. Xác định biểu đồ áp lực lên tường và chiều sâu cắm cừ: ......................... 270
14.5. NỘI LỰC TRONG TƯỜNG .............................................................................. 273
14.6. NỘI LỰC THANH CHỐNG THỨ NHẤT KHI ĐÀO THEO GIAI ĐOẠN .......... 274
14.6.1. Giai đoạn 1 ............................................................................................ 274
14.6.2. Giai đoạn 2 ............................................................................................ 275
14.7. XÁC ĐỊNH SƠ BỘ KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN TƯỜNG .................................. 276
14.8. TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHỊU LỰC CHO TƯỜNG ........................................ 277
14.9. TÍNH TOÁN CÂY CHỐNG............................................................................... 278
14.9.1. Cây chống 1 (N1= -233,57kN) ................................................................ 278
14.9.2. Cây chống 2 (N2= 1018kN) .................................................................... 278
14.10. KIỂM TRA LÀM VIỆC ỔN ĐỊNH CỦA TƯỜNG VÂY .................................... 279
14.10.1. Chuyển vị của Tường ............................................................................ 279
14.10.2. Kiểm tra chống trồi đáy hố móng .......................................................... 279
14.11. Thi công tường vây ......................................................................................... 280
PHẦN 3: PHỤ LỤC
Đồ án tốt nghiệp KSXD khóa 2008 GVHD: TS Dương Hồng Thẩm
SVTH: Trương Thế Kim Anh MSSV : 0851020005 Trang 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH
1.1.TỔNG QUAN CHUNG:
Ở thời kỳ nào, nhà ở cũng là vấn đề cần cho con người. Ngày nay, vấn đề ấy
trở nên cấp thiết hơn nữa, dân số tăng nhanh, chất lượng cuộc sống ngày càng cao vì
vậy nhu cầu cuộc sống của con người cũng đòi hỏi ngày một chất lượng hơn. Các
công trình dân dụng ngày nay ( đặc biệt là nhà ở) đã đươc chú trọng về mặt chất
lượng, an toàn và hiện đại ngày một cao hơn. Dựa vào sự tiến bộ của khoa học và
công nghệ, những tòa nhà cao tầng được xây dựng trên khắp thế giới.
Trước sự gia tăng nhanh dân số, đòi hỏi về nhu cầu nhà ở, nơi làm việc và nơi
giao thương, sinh hoạt công cộng một ngày càng nhiêu. Nhưng đất đai là hữu hạn,
vì vậy để khắc phục điều kiện này những tòa nhà cao tầng được xây dựng nhằm
phục vụ nhu cầu xã hội con người là tất yếu. các thành phố phát triển cũng như đang
phát triển khắp trên thế giới, những tòa chung cư, cao ốc, trung tâm thương mại cao
tầng xuất hiện ngày càng nhiều và chiếm phần quang trọng trong giải quyết nhu cầu
đời sống của con người.
Thành phố Hồ Chí Minh là thanh phố phát triển bậc nhất nước ta, có thu nhập
bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả nước. Điều đó đã thúc đẩy
dân nhập cư (cả người dân trong nước lẫn người nước ngoài) tăng lên nhanh chóng.
Cũng từ sự phát triển đột phá đó dẫn đến phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn do
những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực
thương mại, công nghiệp chiếm phần đa số. Sự khác biệt xã hội thể hiện rõ rệt giữa
các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành (điển hình dân số ở nội thành quá
dày, còn ở ngoại ô thưa thớt). Vì vậy, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và
xây dựng các cơ sở dân dụng nói riêng (đặc biệt là xây dựng những tòa nhà cao tầng
hiện đại ) tăng lên rất cao và nó cũng phân bổ không đều. Nhằm giải quyết sự mất
cân đối ngày càng lớn giữa quỹ dất và dân số của thành phố và những quận nào có
kinh tế phát triển, dân cư sầm uất thì nhà cao tầng tập trung càng nhiều.
Vì thế, “TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI LỮ GIA” đã được xây dựng, nó tọa lạc tại
số 10 đường LỮ GIA, quận 11, tpHCM. Chủ đầu tư là “ Công ty cổ phần Cơ Khí Điện Lữ
Gia” đặt nhiều kì vọng sẽ đáp ứng nhu cầu xã hội và mang lại nhiều lợi nhuận cho công
ty.
1.2.DÂN SỐ TPHCM:
Vào tháng 05/1975 dân số thành phố Sài Gòn - Gia Định (đến tháng 07/1976
đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh) là 3.498.120 người (thống kê của chính
quyền thành phố).
Đồ án tốt nghiệp KSXD khóa 2008 GVHD: TS Dương Hồng Thẩm
SVTH: Trương Thế Kim Anh MSSV : 0851020005 Trang 2
Dân số Thành phố Hồ Chí Minh theo các kết quả điều tra dân số chính thức
như sau:
Ngày 1/10/1979 (Điều tra toàn quốc): 3.419.977 người.
Ngày 1/4/1989 (Điều tra toàn quốc): 3.988.124 người.
Ngày 1/4/1999 (Điều tra toàn quốc): 5.037.155 người.
Ngày 1/10/2004 (Điều tra của thành phố): 6.117.251 người.
Ngày 1/4/2009 (Điều tra toàn quốc): 7.162.864 người.
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 1/4/2010, dân số thành phố
là 7.382.287 người.
Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố
vào giữa năm 2010 là 7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km2
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê ngày 1/4/2011, dân số thành phố
là 7.549.341 người.
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân
số 7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành thị và
314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có
3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Những năm
gần đây dân số thành phố tăng nhanh; trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố
tăng thêm 2.125.709 người, bính quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng
3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Với
572.132 người, tương đương với dân số một số tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận,
quận Bình Tân có dân số lớn nhất trong số các quận cả nước. Tương tự, huyện Bình
Chánh với 420.109 dân là huyện có dân số lớn nhất trong số các huyện cả nước.
Trong khi đó huyện Cần Giờ với 68.846 người, có dân số thấp nhất trong số các
quận, huyện của thành phố. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy
mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu
ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư
sống trong khu vực thành thị. Thành phố Hồ Chí Minh có gần một phần ba là dân
nhập cư từ các tỉnh khác.
Phân tích theo cơ cấu dân tộc: Người Việt (người Kinh) 6.699.124 người
chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 414.045 người chiếm
5,78%, còn lại là các dân tộc: Khmer 24.268 người, Chăm 7.819 người... Tổng cộng
có đến 52/54 dân tộc được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành phố
(chỉ thiếu dân tộc Bố Y và Cống), ít nhất là người La Hủ chỉ có 01 người. Ngoài ra
còn 1.128 người được phân loại là người nước ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia
Đồ án tốt nghiệp KSXD khóa 2008 GVHD: TS Dương Hồng Thẩm
SVTH: Trương Thế Kim Anh MSSV : 0851020005 Trang 3
khác (India, Pakistan, Indonesia, France...). Cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ
Chí Minh là cộng đồng người Hoa lớn nhất Việt Nam (bằng 50,3% tổng số người
Hoa cả nước), cư trú khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5,
6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.
Phân tích dân số theo tôn giáo: Căn cứ theo số liệu điều tra dân số năm 2009,
1.983.048 người (27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôn giáo. Trong đó
những tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công
giáo 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành
27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09%.
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một
số quận như: 3, 4, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện
ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km². Về mức độ gia tăng
dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới
2,5%. Những năm gần đây dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm; trong khi
dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển
ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống. Theo ước tính năm 2005, trung bình
mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm
2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.
Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so
với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn
do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh
vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn
thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
1.3.THỜI TIẾT, KHÍ HẬU TPHCM:
Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều
trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng
11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí
Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới
40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung
bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong
đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958.
Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các
tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không
gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây
Đồ án tốt nghiệp KSXD khóa 2008 GVHD: TS Dương Hồng Thẩm
SVTH: Trương Thế Kim Anh MSSV : 0851020005 Trang 4
Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn
khu vực còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ
trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ
trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam –
Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành
phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không
khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%).
Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.
1.4.ĐỊA CHẤT, THỦY VĂN TPHCM:
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích
Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần
Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và
hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng:
đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở
Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng
và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có
nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất
khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất
phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là
"giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành
phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai
Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn,
khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15
tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông
Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ
Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km.
Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố
khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con
sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa
của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông
Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái.
Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài
Đồ án tốt nghiệp KSXD khóa 2008 GVHD: TS Dương Hồng Thẩm
SVTH: Trương Thế Kim Anh MSSV : 0851020005 Trang 5
Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh
rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu
Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ
thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do
chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã
gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát
nước ở khu vực nội thành.
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được
lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen,
nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước
ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba
tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các
huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được
khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
Đồ án tốt nghiệp KSXD khóa 2008 GVHD: TS Dương Hồng Thẩm
SVTH: Trương Thế Kim Anh MSSV : 0851020005 Trang 6
CHƯƠNG 2:VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TRÌNH
2.1.VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH
Hình 1-Phối cảnh công trình
Tọa lạc tại trung tâm quận 11, Cao ốc Lữ Gia có lợi thế rất lớn trong việc đi lại
giữa các địa điểm quan trọng trong Thành Phố, như chợ Bến Thành, sân bay Tân
Sơn Nhất, trung tâm cấp cứu Trưng Vương, siêu thị Vinatex.Cùng với cao ốc LỮ
GIA, ở khu vực Phú Thọ còn có hàng lọt công trình cao ốc khác cũng mọc lên, tao
thành khu thương mại sầm uất, khép kín bỡi bốn con đường ( Lý Thường Kiệt- 3
tháng 2-Lê Đại Hành- Lữ Gia).
Quy mô dự án:
• Chủ đầu tư : Công ty cổ phần Cơ Khí Điện Lữ Gia và Công ty Đầu tư Hạ
tầng Kỹ thuật TPHCM
• Tổng diện tích hiện trang khu đất : 4999m2
• Diện tích xây dựng : 3,115m2