Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Tổ Chức Thi Công Đường Giao Thông Cao Bình Ubnd Xã Hùng Mỹ Huyện Chiêm Hoá Tỉnh Tuyên Quang
PREMIUM
Số trang
64
Kích thước
869.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1937

Thiết Kế Tổ Chức Thi Công Đường Giao Thông Cao Bình Ubnd Xã Hùng Mỹ Huyện Chiêm Hoá Tỉnh Tuyên Quang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG

CAO BÌNH – UBND XÃ HÙNG MỸ - HUYỆN CHIÊM HOÁ

TỈNH TUYÊN QUANG

Ngành: CNPTNT

Mã số: 102

Giáo viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Văn Vệ

Sinh viên thực hiện: Tạ Ngọc Nam

Khóa học: 2004-2008

Hà Tây, 2008

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước do Đảng

và Nhà nước lãnh đạo thì cơ sở hạ tầng có một vị trí vai trò rất quan trọng, đặc

biệt là mạng lưới đường giao thông. Mạng lưới đường giao thông có phát triển

đi cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thì nó sẽ thúc đẩy ngành công

nghiệp phát triển, mặt khác nó còn có vai trò lưu thông và vận chuyển hàng hoá

giữa các vùng miền với nhau.

Để đánh giá chất lượng của một tuyến đường, ngoài yếu tố kỹ thuật ra thì

tổ chức thi công đóng một vai trò vị trí rất quan trọng. Nếu tổ chức thi công tốt

thì sẽ đảm bảo tiến độ thi công đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng công trình,

hạ giá thành và an toàn cho máy móc và nhân lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao,

thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Xã Hùng Mỹ là một xã vùng cao của huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên

Quang. Về kinh tế Hùng Mỹ là một xã nghèo, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào

ngành nông, lâm nghiệp. Dân cư trong vùng bao gồm nhiều dân tộc anh em

sinh sống, gồm người kinh và người dân tộc thiểu số sống cùng với nhau. Do

Hùng Mỹ là một xã vùng cao, địa hình chủ yếu là đồi núi, kinh tế chủ yếu phụ

thuộc vào ngành nông, lâm nghiệp mà ngành lâm nghiệp đóng vai trò là chủ

đạo. Hiện tại tuyến đường do nhân dân tự khai phá xây dựng nên không đáp

ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường (Bề rộng nền đường, bán kính

đường cong chưa đảm bảo, độ dốc dọc quá lớn, chưa có rãnh và hệ thống cống

thoát nước) nên việc đi lại của nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vào

mùa mưa, gây khó khăn trong việc vận chuyển lâm sản cũng như việc chăm sóc

và bảo vệ rừng. Do đó việc đầu tư xây dựng đường Cao Bình xã Hùng Mỹ là

rất cần thiết, đảm bảo giao thông được thuận tiện, tạo điều kiện giao lưu kinh tế

vận chuyển hàng hoá trong vùng và sang các vùng lân cận, thúc đẩy ngành lâm

nghiệp phát triển.

Để đánh giá kết quả sau 4 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học

Lâm Nghiệp, được sự nhất trí của bộ môn Công trình nông thôn – khoa Công

nghiệp phát triển nông thôn – Trường Đại học Lâm Nghiệp, tôi tiến hành thực

hiện khoá luận tốt nghiệp:

“Thiết kế tổ chức thi công đường giao thông: Cao Bình, xã Hùng Mỹ,

huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”

* Mục tiêu của đề tài:

-Trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật và các điều kiện thực tế, lập thiết kế thi

công cho đoạn tuyến.

-Xác định phương án máy và thành phần tổ đội thi công cho các hạng mục

công trình.

-Lập các biện pháp kỹ thuật thi công, lập tiến độ thi công cho các hạng

mục công trình, đảm bảo thời hạn thi công đề ra.

-Tính toán chi phí giá thành thi công.

* Nội dung:

Nội dung của đề tài gồm 4 chương.

Chương 1: Thiết kế tổ chức thi công nền đường và công trình.

Chương 2: Thiết kế tổ chức thi công mặt đường.

Chương 3: Công tác hoàn thiện và lập kế hoạch tiến độ thi công.

Chương 4: Tính toán giá thành.

Kết luận - Tồn tại - Kiến nghị.

Do điều kiện thực hiện còn hạn chế nên khoá luận chỉ đi nghiên cứu, tính

toán tổ chức thi công các hạng mục công trình chính.

Chương 1

THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH

1.1. Tình hình đặc điểm khu vực xây dựng tuyến và các điều kiện thi công.

Dự án xây dựng đường Cao Bình xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hoá với

tổng chiều dài tuyến đường là 4.149 m. Tuyến đường nằm trong phạm vi xã

Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hoá.

Điểm đầu tuyến (Km0 ) tại thị trấn Vĩnh Lộc.

Điểm cuối tuyến tại Km4+149 m tới UBND xã Hùng Mỹ.

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.

Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật của tuyến đường Cao Bình, xã Hùng Mỹ do

Hạt quản lý giao thông huyện Chiêm Hoá tư vấn thiết kế lập và qua quá trình

khảo sát thực tế cho thấy tình hình đặc điểm tự nhiên của khu vực xây dựng

tuyến như sau:

a) Điều kiện địa hình, địa chất.

Đường Cao Bình xã Hùng Mỹ chủ yếu đi qua khe núi và men theo sườn

đồi nên độ dốc dọc lớn. Tuyến đường hiện tại có nền đường ổn định, mặt

đường được rải đá nhưng nay đã mòn nhiều, nhiều chỗ ứ đọng nước, vào mùa

mưa gây ra hiện tượng lầy lội gây khó khăn cho việc đi lại.

Đặc điểm địa chất công trình nền đường: Địa chất công trình nền đường

chủ yếu là đất cấp III.

b) Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn.

Khí hậu trong khu vực đi qua thuộc khí hậu vùng III mang đặc điểm

chung của khí hậu phân vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam là nhiệt đới gió

mùa, một năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,

mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Sông suối: Do cấu tạo địa hình vùng tuyến đi qua hình thành nhiều khe

suối đổ ra sông Gâm.

c) Vật liệu xây dựng.

Vật liệu xây dựng phục vụ cho thi công nền đường và các công trình cầu

cống thoát nước, công trình phòng hộ chủ yếu bao gồm các loại vật liệu sau:

- Đá xây dựng công trình được mua tại mỏ đá công trường 06.

- Đất đắp: Thành phần là sét, sét pha lẫn dặm sét khai thác tại dọc tuyến.

Các chỉ tiêu cơ lý thí nghiệm đạt tiêu chuẩn sử dụng.

- Cát xây dựng công trình được mua tại bến Xuân Quang.

- Sắt, thép xây dựng công trình được mua tại thị trấn Vĩnh Lộc.

- Xi măng xây dựng công trình được mua tại thị trấn Vĩnh Lộc.

- Các vật liệu khác được mua tại thị trấn Vĩnh Lộc.

1.1.2. Đặc điểm, tính chất của nền đường và công trình vượt dòng.

a) Đối với nền đường.

Là tuyến đường thiết kế nâng cấp mở rộng. Với các tiêu chuẩn kỹ thuật

sau:

- Bề rộng nền đường: Bn = 6,5 m.

- Bề rộng mặt đường: Bm = 3,5 m.

- Độ dốc ngang mặt đường: im = 3%.

- Độ dốc ngang lề đường: il = 4%.

- Độ dốc mái ta luy nền đường:

+ Đối với mái ta luy đào: 1/0,75.

+ Đối với mái ta luy đắp: 1/0,5.

- Khối lượng đào đất cấp III: 35.291,82 m3

.

- Khối lượng đất đắp: 1.259,04 m3

.

Dạng nền đường điển hình trên tuyến gồm có:

- Nền đường thiết kế nửa đào nửa đắp.

Trên đoạn có các vị trí cọc 3 Km0+36 m, cọc 10 Km0+601,43 m. Từ cọc

12 Km0+759,45 m đến cọc TC17 Km0+774,45 m. Từ cọc H8 Km0+802,7 m đến

cọc P11 Km0+844 m. Cọc TC29 Km1+703,12 m, cọc P60 Km2+786,76 m, cọc

TD68 Km3+37,23 m là các đoạn có khối lượng đào đắp khác nhau. Để tiết kiệm

vật liệu xây dựng ta tiến hành san lấp từ 1/2 đào sang 1/2 đắp nếu thiếu có thể

bổ xung đất từ nền đào, và thừa chở đổ đi, cự ly đống đất đổ là 1,5 Km. Dạng

mặt cắt điển hình thể hiện trong hình (1-1).

4% 3% 3% 4%

Hình 1.1. Mặt cắt điển hình dạng nửa đào nửa đắp.

- Nền đường thiết kế đào chữ L.

Trên đoạn có các vị trí cọc H3 Km0+300 m. Từ cọc H6 Km0+602 m đến

cọc P12 Km0+613,93 m. Từ cọc TC14 Km0+677,33 m đến cọc P15 Km0+693,29

m. Từ cọc TC18 Km1+204,61 m đến cọc TD20 Km1+242 m. Từ cọc TC38

Km1+978,61 m đến cọc TD40 Km2+81,19 m. Từ cọc P71 Km3+142,7 m đến cọc

TC75 Km3+253,02 m là các đoạn nền đường đào chữ L điển hình. Khối lượng

đất đào được vận chuyển dọc tuyến để bổ xung cho nền đắp, lượng đất thừa thì

chở đổ đi, không được đổ đất thừa xuống ta luy bên cạnh tuyến, cự ly vận

chuyển đất đổ đi là 1,5 Km. Dạng mặt cắt điển hình thể hiện trong hình (1.2).

4% 3% 3% 4%

Hình 1.2. Mặt cắt điển hình nền đường đào chữ L.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!