Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Nâng Cấp Tuyến Đường Đoạn Từ Km 0 00 Đến Km 3 0151 Thuộc Địa Phận Huyện Ứng Hòa Thành Phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển của xã hội thì việc phát triển cơ sở hạ tầng là
một nhu cầu tất yếu. Nhìn vào kết cấu hạ tầng người ta có thể đánh giá mức
độ phát triển kinh tế, trình độ văn hóa - xã hội của một vùng, trong đó các
công trình giao thông là đặc biệt không thể thiếu bởi vì nó là tiền đề quan
trọng thúc đẩy sự phát triển của vùng.
Hiện nay giao thông ở nước ta vẫn còn thấp kém, chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển của đất nước. Để thúc đẩy công cuộc Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa và hội nhập của đất nước thì việc xây dựng mạng lướiđường
giao thông là thực sự cần thiết và cấp bách. Do đó huyện Ứng Hòa trong kế
hoạch Quy hoạch phát triển hệ thống đường giao thông cho đến năm 2020: đã
chủ trương xây dựng mới cũng như cải tạo và nâng cấp hàng loạt các tuyến
đường theo tiêu chuẩn các đường đồng bằng từ cấp I - IV nhằm đáp ứng nhu
cầu sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Ứng Hòa là một huyện thuộc thành phố Hà Nội, là một địa bàn có
nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa, tuy nhiên để phát
triển những nội lực này của thành phố cần phải xây dựng hệ thống đường giao
thông để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Vì vậy
xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đường đã có là một trong những ưu tiên
hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Được sự nhất trí của bộ môn kỹ thuật công trình, khoa cơ điện và công
trình-trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, tôi thực hiện khóa luận có tên đề
tài là:
“Thiết kế nâng cấp tuyến đƣờng đoạn từ Km0+0 đến Km3+0151
Huyện Ứng Hòa - Thành Phố Hà Nội”
Với nội dung chính gồm các phần như sau:
Phần 1: Lập dự án đầu tƣ tuyến đƣờng từ km 0+00
km3+0151.
- Chương 1: Giới thiệu chung.
- Chương 2: Đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của dự án.
2
- Chương 3: Các quy hoạch và dự án có liên quan, dự báo nhu cầu vận
tải trong vùng.
- Chương 4: Các yếu tố kỹ thuật chung của tuyến thiết kế.
- Chương 5: Các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn áp dụng.
- Chương 6: Đánh giá tác động môi trường.
- Chương 7: Tổng mức đầu tư.
- Chương 8: Kết luận – kiến nghị dự án đầu tư.
Phần 2: Thiết kế kỹ thuật tuyến đƣờng từ km 0+00
km3+0151.
- Chương 9: Thiết kế bình đồ của tuyến đường.
- Chương 10: Thiết kế trắc dọc của tuyến đường.
- Chương 11: Thiết kế trắc ngang nền đường.
- Chương 12: Thiết kế áo đường.
- Chương 13: Thiết kế công trình thoát nước.
- Chương 14: Thiết kế công trình phòng hộ trên đường.
Phần 3: Tổ chức thi công tuyến đƣờng từ km 0+00
km3+0151.
- Chương 15: Lựa chọn phương án tổ chức thi công.
- Chương 16: Thi công nền đường.
- Chương 17: Thi công áo đường.
- Chương 18: Thi công công trình thoát nước.
3
PHẦN I
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƢ TUYẾN ĐƢỜNG
KM 0 + 00 KM 3 + 0151
4
Chƣơng1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu vị trí tuyến
Tuyến thiết kế là tuyến đường 21b nằm trong dự án đường quốc lộ
thuộc địa phận huyện Ứng Hòa – thành phố Hà Nội.
Căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế và bản đồ địa hình khu vực tỉ lệ 1:10000,
độ dốc trung bình là 3%. Tuyến dài 3,0151 Km đi qua các khu vực dân cư.
1.2. Căn cứ thiết kế
Cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống giao thông nói riêng trong đó có
mạng lưới đường bộ luôn là một nhân tố quan trọng cho việc phát triển kinh
tế của bất kì quốc gia nào trên thế giới. Trong những năm gần đây ở Việt Nam
đã có nhiều đổi thay to lớn do sự tác động của cơ chế thị trường, kinh tế phát
triển, xã hội ngày càng ổn định văn minh làm phát sinh nhu cầu giao thông.
Sự tăng nhanh về số lượng phương tiện và sự đòi hỏi nâng cao chất lượng
phục vụ đã đặt ra yêu cầu bức bách về mật độ và chất lượng của mạng lưới
giao thông đường bộ. Tuyến thiết kế là một bộ phận sẽ được xây dựng để đáp
ứng nhu cầu đó.
Việc xây dựng tuyến sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới đường bộ, đáp
ứng được sự giao lưu của dân cư trong vùng về kinh tế, văn hoá, xã hội, góp
phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng, đảm bảo
an ninh quốc phòng khu vực phía tây nam thủ đô Hà Nội.Tuyến được xây
dựng làm rút ngắt thời gian, tăng khả năng vận chuyển hàng hoá cũng như sự
đi lại của nhân dân trong khu vực.
Tuyến thiết kế đi qua địa phận huyện Ứng Hòa _ là điều kiện để Ứng
Hòa phát triển mạnh kinh tế, văn hóa, xã hội. Và đặc biệt tuyến đi qua khu
vực chùa Hương, nơi có rất nhiều tiềm năng du lịch, nhất là dịp lễ hội chùa
đầu năm. Tạo điều kiện tốt để địa phương khai thác du lịch.
Như vậy dựa trên những nhu cầu và cơ sở thiết kế trên việc xây dựng
tuyến thiết kế là hết sức cần thiết.
5
1.3. Quy trình quy phạm sử dụng trong thiết kế
Để tiến hành lập dự án, cần thiết phải thu nhập và áp dụng những tài
liệu và số liệu như sau:
Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10,000.
1.3.1. Quy trình khảo sát
+ Quy trình khảo sát thiết kế đường Ô tô 22TCN 263 – 2000.
+ Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 82 – 85.
+ Quy trình khảo sát địa chất 22TCN 27 – 82.
1.3.2. Quy trình thiết kế
+ Tiêu chuẩn thiết kế đường Ô tô TCVN 4054 – 05.
+ Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211 – 06.
+ Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 272-05 Bộ GTVT.
+ Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.
6
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
2.1. Đặc điểm dân số trong vùng
Đoạn tuyến thiết kế qua địa phận huyện Ứng Hòa–ngoại thành của thành phố
Hà Nội. Dân số của huyện khoảng 179.900 người (năm 2009), thành phần dân tộc
chủ yếu là người Kinh. Trên suốt dọc tuyến đường, những đoạn nào có điều kiện
canh tác nông nghiệp đều có dân ở.
2.2. Tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa trong vùng
Về kinh tế: Là huyện thuần nông, điểm xuất phát thấp, thời gian gần đây,
huyện Ứng Hòa đã tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất
nông nghiệp kết hợp với khôi phục ngành nghề truyền thống và phát triển nghề mới,
nên năm 2009 tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 905,6 tỷ đồng; vượt 2,7% so với
kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng đạt 11,2%. Số hộ đói nghèo đã giảm được 1,152 hộ
(giảm 2,63% so với năm 2008).
Về nông nghiệp: Ứng Hòa đã tập trung chỉ đạo nhân rộng các mô hình nông
nghiệp giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng đất ở địa
phương. Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, theo các mô
hình chuyên canh, đa canh, nuôi thủy sản (lúa+cá+vịt). Hiện tại, tổng đàn gia súc,
gia cầm của huyện duy trì khoảng gần 900.000con.
Đặc biệt, để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, huyện đã quy hoạch 12 điểm với 635ha diện tích trồng rau ăn toàn
tập trung tại các xã ven sông Đáy.
Cùng với chăn nuôi gia súc, gia cầm, một mũi nhọn khác của Ứng Hòa là
nuôi trồng thủy sản. Năng suất thủy sản trung bình đạt từ 6,2-6,5 tấn cá/ha/năm; cho
thu nhập từ 75-85 triệu đồng/ha/năm; cao gấp 2,5 đến 3 lần so với cấy lúa. Nhiều hộ
đầu tư vốn lớn cho thu nhập lên tới 100 – 120 triệu đồng/ha/năm.
Về công nghiệp: Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2008.
Về thương mại-dịch vụ: Năm 2009, giá trị thương mại dịch vụ tăng 17,4% so
với cùng kỳ năm 2008. Huyện đã huy động mọi nguồn vốn đầu tư để xây dựng và
nâng cấp một số chợ xã. Phấn đấu năm 2010, đưa chợ đầu mối nông sản thuộc trung
7
tâm thương mại thị trấn Vân Đình vào khai thác hoạt động kinh doanh đồng thời đa
dạng hóa các loại hình dịch vụ.
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Huyện đã triển khai 87 dự án đầu tư xây
dựng cơ bản với tổng vốn trên 550 tỷ đồng. Đến nay đã có năm dự án hoàn thành.
Hiện nay, 100% số thôn trong huyện đã có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
837,8km đường giao thông khu vực huyện lỵ đã được trải nhựa, tạo điều kiện cho
nhân dân giao lưu kinh tế, phát triển sản xuất và phục vụ đời sống.
Về làng nghề: Ứng Hòa có một số các làng nghề truyền thống như làng may
Trạch Xá thuộc xã Hòa Lâm, làng bún Bặt thuộc xã Liên Bạt, làng đàn Đào Xá
thuộc xã Đông Lỗ, làng nghề khảm trai Cao Xá thuộc xã Trung Tú.
Về giáo dục: Toàn huyện có 15/29 trường đạt chuẩn quốc gia.
Về y tế: Toàn huyện có 13/29 trạm y tế xã đạt chuẩn và có bác sĩ phục vụ,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Di tích và danh lam thắng cảnh:Huyện Ứng Hòa có nhiều danh thắng nổi
tiếng như Đình chùa Tử Dương, Đình Hoàng Xá, Đình Đông Lỗ, Đền Thái Bình,
Đền Đức Thánh Cả, khu Cháy với Bảo tàng và Tượng đài lịch sử lưu giữ nhiều hiện
vật của thời kháng chiến chống Pháp…
Tuyến thiết kế được xây dựng để góp phần tạo điều kiện cho địa phương khai
thác tốt các tiềm năng, đồng thời khắc phục những khó khăn hiện tại để thúc đẩy sự
phát triển toàn diện của khu vực dự án.
2.3. Mạng lƣới giao thông vận tải trong vùng và quy hoạch phát triển
Tình hình mạng lưới đường giao thông trong khu vực huyện như sau:
Mạng lưới giao thông trong huyện Ứng Hòa tương đối đa dạng gồm có
đường bộ, đường sông. Trong đó giao thông đường bộ là cầu nối giao lưu kinh tế
văn hoá giữa huyện với nội thành Hà Nội và với các tỉnh lân cận.
2.3.1. Đƣờng bộ
Hệ thống đường bộ trong huyện có 1 trục dọc xuyên suốt là QL21B, và các
tỉnh lộ 74,75,76, các tuyến đường liên huyện và các đường vào các khu công
nghiệp, khu di tích văn hóa.
2.3.2. Đƣờng thuỷ
Chủ yếu hệ thống giao thông đường thủy của vùng đều nằm trên con sông
Đáy. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 kmvà lưu vực (cùng với phụ lưu sông
Nhuệ) hơn 7.500 km² trên địa bàn các tỉnh thành HàNội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh
8
Bìnhvà Nam Định. Sông Đáy khi xuôi đến Vân Đình thì lòng sông rộng ra, lưu
lượng chậm lại nên các phương tiện giao thông đường thủy có thể đi lại được. Khúc
sông Đáy men theo vùng chân núi nên phong cảnh hữu tình. Đến địa phận
huyện Mỹ Đức, sông Đáy tiếp nhận dòng suối Yến (thủy lộ vào chùa Hương).
Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ
cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nói chung mạng lưới giao thông trong tỉnh tương đối phát triển, tuy nhiên
còn một số đoạn chưa được cải thiện, chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu
cầu sử dụng.
Các đường quốc lộ đều trực thuộc Bộ, các đường còn lại do Ban quản lý dự
án các huyện hoặc Sở giao thông quản lý.
Tuyến đường được xây dựng sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cấp mạng lưới
đường giao thông, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
2.4. Các điều kiện tự nhiên vùng tuyến đi qua
Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật tuyến 21b do tư vấn thiết kế lập và do khảo sát
thực tế cho thấy tình hình đặc điểm tự nhiên của khu vực xây dựng tuyến như sau:
a) Vị trí địa lý
Đoạn tuyến thiết kế đi qua hai xã Đặng Giang và xã Lưu Hoàng thuộc địa
phận huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội. Hướng tuyến đi theo hướng tuyến của
đường cũ.
Huyện Ứng Hòa là huyện phía tây nam của Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Chương
Mỹ và Thanh Oai, phía Nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà Nam),
phía Tây giáp huyện Mỹ Đức, phía Đông giáp huyện Phú Xuyên.
b) Địa hình
Khu vực thiết kế nằm trong khu vực đồng bằng; có độ cao so với mực nước
biển từ 10m đến 15m; độ dốc trung bình là 3% với diện tích phần lớn là đất nông
nghiệp.Địa hình ít bị chia cắt bởi những sông suối lớn, chỉ có một số sông và kênh
rạch nhỏ.Với tuyến thi công chủ yếu là đi qua đồng ruộng và khu vực dân cư sinh
sống, có độ dốc nhỏ.
c) Điều kiện địa chất
9
Theo kết quả khảo sát trong phạm vi dự kiến xây dựng công trình chủ yếu
gặp các lớp đất đá từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp KQ: đất đắp thành phần là đất sét pha, mầu xám vàng, xám hồng,
trạng thái nửa cứng. Đây là đất đắp nền đường hiện tại, bề dày lớp 1,8m.
- Lớp 1: sét màu xám xanh loang đỏ, trạng thái dẻo mềm với bề dày 2,9m.
- Lớp 2: sét sỏi sạn, màu ghi vàng, trạng thái cứng với bề dày 6,3m.
- Lớp 3: sét xám vàng loang đỏ lẫn ít sạn, trạng thái nửa cứng bề dày 5,1m.
- Lớp 4: màu ghi vàng, trạng thái dẻo cứng bề dày lớp 4,5m – 11,9m.
- Lớp 5: sét pha màu ghi vàng loang đỏ, trạng thái nửa cứng, dày 3,3m-17,3m.
Theo kết quả khảo sát địa chất công trình cho thấy:
- Đất trong khu vực khảo sát có lớp số 3 là lớp có sức chịu tải thấp.
- Các lớp còn lại đều là đất tốt với nền đường và cống.
- Không có các hiện tượng địa chất động lực công trình bất lợi.
d) Khí hậu thủy văn
Ảnh hưởng trực tiếp tới nền đường và mặt đường chủ yếu là nước mưa, nước
tưới tiêu qua kênh mương thủy lợi, không có hiện tượng nước ngầm.
Theo tài liệu khí hậu thủy văn của huyện Ứng Hòa thì đoạn đường thiết kế
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với bốn mùa. Tuy nhiên, thể hiện rõ rệt nhất là
mùa mưa và mùa khô:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm với trung bình mỗi năm
chịu ảnh hưởng từ 8 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa vừa đến
mưa to. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1600 đến 1800mm.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa không
đáng kể. Mực nước ở sông và kênh rạch xuống thấp, khô hạn. Đây là thời gian
thuận lợi cho thi công công trình.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,9oC.
Nhiệt độ ngày cao nhất trong năm là 42oC (tháng 5, 6).
Nhiệt độ thấp nhất trong năm là (7-10)oC (tháng 1, 2).
e) Hệ thống đường phục vụ cho thi công
10
Tuyến thi công nằm trong tổng thể mạng lưới đường của khu vực gồm quốc
lộ 21B, đường tỉnh lộ 74, 75, 76, và các tuyến đường liên huyện khác trong khu vực
nên thuận lợi cho việc chuyên chở vật liệu và phân luồng giao thông.
Nguồn vật liệu xây dựng địa phương
Dự kiến các nguồn vật tư, vật liệu cung cấp cho công trình đường Hà Đông –
Hương Sơn, hạng mục nền, mặt đường, cống thoát nước như sau:
Xi măng dùng loại PC 30, PC 40 của công ty xi măng Tiên Sơn phù hợp với
TCVN 2682-1992. Có thể hợp đồng mua ngay tại công ty xi măng Tiên Sơn cách
12 km hoặc mua tại các đại lý gần đó.
Cát mua tại sông Đáy chạy dọc theo tuyến đường, cách khoảng 2-5 km đạt
TCVN 1770-1986.
Bê tông nhựa mua tại Hà Đông cách tuyến khoảng dưới 30km.
Nước lấy tại hiện trường thi công.
Hệ thống đường phục vụ cho thi công đã có sẵn đường cũ và tuyến đường
21B nên việc vận chuyển tương đối thuận lợi. Các vật liệu trên mua tại chân công
trình theo kế hoạch trong quá trình thi công.
Giới thiệu đơn vị thi công
Trong thực tế năng lực của đơn vị thi công có ảnh hưởng rất nhiều đến điều
kiện thi công, phương pháp thi công cũng như tiến độ thi công của công trình.
Chẳng hạn như năng lực của máy móc phục vụ, khả năng làm việc của chúng cũng
như chí phí để sử dụng nó. Trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật, trình độ tay
nghề của công nhân.
Đảm nhận việc thi công là xí nghiệp xây dựng công trình giao thông 32 thuộc
tổng công ty 36 của bộ quốc phònG - được trang bị đầy đủ máy móc, vật tư, trang
thiết bị, có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, lực lượng công nhân có tay
nghề cao, tinh thần lao động tốt.
Kết luận
Từ những số liệu trên cho thấy điều kiện tự nhiên và vật liệu xây dựng đường
ở đây tương đối thuận lợi cho công tác thi công, không có khó khăn gì đặc biệt.
11
Chƣơng 3
CÁC QUY HOẠCH VÀ DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN, DỰ BÁO NHU CẦU
VẬN TẢI TRONG VÙNG
3.1. Những cơ sở để dự đoán nhu cầu vận tải trên tuyến
Quốc lộ 21B là tuyến đường liên tỉnh chạy qua Hà Nội, qua Hà Nam
đang được nâng cấp để đạt tiêu chuẩn cấp IV toàn tuyến, nền rộng 6m cho hai
làn xe. Theo kế hoạch 2001 sẽ hoàn thành, tuy vậy cũng vào thời điểm này
nhiều đoạn tuyến quốc lộ 21B vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu do sự gia
tăng về vận tải. Mặt khác quốc lộ 21B đi qua nhiều thị trấn và đồng bằng nên
việc mở rộng sẽ tốn kém do phải đền bù giải phóng mặt bằng chiếm nhiều
diện tích đất canh tác. Việc xây dựng tuyến đường này sẽ khắc phục được
những nhược điểm trên đồng thời cũng mở mang phát triển kinh tế các vùng
đất phía tây nam Hà Nội có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác.
*Những cơ sở tiếp cận để dự báo
+ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng và các địa phương có tuyến
đi qua.
+ Khả năng vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường bộ và đường
thủy trong và ngoài vùng.
+ Số liệu thống kê vận tải của các cục thống kê các tỉnh có tuyến đi qua.
3.2. Phƣơng pháp dự đoán nhu cầu vận tải và hành khách
Để dự báo nhu cầu vận tải hàng hoá chủ yếu của đường bộ Việt Nam
hiện tại đang sử dụng phối hợp 3 phương pháp:
+ Phương pháp kịch bản.
+ Phương pháp ngoại suy mô hình đàn hồi.
+ Phương pháp ngoại suy kết hợp với nguồn hàng bổ sung.
Dự báo hành khách dựa vào phương pháp dự báo nhu cầu vận tải và
dựa trên các yếu tố tác động đến sự đi lại của nhân dân trong vùng.
3.3. Sự cần thiết phải đầu tƣ
Tuyến đường từ xã Đặng Giang đến xã Lưu Hoàng đang được nghiên
cứu thiết kế là tuyến đường nằm trong mạng lưới giao thông quy hoạch theo
quyết định số 24/2001/QĐ-UB ngày 9/5/2001 của chủ tịch UBND thành phố
12
Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng huyện Ứng Hòa. Tuyến đường
này hiện tại đã là tuyến đường quan trọng phục vụ đi lại cho nhân dân trong
vùng. Mặt khác việc đầu tư tuyến đường nhằm phục vụ mục đích chuyển đổi
cơ cấu vùng kinh tế Tây Nam Hà Nội thành vùng nuôi trồng thủy sản theo
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước. Qua những phân tích trên
ta thấy rõ được việc đầu tư xây dựng tuyến đường là cần thiết và cấp bách.
Với nhu cầu vận tải lớn song hạ tầng cơ sở của đường bộ cho tới nay
vẫn còn hạn chế. Tuyến đường cũ không những không đảm bảo năng lực
thông xe mà nhất là thường xuyên xảy ra tai nạn ở những đoạn đường cong.
Dự án đầu tư này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế, chính trị, xã
hội, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, tạo điều kiện
phát triển kinh tế, văn hoá, góp phần xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tuyến qua địa bàn xã Lưu Hoàng, huyện Ứng Hòa. Đây chính là điều
kiện để phát triển nền kinh tế của khu vực này. Đồng thời phát triển du lịch
chùa Hương trong vùng.
Từ những phân tích cụ thể ở trên cho thấy rằng sự đầu tư xây dựng
tuyến thiết kế là đúng đắn và cần thiết.
3.4. Kết luận
Việc xây dựng tuyến qua xã Lưu Hoàng – huyện Ứng Hòa – thành phố
Hà Nội là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu về dân sinh, kinh tế, chính trị và
sự phát triển ngày càng cao của khu vực. Việc xây dựng tuyến có nhiều thuận
lợi như tận dụng được nhân công, thời tiết khí hậu tương đối ổn định.
Hình thức đầu tư: Xây dựng một tuyến đường mới.