Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Khách Sạn Hải Anh Địa Điểm Phù Yên Sơn La
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, ngành xây dựng cơ
bản đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mọi lĩnh
vực khoa học và công nghệ, ngành xây dựng cơ bản đã và đang có những bước tiến
đáng kể. Để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của xã hội, chúng ta cần một
nguồn nhân lực trẻ là các kỹ sư xây dựng có đủ phẩm chất và năng lực, tinh thần cống
hiến để tiếp bước các thế hệ đi trước, xây dựng đất nước ngày càng văn minh và hiện
đại hơn.
Sau toàn bộ quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Lâm nghiệp, đồ
án tốt nghiệp này là nhiệm vụ quan trọng nhất của một sinh viên trước khi ra trường.
Đây là bài tập tổng hợp kiến thức tất cả các môn học chuyên ngành mà sinh viên được
học tập trong suốt những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là giai đoạn tập dượt,
học hỏi cũng như là cơ hội thể hiện những gì mà một sinh viên đã được học tập, thu
nhận được trong thời gian vừa qua.
Đối với đất nước ta hiện nay, nhu cầu nhà ở, khách sạn đang rất cần thiết cho sự
triển của đất nước. Việc thiết kế kết cấu và tổ chức thi công một công trình khách sạn
tập trung nhiều kiến thức cơ bản, thiết thực với một kĩ sư xây dựng. Chính vì vậy đề
tài tốt nghiệp của em là “ khách sạn Hải Anh” được xây dựng tại Sơn La.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trường Đại học Lâm Nghiệp đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý giá của mình cho em cũng như các bạn sinh
viên khác trong suốt những năm học qua. Đặc biệt, đồ án tốt nghiệp này cũng không
thể hoàn thành nếu không có sự tận tình hướng dẫn của thầy Phạm Văn Thuyết .Xin
cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và động viên trong suốt thời gian qua để em có thể
hoàn thành đồ án ngày hôm
nay.
Thông qua đồ án tốt nghiệp, em mong muốn có thể hệ thống hoá lại toàn bộ
kiến thức đã học cũng như học hỏi thêm các lý thuyết tính toán kết cấu và công nghệ
thi công đang được ứng dụng cho các công trình khách sạn của nước ta hiện nay. Do
khả năng và thời gian hạn chế, đồ án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai
sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của các thầy cô cũng như của các bạn
sinh viên khác để có thể thiết kế được các công trình hoàn thiện hơn sau này.
Sơn La, ngày… tháng… năm 2017
Sinh viên
Hoàng Huy Chương
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 Giới thiệu công trình và giải pháp kiến trúc ............................................. 1
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH: ......................................................................... 1
1.1.1 Tên công trình. .................................................................................................... 1
1.1.2 Địa điểm xây dựng .............................................................................................. 1
1.2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC ..................................................................................... 1
1.3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH .................................................................................. 3
1.4. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHÁC ................................................................. 3
1. Giải pháp phần điện ................................................................................................. 3
2. Cấp thoát nước cho nhà ............................................................................................ 3
CHƯƠNG 2 LỰA CHỌN SƠ BỘ GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN THÂN VÀ TẢI
TRỌNG TÍNH TOÁN ................................................................................................. 5
2.1 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHO CÔNG TRÌNH. .................................. 5
2.1.1 Đặc điểm thiết kế kết cấu nhà cao tầng. ......................................................................... 5
2.1.2 Giải pháp về vật liệu. ..................................................................................................... 5
2.1.3 Công trình bê tông cốt thép: ................................................................................ 6
2.1.4 Giải pháp kết cấu chịu lực chính phần thân. ................................................................... 7
1.2.5 Hình dạng công trình: ....................................................................................... 11
2.2. Các tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế kết cấu công trình ..................................... 12
2.3. Vật liệu sử dụng trong thiết kế kết cấu chính công trình ...................................... 12
2.3.1 Bê tông. ............................................................................................................ 12
2.3.2 Thép. ................................................................................................................. 13
2.3.4 Các loại vật liệu khác. ....................................................................................... 13
2.4. LỰA CHỌN SƠ BỘ KÍCH THƯỚC CẤU KIỆN ......................................................... 14
2.4.1 Chiều dày sàn .............................................................................................................. 14
2.4.2 Tiết diện dầm .............................................................................................................. 15
2.4.3 Tiết diện cột ................................................................................................................ 15
2.4.4. Thành phần gió tĩnh ......................................................................................... 22
2.4.5 Tổ hợp nội lực ............................................................................................................. 23
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ KẾT CẤU CÁ CẤU KIỆN CHÍNH PHẦN THÂN CÔNG
TRÌNH ...................................................................................................................... 25
3.1 THIẾT KẾ KẾT CẤU CẤU KIỆN CỘT ............................................................. 25
3.1.1 Tính thép dọc cho cột ........................................................................................ 25
3.1.2 Tính toán cụ thể cột C1 (Tầng trệt).................................................................... 25
3.1.3.Tính thép đai cho cột. ........................................................................................ 28
3.1.4.Tính toán cụ thể cột C3. .................................................................................... 29
3.2. TÍNH TOÁN CỐT THÉP CHO DẦM KHUNG TRỤC 2: .................................. 31
3.2.1 Số liệu vật liệu: ................................................................................................. 31
3.2.2 Lý thuyết tính toán: ........................................................................................... 31
3.2.3 TÍNH TOÁN CỤ THỂ: ..................................................................................... 32
3.2.4 TÍNH CỐT ĐAI CHỊU CẮT: ........................................................................... 34
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ KẾT CÁU SÀN CÔNG TRÌNH ......................................... 40
4.1 SỐ LIỆU TÍNH TOÁN : ...................................................................................... 40
4.1.1 Kích thước sơ bộ : ............................................................................................. 40
4.1.2 Vật liệu : ........................................................................................................... 40
4.1.3 Tải trọng : ......................................................................................................... 40
4.1.4 TÍNH TOÁN BẢN SÀN : ................................................................................. 45
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ KẾT CẤU NGẦM CÔNG TRÌNH ..................................... 50
5.1 ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN .................................. 50
5.1.1 Điều kiện địa chất công trình............................................................................. 50
5.1.2 Đánh giá điều kiện địa chất và tính chất xây dựng ............................................ 51
5.1.3 Đánh giá điều kiện địa chất công trình .............................................................. 54
5.2 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP MÓNG ....................................................................... 54
5.3 TÍNH TOÁN CỌC ............................................................................................... 54
5.3.1 Vật liệu ............................................................................................................. 54
5.3.2 Sơ bộ chọn cọc và đài cọc ................................................................................. 54
5.3.3 Giải pháp liên kết hệ đài cọc ............................................................................. 55
5.3.4 Xác định sức chịu tải của cọc ............................................................................ 55
5.4 TÍNH TOÁN MÓNG ........................................................................................... 59
1. Thiết kế móng M2 ................................................................................................. 59
1.1. Tải trọng tính toán tác dụng tại đỉnh móng .......................................................... 59
1.2. Chọn sơ bộ số lượng cọc ..................................................................................... 59
1.3. Bố trí cọc trong đài ............................................................................................. 59
2. Tính toán móng M2 ............................................................................................... 60
2.3. Kiểm tra cọc trong giai đoạn thi công .................................................................. 62
2.4 Tính toán cường độ trên tiết diện thẳng đứng-Tính cốt thép đài ........................... 66
2.5. Kiểm tra sức chịu tải của đất nền......................................................................... 67
2.6. Kiểm tra độ lún của móng cọc ............................................................................. 70
CHƯƠNG 6 THI CÔNG PHẦN NGẦM CÔNG TRÌNH .......................................... 71
6.1.Đặc điểm điều kiện thi công công trình ................................................................ 71
6.1.1 Đặc điểm địa hình, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn.................. 71
6.1.2. Điều kiện thi công ............................................................................................ 72
6.2. Phương án móng và kết cấu ................................................................................ 73
6.2.1. Phương án móng .............................................................................................. 73
6.2.2 THI CÔNG CỌC ÉP: ....................................................................................... 75
6.2.3 Khối lượng công tác. ......................................................................................... 75
6.2.4 Chọn máy ép cọc :............................................................................................. 76
6.2.5 Thiết bị thi công. .............................................................................................. 76
6.3 Công tác chuẩn bị. ............................................................................................... 78
6.4 Trình tự thi công cọc. .......................................................................................... 79
6.4.1 An toàn lao động trong khi ép cọc. .................................................................... 83
6.5. THI CÔNG ĐÀO ĐẤT: ...................................................................................... 83
6.5.1 Thi công chống vách hố móng bằng cừ lá sen: .................................................. 83
6.6. THI CÔNG BÊ TÔNG ĐÀI CỌC: ...................................................................... 88
6.6.1. Khối lượng công tác. ........................................................................................ 88
6.6.2 Ván khuôn cho đài móng ĐC1: ......................................................................... 89
6.6.3 Ván khuôn cho thành giằng móng: .................................................................... 94
6.7. CHỌN MÁY THI CÔNG ................................................................................. 100
6.7.1 CHỌN MÁY ĐÀO ĐẤT: .............................................................................. 100
6.7.2. CHỌN CẦN TRỤC THÁP: .......................................................................... 102
6.7.3. CHỌN MÁY ÉP CỌC: ................................................................................. 103
6.7.4 CHỌN XE TRỘN BÊ TÔNG: ....................................................................... 103
6.7.5 CHỌN XE BƠM BÊ TÔNG: ......................................................................... 104
6.7.6 CHỌN XE Ô TÔ CHỞ ĐẤT: ......................................................................... 104
6.7.7 CHỌN MÁY ĐẦM DÙI: ............................................................................... 104
6.7.8 CHỌN MÁY VẬN THĂNG: ......................................................................... 104
CHƯƠNG 7 THI CÔNG PHẦN THÂN .................................................................. 106
7.1.Lựa chọn công nghệ ........................................................................................... 106
7.1.1 Công nghệ thi công ván khuôn ........................................................................ 106
7.1.2 Công nghệ thi công bê tông ............................................................................. 106
7.1.3. Chọn loại ván khuôn, đà giáo, cay chống ....................................................... 107
7.2. Tính toán........................................................................................................... 108
7.2.1. Thiết kế ván khuôn cột ................................................................................... 108
7.2.2. Thiết ván khuôn dầm ...................................................................................... 110
7.2.3. Thiết kế ván khuôn ô sàn ................................................................................ 112
7.3.Biện pháp kĩ thuật thi công ................................................................................ 115
7.3.1.Gia công cốt thép ............................................................................................ 115
7.3.2.Cốt thép cột ..................................................................................................... 115
7.3.3.Ván khuôn cột ................................................................................................. 116
7.3.4.Ván khuôn dầm, sàn ........................................................................................ 116
7.3.5.Cốt thép sàn .................................................................................................... 117
7.3.6.Công tác đổ bê tông ........................................................................................ 117
7.4. Công tác thi công xây tường hoàn thiện ............................................................ 118
7.4.1. Công tác xây .................................................................................................. 118
7.4.2. Công tác trát, bả ............................................................................................. 119
7.4.3. Công tác lát nền ............................................................................................. 119
7.4.4. Công tác quét sơn ........................................................................................... 120
CHƯƠNG 8 TÍNH TOÁN TỔNG MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH ............................. 121
8.1. Tính toán diện tích kho bãi ................................................................................ 121
8.1.1. Xác định lượng vật liệu dự trữ........................................................................ 121
8.1.2. Diện tích kho bãi chứa vật liệu ....................................................................... 122
8.2. Tính toán diện tích nhà tạm ............................................................................... 124
8.2.1. Dân số công trường ........................................................................................ 124
8.2.2. Nhà tạm ......................................................................................................... 124
8.3. Tính toán đường nội bộ và bố trí công trường ................................................... 124
8.3.1. Tính toán đường nội bộ công trường .............................................................. 124
8.3.2. Bố trí công trường .......................................................................................... 125
CHƯƠNG 9 LẬP DỰ TOÁN THI CÔNG MỘT SÀN ĐIỂN HÌNH ....................... 131
9.1. Các cơ sở tính toán dự toán ............................................................................... 131
9.1.1. Phương pháp lập dự toán xây dựng công trình ............................................... 131
9.1.2. Xác định chi phí xây dựng công trình ............................................................. 132
9.1.3. Các văn bản căn cứ để lập dự toán công trình ................................................. 134
9.2. Áp dụng lập dự toán cho công trình .................................................................. 135
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 137
1. Kết luận ............................................................................................................... 137
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 138
1
CHƯƠNG 1
Giới thiệu công trình và giải pháp kiến trúc
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH:
1.1.1 Tên công trình : khách sạn Hải Anh (Sơn La).
1.1.2 Địa điểm xây dựng : Khu đất đồng Nà Phái, bản Phố, xã Huy Bắc, huyện Phù
Yên, tỉnh Sơn La.
Công trình gồm 8 tầng , mang kiến trúc hiện đại và thể hiện tính ưu việt của công trình
hiện đại, vừa mang vẻ đẹp về kiến trúc, thuận tiện trong sử dụng và đảm bảo về kinh
tế khi sử dụng.
Quy mô công trình
Khách sạn được thiết kế 8 tầng (chức năng tầng triệt để xe, hạ tầng kỹ thuật, kho, giặt
là...), diện tích xây dựng 596 m2, trong đó tầng 1 bố trí dịch vụ khách sạn, dịch vụ tổ
chức tiệc cưới, sự kiện...; tầng 2 dịch vụ sông hơi mát xa và karaok, tầng 3-6 bố trí
phòng ngủ khách sạn, quy mô 36 phòng, tầng mái bố trí dịch vụ coffee ngắm cảnh.
Vị trí của công trình : Vị trí công trình nằm ngay sát bên cạnh 1 công trình khác. Nhìn
chung mặt bằng khá bằng phẳng giao thông đi lại thuận tiện.
1.2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
Phương pháp kiến trúc được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp hài
hoà với bố cục quy hoạch của địa phương. Toàn bộ công trình là các mảng, khối thể
hiện sự khoẻ khoắn gọn gàng phù hợp với chức năng của công trình. Sau đây là chức
năng cụ thể của các tầng trong toà nhà:
Tầng triệt
Đặt ở cao trình 0.00 m với chiều cao tầng 2.8m được bố trí làm khu vực để xe.
Tổng diện tích xây dựng là 596 m2
gồm
Diện tích để xe khoảng 319 m2
Phòng giặt là có diện tích 45 m2
.
Nhà kho có diện tích 32 m2
Hai thang bộ và 2 thang máy, hệ thống hành lang.
Tầng 1
Đặt ở cao trình +2.80 m với chiều cao tầng 4m chủ yếu được bố trí làm khu lễ tân và
kinh doanh cà phê.
Tổng diện tích xây dựng là 477 m2
gồm
2
Diện tích bán cà phê 130 m2
Diện tích khu đại sảnh 38 m2
Diện tích phòng nghỉ lễ tân 20 m2
Diện tích quầy pha chế 17,5 m2
Diện tích phòng hội đồng 45 m2
Diện tích phòng giám đốc 10 m2
, phòng tài chính 10 m2
Hai thang bộ và 2 thang máy, hệ thống hành lang.
Khu vệ sinh có diện tích 13,4 m2
Tầng 2
Đặt từ cao trình +6.80 m lên với chiều cao tầng 3,5m có chức năng làm các phòng
Karaok và phòng massage.
Tổng diện tích xây dựng là 484,7 m2
gồm:
Phòng massage bình dân diện tích 65.7 m2
.
Phòng massage vip 25 m2
.
Phòng massage vip 25 m2
.
Phòng karaok có diện tích 114 m2
.
Cầu thang bộ và thang máy, hệ thống hành lang.
Tầng 3,…,6
Chiều cao tầng 3,3m có chức năng làm phòng ngủ.
Tổng diện tích xây dựng là 574.7 m2
.
Mỗi tầng có 9 phòng ngủ
+ phòng ngủ thường : căn hộ có diện tích 27 m2 gồm: 2 giường ngủ, 1 phòng vệ sinh
4,8 m2
.
+ phòng ngủ Vip: căn hộ có diện tích 35 m2 gồm: 2 giường ngủ, 1 phòng vệ sinh 4,8
m
2
.
+ 2Cầu thang bộ và thang máy, hệ thống hành lang ở mỗi tòa nhà.
Tầng tum:
phòng kỹ thuật của tòa nhà.
3
1.3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
Dựa trên vị trí công trình nằm trên khu vực khá đông dân cư tại huyện phù yên ở
khả năng sử dụng đất hạn chế nhưng vẫn đảm bảo sự hài hoà với các công trình và
cảnh quan xung quanh của tổ hợp công trình.
Cầu thang tiền sảnh các tầng bố trí rộng rãi ở vị trí hợp lý nên tiết kiệm được diện
tích mà giao thông nội bộ không bị chồng chéo, các không gian sử dụng thoáng đãng.
1.4. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHÁC
1. Giải pháp phần điện
a. Hệ thống chiếu sáng : dùng đèn huỳnh quang và đèn dây tóc để chiếu sáng tuỳ theo
chức năng của từng phòng , tầng , khu vực.
Trong các phòng có bố trí các ổ cắm để phục vụ cho chiếu sáng cục bộ và cho các
mục đích khác.
Hệ thống chiếu sáng được bảo vệ bằng các Aptomat lắp trong các bảng phân phối
điện. Điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào hoặc ở
trong vị trí thuận lợi nhất.
b. Hệ thống chống sét và nối đất
Chống sét cho công trình bằng hệ thống các kim thu sét bằng thép 16 dài 600 mm
lắp trên các kết cấu nhô cao và đỉnh của máy nhà. Các kim thu sét được nối với nhau
và nối với đất bằng các thép 10. Cọc nối đất dùng thép góc 65 x 65 x 6 dài 2,5 m.
Dây nối đất dùng thép dẹt 40 x 4. Điện trở của hệ thống nối đất đảm bảo nhỏ hơn 10
.
Hệ thống nối đất an toàn thiết bị điện được nối riêng độc lập với hệ thống nối đất
chống sét. Điện trở nối đất của hệ thống này đảm bảo nhỏ hơn 4 . Tất cả các kết cấu
kim loại , khung tủ điện, vỏ hộp Aptomat đệu phỉa được nối với hệ thống này.
2. Cấp thoát nước cho nhà
Nguồn nước:
Lấy từ nguồn nước bên ngoài của thành phố cấp đến bể nước ngầm của công trình. Ta
đặt máy bơm để bơm nước từ bể nước ngầm lên bể chứa nước ở trên mái. Máy bơm sẽ
tự hoạt động theo sự khống chế mức nước ở bể trên mái. Từ bể nước trên mái nước
được cung cấp cho toàn bộ công trình
Đường ống cấp nước dùng ống thép tráng kẽm. Đường ống trong nhà đi ngầm trong
tường và các hộp kỹ thuật. Đường ống sau khi lắp đặt xong đều phải thử áp lực và khử
4
trùng trước khi sử dụng. Tất cả các van khoá đều phải sử dụng các van khóa chịu áp
lực
Hệ thống thoát nước :
Toàn bộ nước thải sinh hoạt được thu lại qua hệ thống ống dẫn, qua xử lý cục bộ bằng
bể tự hoại, sau đó được đưa vào cống thoát nước bên ngoài của khu vực.
Nước thải ở các khu vệ sinh được thoát theo hai hệ thống riêng biệt : Hệ thống thoát
nước bẩn và hệ thống thoát phân. Nước bẩn từ các phễu thu sàn, chậu rửa, tắm đứng,
bồn tắm được thoát vào hệ thống ống đứng thoát riêng ra hố ga thoát nước bẩn rồi
thoát ra hệ thống thoát nước chung.
Chất thải từ các xí bệt được thu vào hệ thống ống đứng thoát riêng về ngăn chứa của
bể tự hoại. Có bố trí ống thông hơi 60 đưa cao qua mái 70 cm .
Toàn bộ hệ thống thoát nước trong nhà đều sử dụng ống nhựa PVC loại Class II của
Tiền Phong.
Sử dụng hệ thống điều hoà trung tâm để điều hoà thông gió cho các phòng và hành
lang.
Giao thông đứng giữa các tầng là hai thang máy , mỗi thang máy có thể chứa tới 10
người. Ngoài ra còn có 2 thang bộ bề rộng thang là 2,4m đảm bảo giao thông khi thang
máy ngừng hoạt động hoặc khi mật độ giao thông cao, đảm bảo thoát hiểm khi có sự
cố cháy nổ xảy ra.
Liên hệ với hệ thống giao thông đứng là hệ thống hành lang giữa nối tiếp với các đầu
thang. Giao thông ngang giữa các tầng có sự khác nhau do công năng của chúng có sự
khác nhau.
Nhìn chung, công trình đáp ứng đươc tất cả những yêu cầu của một khu làm việc cao
cấp. Ngoài ra, với lợi thế của một vị trí đẹp,thuận tiện giao thông đi lại, công trình
đang là điểm thu hút với nhiều công ty muốn đặt văn phòng tại nội thành.
5
CHƯƠNG 2
LỰA CHỌN SƠ BỘ GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN THÂN VÀ TẢI
TRỌNG TÍNH TOÁN
2.1LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHO CÔNG TRÌNH.
2.1.1 Đặc điểm thiết kế kết cấu nhà cao tầng.
Về mặt kết cấu, một ngôi nhà được xem là cao tầng khi mà độ bền vững và
chuyển vị của nó do tải trọng ngang quyết định. Từ nhà thấp tầng đến nhà cao tầng
có một sự chuyển tiếp quan trọng từ phân tích tĩnh học sang phân tích động học.
Thiết kế nhà cao tầng so với nhà thấp tầng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng cho kĩ
sư kết cấu trong việc lựa chọn giải pháp kết cấu chịu lực cho công trình. Việc chọn
các hệ kết cấu chịu lực khác nhau, có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề về bố trí
mặt bằng, hình khối, độ cao các tầng, yêu cầu kĩ thuật thi công, tiến độ thi công,
giá thành xây dựng.
* Nhà càng cao thì các yếu tố sau đây càng quan trọng:
- Ảnh hưởng của tải trọng ngang do gió và động đất.
- Chuyển vị ngang tải đỉnh nhà và chuyển vị lệch giữa các mức tầng nhà.
- Gia tốc dao động.
- Ổn định tổng thể chống lật và chống trượt.
- Độ ổn định của nền móng công trình.
Do đó trong thiết kế nhà cao tầng phải quan tâm đến nhiều vấn đề phức tạp như
xác định chính xác tải trọng, tổ hợp tải trọng, sơ đồ tính, kết cấu móng kết cấu chịu
lực ngang, ổn định tổng thể và động học công trình.
2.1.2 Giải pháp về vật liệu.
Hiện nay ở Việt Nam, vật liệu dùng cho kết cấu nhà cao tầng thường sử
dụng là bêtông cốt thép và thép (bêtông cốt cứng).
Công trình bằng thép:
Ưu điểm: Có cường độ vật liệu lớn dẫn đến kích thước tiết diện nhỏ mà vẫn
đảm bảo khả năng chịu lực. Ngoài ra kết cấu thép có tính đàn hồi cao, khả năng
chịu biến dạng lớn nên rất thích hợp cho việc thiết kế cỏc cụng trỡnh cao tầng
chịu tải trọng ngang lớn.
6
Nhược điểm: Việc đảm bảo thi công tốt các mối nối là rất khó khăn, mặt
khỏcgiỏ thành cụngtrỡnh bằng thộp thường cao mà chi phớ cho việc bảo quản
cấu kiện khi cụng trỡnh đi vào sử dụng là rất tốn kém. Đặc biệt với môi trường
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa của Việt Nam, công trình bằng thép kém
bền với nhiệt độ, khi xảy ra hoả hoạn hoặc cháy nổ thì công trình rất dễ chảy
dẻo dẫn đến sụp đổ do không đủ độ cứng để chống đỡ cả công trình
Tóm lại: Nên sử dụng thép cho các kết cấu cần không gian sử dụng lớn,
chiều cao lớn (nhà siêu cao tầng H > 100m), nhà nhịp lớn như các bảo tàng, sân
vận động, nhà thi đấu, nhà hát.v.v.
2.1.3 Công trình bê tông cốt thép:
Ưu điểm: Khắc phục được một số nhược điểm của kết cấu thép như thi
công đơn giản hơn, vật liệu rẻ hơn, bền với môi trường và nhiệt độ. Ngoài ra
nhờ sự làm việc chung giữa 2 loại vật liệu ta có thể tận dụng được tính chịu nén
tốt của bê tông và chịu kéo tốt của cốt thộp.
Nhược điểm: Kích thước cấu kiện lớn, tải trọng bản thõn của cụngtrỡnh
tăng nhanh theo chiều cao khiến cho việc lựa chọn các giải pháp kết cấu để xử
lý là phức tạp.
Tóm lại: Nên sử dụng vật liệu bê tông cốt thép cho công trình dưới 30 tầng
(H < 100m).
Lựa chọn vật liệu kết cấu:
Từ các giải pháp vật liệu đó trình bày chọn vật liệu bê tông cốt thép sử dụng
cho toàn công trình do chất lượng bảo đảm và có nhiều kinh nghiệm trong thi
công và thiết kế.
Các thông số kỹ thuật của bê tông theo tiêu chuẩn 5574-2012.
+ Bêtông có khối lượng riêng ~ 25 kN/m3
.
+ Cấp độ bền của bêtông dùng trong tínhtoán cho côngtrình là B25.
+ Với trạng thái nén: Cường độ tiêu chuẩn về nén Rbn= 14.5 Mpa.
+ Với trạng thái kéo: Cường độ tính toán về kéo Rbt = 1.05 Mpa.
Môđun đàn hồi của bê tông: xác định theo điều kiện bê tông nặng, khô
cứng trong điều kiện tự nhiên. Với cấp độ bền B25 thì Eb = 30000Mpa.
Thép làm cốt thép cho cấu kiện bê tông cốt thép dựng loại thép sợi thông
thường theo tiêu chuẩn TCVN 5574-1995. Cốt thép chịu lực cho các dầm, cột
7
dùng nhóm AIII , cốt thép đai, cốt thép giá, cốt thép cấu tạo và thép dựng cho
bản sàn dùng nhóm AI.
Cường độ của cốt thép như sau:
+ Sử dụng thép AI cho thép <10 mm
AIII cho thép >10 mm
+ Cường độ của cốt thép cho trong bảng sau:
Chủng loại cốt
thép
Cường độ tiêu chuẩn
(daN/cm2
)
Cường độ tính toán
(daN/cm2
)
AI
AIII
2350
3900
2250
3650
Môđun đàn hồi của cốt thép : E = 2.1.106
daN/cm2
.
Các loại vật liệu khác:
- Gạch đặc M75
- Cát vàng – Cát đen
- Sơn che phủ
- Sơn epoxy chống trầy xước
Mọi loại vật liệu sử dụng đều phải qua thí nghiệm kiểm định để xác định
cường độ thực tế càng như các chỉ tiêu cơ lý khác và độ sạch.Khi đạt tiêu chuẩn
thiết kế mới được đưa vào sử dụng.
2.1.4 Giải pháp kết cấu chịu lực chính phần thân.
Đặc điểm chủ yếu của nhà cao tầng là yếu tố tải trọng ngang và trọng lượng
bản thân của nhà.Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển vị,độ ổn định của nhà.
Căn cứ vào các nhân tố công năng kiến trúc của nhà, ta có thể có các giải
pháp kêt cấu cho nhà như sau:
a. Các hệ kết cấu chịu lực.
8
Hệ kết cấu khung chịu lực:
Cấu tạo: Bao gồm các dầm ngang nối với các cột dọc thẳng đứng bằng các
nút cứng.
Ưu điểm: Việc thiết kế tính toán hệ kết cấu thuần khung đó được nghiên
cứu nhiều, thi công nhiều nên đó tích lũy được lượng lớn kinh nghiệm. Các
công nghệ, vật liệu lại dễ kiếm, chất lượng công trìnhvì thế sẽ được nâng cao.
Nhược điểm: Chịu tải trọng ngang kém, tínhliên tục của khung cứng phụ
thuộc vào độ bền và độ cứng của các liên kếtnày khi chịu uốn, cácliên kết này
không được phép có biến dạng góc. Khả năng chịu lực của khung phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng chịu lực của từng dầm và từng cột.
Tóm lại: Hệ kết cấu này thích hợp cho các nhà dưới 20 tầng với thiết kế kháng
chấn cấp ≤ 7; 15 tầng với kháng chấn cấp 8; 10 tầng với kháng chấn cấp 9. Các
công trình đòi hỏi sự linh hoạt về công năng mặt bằng như khách sạn, tuy nhiên
kết cấu dầm sàn thường dày nên chiều cao các tầng phải lớn để đảm bảo chiều cao
thông thủy.
b. Hệ kết cấu lõi:
Cấu tạo:Lõi có dạng vỏ hộp rỗng,tiết diện kín hoặc hở,nhận các loại tải trọng
tác dụng lên công trình và truyền chúng xuống nền đất.Các sàn được đỡ bởi hệ
dầm công xôn vươn ra từ lõi cứng.
Ưu điểm:Kết cấu lõi cứng có khả năng chịu lực ngang tốt.
Nhược điểm:Khả năng chịu tải trọng đứng hạn chế.Với các sàn rộng thìcác dầm
côngxôn vươn ra để đỡ sàn phải có kích thước lớn,ảnh hưởng đến yêu cầu kiến
trúc.