Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế chung cư Trương Đình Hội, Quận 8
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH XÂY DỰNG
Đề tài:
CHUNG CƯ TRƯƠNG ĐÌNH HỘI
Q.8
(PHẦN THUYẾT MINH)
GVHD : TS. NGUYỄN VĂN LĨNH
SVTH : NGUYỄN THANH NHẬT
MSSV : 20501022
TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN
------------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
BẢN GIAO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Văn Lĩnh........................................................................
Đơn vị công tác: Viện Cơ học Ứng dụng Tp HCM............ .....................................................
Họ và tên SV nhận đồ án tốt nghiệp: NGUYỄN THANH NHẬT
Ngành học: XD DD&CN.......... Lớp: XD05B1 ................ MSSV: 20501022.......... .............
I. Tên đề tài tốt nghiệp:
Thiết kế chung cư TRƯƠNG ĐÌNH HỘI Q.8
II. Nội dung và yêu cầu sinh viên phải hoàn thành:
Phần kiến trúc: Thể hiện lại mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình .......................
Phần kết cấu (70%):Tính toán phân tích kết cấu .....................................................
Thiết kế cột, vách, đà sàn, bể nước, cầu thang .........................
Phần nền móng (30%): Tính toán thiết kế chọn PA móng ........................................
Thiết kế móng .....................................................................
III. Các tư liệu cơ bản cung cấp ban đầu cho sinh viên:
Bản vẽ thiết kế kiến trúc cơ sở của công trình...........................................................
Số liệu địa chất công trình........................................................................................
IV. Thời gian thực hiện:
- Ngày nhận đề tài: 21/05/2012
- Ngày nộp ĐATN: 05/08/2012
V. Kết luận: Sinh viên được bảo vệ Sinh viên không được bảo vệ
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 05 năm 2012
Thầy hướng dẫn
TS Nguyễn Văn Lĩ
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD: TS.Nguyễn Văn Lĩnh
SVTH: Nguyễn Thanh Nhật MSSV: 20501022
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành xây dựng là một trong những ngành lâu nhất của lịch sử loài người. Có thể
nói khi chúng ta đi bất cứ nơi đâu trên trái đất này cũng có bóng dáng của ngành xây dựng.
Để đánh giá sự phát triển của một thời kí lịch sử hay một quốc gia nào đó chúng ta cũng
dựa vào ngành xây dựng. Nó luôn luôn đi cùng với sự phát triển của lịch sử.
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, việc phát
triển cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp, điện, đường , trường trạm...là một phần tất yếu
nhằm mục đích xây đất nước ta trở nên phát triển, có cơ sở hạ tầng vững chắc, tạo điều cho
sự phát triển của đất nước. Từ lâu ngành xây dựng đã góp phần quan trọng trong đời sống
con người chúng ta, từ việc mang lại mái ấm cho từng gia đình đến việc xây dựng bộ mặt
của đất nước. Ngành xây dựng đã chứng tỏ được sự cần thiết của mình. Trong xu thế hiện
nay hoạt động xây dựng đang diễn ra với tốc độ khẩn trương, ngày càng rộng khắp với quy
mô xây dựng ngày càng lớn đã cho sự lớn mạnh của ngành xây dựng nước ta.
Bởi vậy ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường đại học chúng em đã được thầy cô
chuyên đạt những kiến thức hết sức bổ ích giúp em hiểu và thêm yêu ngành xây dựng mà
em đang theo học.
Do đó Đồ Án Tốt Nghiệp như một bài tổng kết lại quá trình học tập của sinh viên
trong suốt quá trình học trên ghế giảng đường đại học, nhằm giúp cho sinh viên tổng hợp
kiến thức đã học vào thực tế. Để khi ra trường là một người kỹ sư có thể đảm chách tốt
công việc của mình, góp phân tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD: TS.Nguyễn Văn Lĩnh
SVTH: Nguyễn Thanh Nhật MSSV: 20501022
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm long biết ơn sâu sắc và trân trọng , em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn
Văn Lĩnh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa xây dựng và điện - trường ĐH
Mở Tp. HCM đã dìu dắt em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lớp XD05B1 đã gắn bó , giúp đỡ, động viên, góp ý
cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Và đặc biệt con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha,Mẹ đã dày công nuôi dưỡng con
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Nhật
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD: TS.Nguyễn Văn Lĩnh
SVTH: Nguyễn Thanh Nhật MSSV: 20501022
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Lời cảm ơn
Mục lục
KIẾN TRÚC:
TỔNG QUAN KẾT CẤU:
Chương 1 :TÍNH TOÁN SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH
1.1 Mặt bằng sàn tầng 3....................................................................................... 15
1.2 Chiều dày sàn – vật liệu ................................................................................. 17
1.3 Cấu tạo sàn..................................................................................................... 18
1.4 Xác định tải trọng .......................................................................................... 19
1.5 Tính toán bản sàn .......................................................................................... 22
1.6 Độ võng của sàn ............................................................................................. 23
Chương 2: THIẾT KẾ CẦU THANG 2 VẾ DẠNG BẢN
2.1 Kiến trúc ........................................................................................................ 25
2.2 Cấu tạo cầu thang tầng điển hình.................................................................. 25
2.3 Vật liệu sử dụng ............................................................................................. 27
2.4 Thiết kế các bộ phận của càu thang .............................................................. 27
Chương 3: ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC................................................................................... 33
Chương 4: TẢI TRỌNG GIÓ ................................................................................................ 45
Chương 5: TÍNH TOÁN THÉP KHUNG TRỤC 4.
5.1 Tải trọng tác dụng vào khung........................................................................ 50
5.2 Các trường hợp tải tác dụng lên khung......................................................... 50
5.3 Các tổ hợp tải trọng ....................................................................................... 51
5.4 Giải nội lực khung.......................................................................................... 51
Chương 6: THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN MÓNG CỌC ÉP
6.1 Thiết kế móng M1 .......................................................................................... 68
6.2 Tính toán móng M2 ........................................................................................ 81
Chương 7: TÍNH TOÁN BỂ NƯỚC MÁI
7.1 Tính dung tích bể ........................................................................................... 88
7.2 Tính toán bản nắp.......................................................................................... 89
7.3 Tính toán bản đáy .......................................................................................... 93
7.4 Tính toán bản thành ...................................................................................... 97
7.5 Tính toán dầm nắp....................................................................................... 102
7.6 Tính toán dầm đáy....................................................................................... 109
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD: TS.Nguyễn Văn Lĩnh
SVTH: Nguyễn Thanh Nhật MSSV: 20501022 Trang 1
PHẦN MỘT: KIẾN TRÚC
TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
I. NHU CẦU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Trong những năm gần đây, nhà cao tầng đang dần trở nên phổ biến tại các đô
thị trên thế giới và đặc biệt la tại đô thị chậc hẹp, dân số cao như Việt Nam nhằm
tiết kiệm quỹ đất đô thị cho các mục đích công cộng như vui chơi giải trí, công viên
cây xanh…cũng như tập trung, giảm hệ thống hạ tầng, giao thông vận tải, hệ thống
dịch vu…. Mặt khác, mức độ đô thị hóa ngày càng tăng, mức sống và nhu cầu của
người dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí cũng
ở một mức cao hơn, tiện nghi hơn.
Với xu hướng hội nhập, công nghiệp hóa hiện đại hóa hòa nhập với xu thế
phát triển của thời đại, nên sự đầu tư xây dựng các công trình nhà ở cao tầng thay
thế cho các công trình thấp tầng, các khu dân cư đã xuống cấp là cần thiết.
Vì vậy chung cư Trương Đình Hội-Q8 ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ở của
người dân, đồng thời cũng xứng tầm với một Tp Hồ chí Minh năng động đang trên
đà phát triển.
II. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Tọa lạc tại Q8, TPHCM, công trình nằm ở một vị trí đẹp với 2 mặt tiền
đường Trương Đình Hội và đường Thanh Niên nối liền trục đại lộ Đông Tây, tuyến
đường huyết mạch của TPHCM.
Công trình nằm trên trục giao thông chính nên thuận lợi cho việc cung cấp
vật tư và giao thông ngoài công trình.
Hệ thống cấp điện, cấp nước trong khu vực đã hoàn thiện đáp ứng các nhu
cầu xây dựng.
Khu đất xây dựng công trình bằng phẳng, không có công trình cũ, công trình
ngầm, nên rất thuận lợi cho thi công và bố trí tổng bình đồ.
III. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
1. MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG
Mặt bằng công trình hình chữ nhật, chiều dài 50m, chiều rộng 30m chiếm
diện tích xây dựng là 1440m2
.
Công trình gồm 13 tầng và 1 tầng hầm. Cốt ±0.00m được chọn đặt tại cao
trình tầng trệt. Mặt đất tự nhiên tại cốt -1.35m, mặt sàn tầng hầm tại cốt -3.20m.
Chiều cao công trình là 46.4m tính từ mặt đất tự nhiên.
Tầng hầm: Chiều cao 3.2m. Thang máy và thang bộ bố trí ở giữa, chỗ đậu
xe để xung quanh. Ngoài ra, tầng hầm còn bố trí các phòng kỹ thuật, phòng trực, và
kho. Các hệ thống kỹ thuật như điện nước được bố trí hợp lý để chiều dài các đường
dây, đường ống là tối thiểu.
Tầng trệt và tầng lửng: Chiều cao 3.6m. Là không gian sinh hoạt cộng đồng.
Ngoài ra, tầng trệt còn bố trí các phân khu sách thiếu nhi, khu bán văn phòng phẩm,
quầy sách… Tầng lửng là khu vực thuê, mượn, đọc sách báo.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD: TS.Nguyễn Văn Lĩnh
SVTH: Nguyễn Thanh Nhật MSSV: 20501022 Trang 2
Tầng 1-sân thương : Chiều cao 3.6m. Bố trí các căn hộ cho thuê. Mỗi tầng
gồm 16 căn hộ. Căm hộ loại nhỏ là 55.25m2
, căn hộ loại lớn là 65m2
. Mặt bằng tầng
đối xứng qua trục 5’, ngăn cách ở giữa bằng khoảng thông tầng, không có hành lang
qua lại, nên chia làm 2 khu vực riêng biệt có thang bộ và thang máy riêng.
Nhìn chung, giải pháp mặt bằng đơn giản, sử dụng vật liệu nhẹ làm vách
ngăn giúp tổ chức không gian linh hoạt, dễ dàng thay đổi.
2. MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH
Mặt đứng công trình mang nét cổ điển với nhiều cửa sổ dạng chữ nhật truyền
thống, để lấy sáng cho các căn hộ; tường ngoài được hoàn thiện bằng sơn nước.
3. HỆ THỐNG GIAO THÔNG
Giao thông ngang là hệ thống hành lang
Giao thông đứng gồm thang máy và thang bộ, gồm 4 thang bộ và 4 thang
máy chia đều cho 2 khu vực riêng biệt. Thang máy bố trí giữa mỗi khu, các căn hộ
bố trí xung quanh nên đảm bảo giao thông ngắn nhất.
IV. GIÁP PHÁP KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
1. HỆ THỐNG ĐIỆN
Nguồn điện cung cấp cho công trình được lấy chủ yếu từ mạng điện thành
phố(Q8) thông qua phòng máy điện của công trình. Từ đây, điện sẽ được dẫn đi
khắp các căn hộ. Các dây dẫn điện sẽ được bố trí trong hộp gain kỹ thuật và có bảng
điều khiển điện cho mỗi tầng và mỗi căn hộ.
Ngoài ra, còn bố trí các máy phát điện dự phòng ở tầng hầm để kịp thời cung
cấp trong trường hợp sự cố mất điện.
2. HỆ THỐNG NƯỚC
Nguồn nước cung cấp cho công trình chủ yếu được lấy từ mạng nước của
thành phố dẫn vào bể chứa nước ngầm, rồi bơm lên trên hồ nước mái, từ đó mời
phân phối cho các căn hộ.
Mái bằng có một dốc vừa phải để gom nước về seno, sau đó theo hệ thống
ống nước thải ra cống thoát nước của thành phố.
Ống cấp nước và ống thoát nước đều dùng bằng ống nhựa PVC
3. THÔNG GIÓ CHIẾU SÁNG
Bốn mặt công trình được bố trí nhiều cửa sổ để thông gió và lấy sáng. Riêng
các căn hộ nằm bên trong thì để thông thoáng, người ta đã bố trí một ô thông tầng
8.2 x 3.6m đủ để lấy sáng, đồng thời thông gió chung cho cả công trình.
Trên tầng mái, tại lỗ thông tầng, lắp đặt các tấm kiếng để chắn nước mưa rơi
vào công trình.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD: TS.Nguyễn Văn Lĩnh
SVTH: Nguyễn Thanh Nhật MSSV: 20501022 Trang 3
4. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Công trình bằng bê tông cốt thép, tường xây bằng gạch rỗng vừa cách âm,
vừa cách nhiệt.
Các bình cứu hỏa được đặt ở hành lang mỗi tầng. Mỗi tầng đều có 4 cầu
thang bộ đảm bảo thoát hiểm trong trường hợp xảy ra sự cố.
Nước cấp tạm thời phục vụ cho chữa cháy được lấy từ bể nước mái
5. CÁC HỆ THỐNG KHÁC
- HỆ THỐNG VỆ SINH: Nước thải được xử lý bằng phương pháp vi
sinh, có bể lắng, lọc trước khi đưa ra hệ thống thoát nước thành phố. Khu vệ sinh
các tầng được bố trí thẳng trục để tiện cho việc bố trí ống gain thoát nước thải.
- CHỐNG SÉT: Sử dụng hệ thống thu sét chủ động quả cầu dynasphere
được đặt ở tầng mái và hệ thống dây nối đất để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị sét
đánh ảnh hưởng đến công trình
V. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU KHU VỰC XÂY DỰNG
Đặc điểm khí hậu thành phố Hồ Chí Minh được chia thành hai mùa rõ rệt
1) Mùuøa mưa : từ thaùng 5 đến thaùng 11
Nhiệt độ trung bình : 25oC
Nhiệt độ thấp nhất : 20oC
Nhiệt độ cao nhất : 36oC
Lượng mưa trung bình : 274.4 mm (tháng 4)
Lượng mưa cao nhất : 638 mm (tháng 5)
Lượng mưa thấp nhất : 31 mm (tháng 11)
Độ ẩm tương đối trung bình : 48.5%
Độ ẩm tương đối thấp nhất : 79%
Độ ẩm tương đối cao nhất : 100%
Lượng bốc hơi trung bình : 28 mm/ngày đêm
2) Mùa khô :
Nhiệt độ trung bình : 27oC
Nhiệt độ cao nhất : 40o
C
3) Gió :
- Thịnh hành trong mùa khô :
Gió Đông Nam : chiếm 30% - 40%
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD: TS.Nguyễn Văn Lĩnh
SVTH: Nguyễn Thanh Nhật MSSV: 20501022 Trang 4
Gió Đông : chiếm 20% - 30%
- Thịnh hành trong mùa mưa :
Gió Tây Nam : chiếm 66%
- Hướng gió Tây Nam và Đông Nam có vận tốc tb : 2,15 m/s
- Gió thổi mạnh vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, ngoài
ra còn có gió Đông Bắc thổi nhẹ.
- Khu vực TPHCM rất ít chịu ảnh hưởng của gió bão.
VI. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Địa chất công trình theo tài liệu khảo sát như sau:
- Lớp 1 : Đất cát san lấp. Bề dày 0,6m.
Cao độ từ -1,35 đến -1,95m
- Lớp 2 : Sét vàng-xám đen, trạng tháo dẻo chảy.
Cao độ từ -1,95 đến -8,6/-8,85m.
Đây là lớp đất yếu. SPT = 3.
- Lớp 3 : Sét pha, xám trắng-nâu vàng,trạng thái dẻo cứng.
Cao độ từ -8,6/-8,85m đến -10,2/-10,55m
Đây là lớp đất tốt. SPT = 10-14
- Lớp 4 : Sét, nâu vàng đốm trắng.Trạng thái dẻo cứng.
Cao độ từ -10,2/-10,55m đến 24,90/-25,15m.
Đây là lớp đất tốt. SPT =11-13
- Lớp 5 : Sét xám xanh. Trạng thái nửa cứng.
Cao độ từ -24,90/-25,15m đến -26,05/-26,1m. SPT =9-
15.
Đây là lớp đất tốt.
- Lớp 6 : Cát pha, nâu vàng-nâu xám-xám vàng-xám trắng, trạng
thái dẻo.
Cao độ từ -26,05/-26,1m (chưa kết thúc trong phạm vi
hố khoan) .
Đây là lớp đất tốt. SPT = 11 -18.
Công trình có tải trọng lớn có thể đặt ở lớp đất này.
Mực nước ngầm cách mặt đất tự nhiên 5m
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD: TS.Nguyễn Văn Lĩnh
SVTH: Nguyễn Thanh Nhật MSSV: 20501022 Trang 5
PHẦN 2: KẾT CẤU
TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
I. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU
1. HỆ KẾT CẤU CHỊU LỰC CHÍNH
Hệ chịu lực của nhà cao tầng là bộ phận chủ yếu của công trình nhận các loại
tải trọng truyền chúng xuống móng và nền đất. Hệ chịu lực của công trình nhà cao
tầng nói chung được tạo thành từ các cấu kiện chịu lực chính là sàn, khung và vách
cứng.
Hệ tường cứng chịu lực (Vách cứng): Cấu tạo chủ yếu trong hệ kết cấu công
trình chịu tải trọng ngang: gió. Bố trí hệ tường cứng ngang và dọc theo chu vi thang
máy và thang bộ tạo hệ lõi cùng chịu lực và chu vi công trình để có độ cứng chống
xoắn tốt .
Vách cứng là cấu kiện không thể thiếu trong kết cấu nhà cao tầng hiện
nay. Nó là cấu kiện thẳng đứng có thể chịu được các tải trọng ngang
và đứng. Đặc biệt là các tải trọng ngang xuất hiện trong các công trình
nhà cao tầng với những lực ngang tác động rất lớn.
Sự ổn định của công trình nhờ các vách cứng ngang và dọc. Như vậy
vách cứng được hiểu theo nghĩa là các tấm tường được thiết kế chịu
tải trọng ngang.
Bản sàn được xem như là tuyệt đối cứng trong mặt phằng của chúng.
Có tác dụng tham gia vào việc tiếp thu và truyền tải trọng vào các
tường cứng và truyền xuống móng.
Thường nhà cao tầng dưới tác động của tải trọng ngang được xem như
một thanh ngàm ở móng
Đồi với công trình chịu tải ĐỘNG ĐẤT: do lực động đất là lực khối
tác động vào trọng tâm công trình theo phương ngang là chủ yếu nên
bố trí vách cứng sao cho độ cứng theo 2 phương xấp xĩ bằng nhau và
cấu tạo thêm hệ khung chịu tải đứng là hợp lý nhất
Hệ khung chịu lực : Được tạo thành từ các thanh đứng ( cột ) và ngang
(Dầm, sàn ...) liên kết cứng tại chỗ giao nhau của chúng, các khung phẳng
liên kết với nhau tạo thành khối khung không gian .
2. HỆ KẾT CẤU SÀN:
Trong kết cấu nhà cao tầng, hệ sàn có ảnh hưởng lớn đến sự làm việc
không gian của công trình. Việc lựa chọn phương án sàn hợp lý là cần thiết
và quan trọng. Ta xét một số phương án sàn sau:
a) Hệ sàn sườn
Cấu tạo gồm hệ dầm(dầm chính, dầm phụ) và sàn
Ưu: - Tính toán đơn giản.
- Cột, dầm, sàn phối hợp tạo thành hệ không gian có độ
cứng cao
- Được sử dụng khá phổ biến nước ta, do đó có nhiều
công nghệ thi công để lựa chọn.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD: TS.Nguyễn Văn Lĩnh
SVTH: Nguyễn Thanh Nhật MSSV: 20501022 Trang 6
Nhược: - Chiều cao dầm và độ võng sàn sẽ lớn khi vượt nhịp lớn
- Không tiết kiệm không gian sử dụng.
b) Hệ sàn ô cờ:
Cấu tạo gồm hệ dầm vuông góc với nhau theo hai phương, chia bản
sàn thành các bản kê 4 cạnh có nhịp bé , theo yêu cầu cấu tạo khoảng
cách các dầm không quá 2m.
Ưu: - Tránh được có qua nhiều cột bên trong, tiết kiệm
không gian, thích hợp với những không gian lớn, có tính thẩm mỹ
cao.
Nhược: - Không tiết kiệm vật liệu, thi công phức tạp
- Khi mặt sàn quá rộng thì cũng phải bố trí dầm chính có
chiều cao lớn , do đó cũng không tiết kiệm không gian
sử dụng.
c) Hệ sàn không dầm:
Cấu tạo gồm các bản kê trực tiếp lên cột hoặc mũ cột
Ưu: - Chiều cao kết cấu nhỏ nên giảm được chiều cao công trình.
- Tiết kiệm không gian sử dụng
- Dễ phân chia không gian
- Dễ bố trí các hệ thống kỹ thuật: điện, điều hòa, nước…
- Thi công nhanh hơn phương án sàn dầm
- Tải trọng ngang giảm do chiều cao công trình giảm
Nhược: - Các cột không liên kết với nhau tạo thành khung nên độ
cứng
nhỏ hơn phương án sàn dầm, do đó khả năng chịu lực theo
phương kém hơn phương án sàn dầm. Vì vậy, tải trọng ngang
xem như vách cứng chịu, tải trọng đứng do cột chịu
- Sàn có chiều dày lớn để chống chọc thủng tại đầu cột và
đảm
bảo khả năng chịu uốn.
d) Hệ sàn không dầm ứng lực trước:
Ưu: - Ngoài những đặc điểm chung của sàn không dầm, nó còn
khắc phục nhiều nhược điểm của sàn không dầm:
- Giảm chiều dày sàn, do đó giảm khối lượng sàn dẫn đến giảm
tải trọng ngang tác dụng lên công trình, cũng như giảm tải
trọng đứng truyền xuống móng, đồng thời lại tăng độ cứng của
sàn.
- Sơ đồ chịu lực trở nên tối ưu hơn do cốt thép đã ứng lực trước
phù hợp với moment do tĩnh tải gây ra, nên tiết kiệm thép.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng GVHD: TS.Nguyễn Văn Lĩnh
SVTH: Nguyễn Thanh Nhật MSSV: 20501022 Trang 7
Nhược: - Tuy có nhiều ưu điểm , nhưng phương án này lại đòi hỏi
những thiết bị thi công phức tạp, trình độ tay nghề công
nhân cao, đồng thời thiết bị giá thành cao.
Kết luận: Chọn thiết kế phương án sàn: hệ sàn sườn bê tông cốt thép
II. LỰA CHỌN VẬT LIỆU:
- Vật liệu xây dựng có cường độ cao, trọng lượng nhỏ, chống cháy tốt
- Vật liệu có tính biến dạng cao: Khả năng biến dạng cao có thể bổ sung cho
khả năng chịu lực thấp.
- Vật liệu có tính thoát biến thấp: có tác dụng tốt khi gặp tải trọng lặp( động đất,
gió bão)
- Vật liệu có tính liền khối cao: khi gặp tải trọng có tính chất lặp lại không bị
tách rồi công trình
- Vặt liệu có giá thành hợp lý
Nhà cao tầng thường có tải trọng lớn, vì thế sử dụng vật liệu sao cho giảm thiểu
tối đa trọng lượng công trình, giảm tải trọng đứng cũng như là giảm tải trọng ngang
do quán tính
Ơ nước ta, BTCT và thép là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất cho các công
trình cao tầng.
Kết luận: Chọn kết cấu BTCT, với: BT B25 cho đài cọc và các kết cấu bên
trên, B20 cho cọc, thép dùng loại AI, AII, AIII
III. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TÍNH TOÁN:
1. SƠ ĐỒ TÍNH:
Trong giai đoạn hiện nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của máy tính điện tử,
đã có sự thay đổi quan trọng trong cách nhìn nhận phương pháp tính toán công
trình. Khuynh hướng đặc thù hóa và đơn giản hóa trong các trường hợp riêng lẻ
được thay thế bằng phương pháp tổng quát hóa. Đồng thời khối lượng tính toán số
học không còn là một trở ngại nữa. Các phương pháp mới có thể dùng các sơ đồ
tính sát với thực tế hơn, có thể xét đến sự làm việc phức tạp của các kết cấu với các
mối quan hệ phụ thuộc khác trong không gian. Việc tính toán kết cấu nhà cao tầng
nên áp dụng những công nghệ mới để có thể sử dụng mô hình không gian nhằm
tăng mức độ chính xác và phản ánh sự làm việc công trình sát với thực tế hơn.
2. CÁC GIẢ THUYẾT TRONG TÍNH TOÁN NHÀ CAO TẦNG:
- Sàn là tuyệt đối cứng trong mặt phẳng của nó( mặt phẳng ngang) và liên kết
ngàm với các phần tử cột, vách cứng ở cao trình sàn. Không kể biến dạng cong(
ngoài mặt phẳng sàn) lên các phần tử (thực tế không cho phép sàn biến dạng cong).
Bỏ qua ảnh hưởng độ cứng uốn của sàn tầng này đến các sàn tầng kế.
- Mọi thành phần hệ chịu lực trên từng tầng đếu có chuyển vị ngang như
nhau.
- Các cột và vách cứng đều được ngàm ở chân cột và chân vách cứng ngay
mặt đài móng.
- Khi tải trọng ngang tác dụng thì tải trọng này sẽ truyền vào công trình dưới
dạng lực phân bố lên các sàn ( vị trí tấm cứng của từng tầng) vì có sàn nên các lực
này truyền sang sàn và từ đó truyền sang vách.