Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Chung Cư Ct 1 Tp Thanh Hóa Tỉnh Thanh Hóa
PREMIUM
Số trang
152
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1237

Thiết Kế Chung Cư Ct 1 Tp Thanh Hóa Tỉnh Thanh Hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PHẠM VĂN

THUYẾT đã rất tận tình hướng dẫn em thực hiện thành công khóa luận tốt nghiệp

này.

Cảm ơn các thầy, cô giáo là giảng viên trong bộ môn Kỹ thuật công trình

trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã có những ý kiến đóng góp quan trọng

giúp cho khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè đồng nghiệp và người thân đã

luôn động viên tôi cũng như đưa ra những ý kiến đóng góp bổ sung rất quan trọng

cho bản khóa luận tốt nghiệp này.

Sinh viên thực hiện

LÊ HỒNG SƠN

2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, ngành xây

dựng cơ bản đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ

của mọi lĩnh vực khoa học và công nghệ, ngành xây dựng cơ bản đã và đang có

những bước tiến đáng kể. Để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của xã hội,

chúng ta cần một nguồn nhân lực trẻ là các kỹ sư xây dựng có đủ phẩm chất và

năng lực, tinh thần cống hiến để tiếp bước các thế hệ đi trước, xây dựng đất nước

ngày càng văn minh và hiện đại hơn.

Sau 4,5 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam,

khóa luận tốt nghiệp này là một dấu ấn quan trọng đánh dấu việc một sinh viên đã

hoàn thành nhiệm vụ của mình trên ghế giảng đường đại học. Trong phạm vi khóa

luận tốt nghiệp của mình, em đã cố gắng để trình bày toàn bộ các phần việc thiết kế

và thi công công trình: “Chung cƣ cao tầng ”. Nội dung của khóa luận gồm các

phần:

- Phần 1: Kiến trúc 30%

- Phần 2: Kết cấu 60%

- Phần 3: Thi công 10%

- Phần 4: Lập tổng dự toán

Thông qua khóa luận tốt nghiệp, em mong muốn có thể hệ thống hoá lại toàn bộ

kiến thức đã học cũng như đưa giải pháp vật liệu và kết cấu mới vào triển khai cho

công trình. Do khả năng và thời gian hạn chế, đồ án tốt nghiệp của em không thể

tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của các thầy

cô cũng như của các bạn sinh viên khác để có thể thiết kế được các công trình hoàn

thiện hơn sau này.

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2020

Sinh viên thực hiện

LÊ HỒNG SƠN

3

CHƢƠNG 1

KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

1.1. Giới thiệu về công trình

1.1.1. Tổng quan

Nhà cao tầng xuất hiện nhiều là do kết quả của việc tăng dân cư ở các thành

phố, đồng thời với sự gia tăng dân số như ngày nay thì nhu cầu về việc làm và nơi

làm việc cũng tăng theo.Vì vậy, công trình chung cư cao tầng Thanh Hóa được xây

dựng nhằm giải quyết vấn đề địa về điểm làm việc cho các cá nhân, tập thể, các

doanh nghiệp vừa và nhỏ, v.v... trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Tòa chung cư cao tầng Thanh Hóa mang kiểu dáng hiện đại, được thiết kế

xây dựng theo sự định hướng phát triển của nền kinh tế, nó sẽ đóng góp một phần vào

sự phát triển chung cho cơ sở hạ tầng, kinh tế và xã hội của thành phố Thanh Hóa.

1.1.2. Quy mô và đặc điểm công trình

Chung cư cao tầng CT1 được xây dựng với diện tích 1048 m2

, nằm trong khu

thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tòa nhà bao gồm 9 tầng nổi, chiều cao công

trình là 31,35 m. Trong đó, gồm 8 tầng trên dùng làm khu phòng ở, tầng dưới cùng

dùng cho khu dịch vụ.

Hình khối kiến trúc được thiết kế theo kiến trúc hiện đại, đơn giản, bao gồm

các hệ kết cấu bê tông cốt thép kết hợp với kính và màu sơn tạo nên sự sang trọng

và quý phái cho tòa nhà.

Địa điểm xây dựng công trình: Tp.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội, khí hậu thủy văn

1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Do công trình nằm trong thành phố nên điều kiện thi công có bị hạn chế, nhất

là với công tác bê tông vì xe bê tông, xe chở đất chỉ có thể vào thành phố vào buổi

đêm. Trong thời gian thi công, nếu có nhu cầu đổ bê tông vào buổi sáng, cần làm việc

với cảnh sát giao thông để xin giấy phép. Yêu cầu về công tác an toàn vệ sinh lao

động, bảo vệ môi trường là rất cao. Mặt bằng thi công tương đối chật hẹp, khó khăn

cho việc tập kết phương tiện, máy móc, nguyên vật liệu, bố trí lán trại tạm thời.

4

1.2.2. Điều kiện khí hậu thủy văn

Công trình nằm ở Thanh Hóa, nhiệt độ bình quân trong năm là 280C, chênh

lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất (tháng 6) và tháng thấp nhất (tháng 1) là 110C.

Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11), mùa khô (từ

tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Độ ẩm trung bình 80% - 85%. Hai hướng gió chủ

yếu là gió Đông Nam và Đông Bắc, tháng có sức gió mạnh nhất là tháng 8, tháng có

sức gió yếu nhất là tháng 11, tốc độ gió lớn nhất là 26 m/s. Địa chất công trình

thuộc loại đất trung bình.

1.3. Phân tích chọn giải pháp kiến trúc cho công trình

1.3.1.Giải pháp mặt bằng

Thiết kế mặt bằng là một khâu quan trọng nhằm thoả mãn dây chuyền công

năng của công trình. Dây chuyền công năng chính của công trình là nhà ở cho người

dân.Với giải pháp mặt bằng vuông vắn, thông thoáng, linh hoạt kín đáo, yên tĩnh

phù hợp với các yêu cầu ăn ở, sinh hoạt của người dân.

Không gian trên mặt bằng điển hình công trình được ngăn cách bằng các

khối tường xây do vậy rất đảm bảo về các điều kiện sinh hoạt, nghỉ ngơi cho con

người sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Mặt bằng công trình vận dụng theo kích thước hình khối của công trình. Mặt

bằng thể hiện tính chân thực trong tổ chức dây chuyền công năng. Hệ thống lưới cột

thay đổi đối xứng với nhau.

Mặt bằng công trình được lập dựa trên cơ sở yếu tố công năng của dây

chuyền. Phòng ở và sinh hoạt là yếu tố công năng chính của công trình. Do đó, kiến

trúc mặt bằng thông thoáng, tuy đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính linh hoạt và

yên tĩnh tạo ra những khoảng không gian kín đáo và riêng rẽ, đáp ứng được các yêu

cầu đặt ra.

Do đặc điểm công trình là nhà ở chung cư, đồng thời xung quanh đều được

bố trí các đường giao thông nên việc tổ chức giao thông đi lại từ bên ngoài vào bên

trong thông qua sảnh lớn được bố trí tại chính giữa khối nhà bao gồm lối đi dành

cho người đi bộ và cho các phương tiện tại các nhà để xe. Như vậy, hệ giao thông

ngang được thiết kế với diện tích mặt bằng lớn và khoảng cách ngắn nhất tới nút

5

giao thông đứng tạo nên sự an toàn cho sử dụng đồng thời đạt được hiệu quả về

kiến trúc.

Hình 1.1: Mặt bằng tầng điển hình của công trình

1.3.2.Giải pháp mặt đứng

Công trình được bố trí dạng hình khối, có ngăn tầng, các ô cửa, dầm bo, tạo

cho công trình có dáng vẻ uy nghi, vững vàng.

Tỷ lệ chiều rộng - chiều cao của công trình hợp lý tạo dáng vẻ hài hoà với

toàn bộ tổng thể công trình và các công trình lân cận. Xen vào đó là các ô cửa kính

trang điểm cho công trình.

Các chi tiết khác như: gạch ốp, màu cửa kính, v.v... làm cho công trình mang

một vẻ đẹp hiện đại riêng.

Hệ giao thông đứng bằng 2 thang máy và 2 thang bộ. Hệ thống thang này

được đặt tại nút giao thông chính của công trình và liên kết với các tuyến giao thông

ngang. Kết hợp cùng các giao thông đứng là các hệ thống kỹ thuật điện và rác thải.

Tất cả hợp lại tạo nên cho mặt đứng công trình một dáng vẻ hiện đại, tạo cho

con người một cảm giác thoải mái.

Độ cao của các tầng yêu cầu phù hợp với công năng sử dụng của công trình

hay bộ phận công trình. Ở tầng điển hình, chiều cao tầng điển hình là 3,3 m, chiều

6

cao cửa đi là 2,2 m, lan can ban công cao 1,5 m, chiều cao cửa thang máy là 2,5 m,

cầu thang bộ được thiết kế là loại cầu thang 2 vế có một chiếu nghỉ, riêng tầng dưới

cùng cao 4,5 m, mặt bằng được thiết kế rộng rãi phù hợp với chức năng phục vụ

chung nên đem lại cảm giác thoải mái thư giãn cho mọi người. Dầm bo cao 0,7 m

tạo độ cứng theo phương ngang trong mặt phẳng mái khi truyền tải trọng gió vào

các kết cấu chịu lực.

Hình 1.2: Mặt đứng công trình

1.3.3.Giải pháp thông gió chiếu sáng

Giải pháp thông gió bao gồm cả thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo.

1.3.3.1. Thông gió tự nhiên

Hệ thống cửa sổ kính, cửa đi đảm bảo cho việc cách nhiệt và thông gió của

mỗi phòng. Ngoài ra, còn có hệ thống các cửa sổ thông gió nằm tại các đầu hành

lang mỗi tầng tạo ra sự đối lưu trong nhà.

1.3.3.2. Thông gió nhân tạo

Với khí hậu nhiệt đới của Tp, Thanh Hóa nói riêng và của Việt Nam nói

chung rất nóng và ẩm. Do vậy, để điều hoà không khí công trình ta bố trí thêm các

7

hệ thống máy điều hoà, quạt thông gió tại mỗi tầng. Công trình là nơi tập trung ăn,

ở và sinh hoạt của nhiều người nên yếu tố thông gió nhân tạo là rất cần thiết.

Giải pháp chiếu sáng cũng bao gồm chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân

tạo. Chiếu sáng tự nhiên là sự vận dụng các ánh sáng thiên nhiên thông qua các lớp

cửa kính để phân phối ánh sáng vào trong phòng. Ngoài ra, còn có hệ thống đèn

điện nhằm đảm bảo tiện nghi ánh sáng về đêm.

Cách bố trí các phòng, sảnh đáp ứng được yêu cầu về thông thoáng không

khí. Các cửa sổ, cửa đi, thông gió dùng chất liệu kính khung nhôm để điều chỉnh

đảm bảo điều kiện tiện nghi vi khí hậu một cách tốt nhất.

1.3.4. Giải pháp cung cấp điện, nước sinh hoạt

Công trình nằm ngay cạnh hệ thống mạng lưới điện và nước của thành phố,

điều này rất thuận tiện cho công trình trong quá trình sử dụng. Hệ thống ống nước

được liên kết với nhau qua các tầng và thông với bể nước trên mái công trình, hệ

thống ống dẫn nước được máy bơm đưa lên, các hệ thống này bố trí trong công

trình vừa đảm bảo yếu tố an toàn khi sử dụng và điều kiện sửa chữa được thuận

tiện.

Nước thoát từ các thiết bị vệ sinh như chậu rửa, thoát sàn, được thu gom từ

các thiết bị vệ sinh chảy vào hệ thống ống thoát nước đứng đặt trong các hộp kỹ

thuật của công trình.

Nước thoát từ các thiết bị vệ sinh được thu vào ống và chảy vào hệ thống

ống thoát nước đứng đặt trong các hộp kỹ thuật rồi chảy vào hệ thống bể tự hoại đặt

dưới công trình để thoát ra cống của thành phố.

1.3.5. Giải pháp cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc

Tầng 1 là nơi đón tiếp khách và cũng là nơi cung cấp các dịch vụ thông tin

khác nhằm hướng dẫn các khách hàng một cách thận lợi nhất. Riêng các tầng ở, mỗi

tầng đều có một phòng trực tầng gồm cả chức năng thông tin, dịch vụ điện thoại,

v.v...

1.3.6. Các giải pháp khác

Ngoài các giải pháp trên thì giải pháp phòng cháy chữa cháy và vấn đề thoát

hiểm khi có sự cố cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với công trình cao tầng này.

8

Để nhằm ngăn chặn những sự cố xảy ra thì tại mỗi tầng đều có hệ thống biển

báo phòng cháy, biển cấm hút thuốc lá, nhất là tại các cửa cầu thang. Tại hành lang

của mỗi tầng và ở gần cửa thang máy có bố trí các họng nước cứu hoả, treo các bình

cứu hoả phòng khi có sự cố cháy, nổ. Công trình được bố trí một cầu thang thoát

hiểm ở bên ngoài nhà cho mỗi đơn nguyên tận dụng được khả năng lưu thông và

thoát người khi có sự cố. Các cầu thang máy được bố trí ngay trục hành lang chung

mỗi tầng là nơi mà tại mọi điểm trên mặt bằng đến đó thuận tiện và nhanh nhất, các

cửa thoát và hành lang bố trí rất lưu loát.

Ngoài ra, còn có các giải pháp về thoát nước, hệ thống cống rãnh thoát nước

mưa cũng như nước sinh hoạt, hệ thống cây xanh và cây cảnh tạo thêm dáng vẻ

thẩm mỹ cho mặt tiền.

Các thông số chỉ tiêu cơ bản :

-Mật độ xây dựng được xác định bằng công thức:

Trong đó: - Diện tích xây dựng công trình

= 40x26,2 =1048 m2

S- Diện tích toàn khu đất, S = 3200m2

(Bao gồm diện tích xây dựng công trình, đường giao thông, các khu vui chơi,

giải trí …)

Vậy ta có hệ số xây dựng là: 1048/3200=0,3275 <0,4 (0,4 – hệ số xây dựng

cho phép)

-Hệ số sử dụng : ∑

.

9

CHƢƠNG 2

GIẢI PHÁP KẾT CẤU VÀ TẢI TRỌNG TÍNH TOÁN

2.1. Xây dựng giải pháp kết cấu

Công trình xây dựng đạt hiệu quả kinh tế thì đầu tiên là phải lựa chọn một sơ

đồ kết cấu hợp lý. Sơ đồ kết cấu này phải thỏa mãn được các yêu cầu về kiến trúc,

khả năng chịu lực, độ bền vững, ổn định và tiết kiệm.

2.1.1. Các hệ kết cấu chịu lực cơ bản của nhà nhiều tầng

2.1.1.1. Các cấu kiện chịu lực cơ bản của nhà

Các cấu kiện chịu lực cơ bản của nhà gồm các loại sau:

- Cấu kiện dạng thanh: Cột, dầm,…

- Cấu kiện phẳng: Tường đặc hoặc có lỗ cửa, hệ lưới thanh dạng giàn phẳng,

sàn phẳng hoặc có sườn.

- Cấu kiện không gian: Lõi cứng và lưới hộp được tạo thành bằng cách liên

kết các cấu kiện phẳng hoặc thanh lại với nhau. Dưới tác động của tải trọng, hệ

không gian này làm việc như một kết cấu độc lập.

Hệ kết cấu chịu lực của nhà nhiều tầng là bộ phận chủ yếu của công trình

nhận các loại tải trọng và truyền chúng xuống nền đất, nó được tạo thành từ một

hoặc nhiều cấu kiện cơ bản kể trên.

2.1.1.2. Các hệ kết cấu chịu lực của nhà nhiều tầng

Hệ khung chịu lực (I): Hệ này được tạo bởi các thanh đứng (cột) và thanh

ngang (dầm) liên kết cứng tại những chỗ giao nhau giữa chúng (nút). Các khung

phẳng liên kết với nhau bằng các thanh ngang tạo thành khung không gian. Hệ kết

cấu này khắc phục được nhược điểm của hệ kết cấu tường chịu lực. Nhưng nhược

điểm của phương án này là tiết diện cấu kiện lớn (do phải chịu phần lớn tải trọng

ngang), độ cứng ngang bé nên chuyển vị ngang lớn và chưa tận dụng được khả

năng chịu tải trọng ngang của lõi cứng.

Hệ tường chịu lực (II): Trong hệ này các cấu kiện thẳng đứng chịu lực của

nhà là các tường phẳng. Vách cứng được hiểu theo nghĩa là các tấm tường được

thiết kế để chịu tải trọng đứng. Nhưng trong thực tế, đối với nhà cao tầng, tải trọng

ngang bao giờ cũng chiếm ưu thế nên các tấm tường được thiết kế chịu cả tải trọng

10

ngang và tải trọng đứng .Tải trọng ngang truyền đến các tấm tường qua bản sàn.

Các tường cứng làm việc như các dầm consol có chiều cao tiết diện lớn. Giải pháp

này thích hợp với công trình có chiều cao không lớn và yêu cầu các khoảng không

gian bên trong không quá lớn.

Hệ lõi chịu lực (III): Lõi chịu lực có dạng vỏ hộp rỗng, tiết diện kín hoặc hở

có tác dụng nhận toàn bộ tải trọng lên công trình truyền xuống đất. Hệ lõi chịu lực

được tải trọng ngang khá tốt và tận dụng vách tường bê tông cốt thép làm vách cầu

thang. Tuy nhiên, để hệ kết cấu tận dụng được hết tính năng thì sàn phải dày và chất

lượng khi thi công giữa chỗ giao của sàn và vách phải đảm bảo.

Hệ hộp chịu lực (IV): Hệ này truyền lực trên nguyên tắc các bản sàn được

gối vào kết cấu chịu tải nằm trong mặt phẳng tường ngoài mà không cần các gối

trung gian bên trong. Hệ này chịu tải trọng rất lớn thích hợp cho xây dựng những

toà nhà siêu cao tầng (thường trên 80 tầng).

Hình 2.1: Phân loại hệ kết cấu chịu lực trong nhà nhiều tầng

2.1.2. Các hệ hỗn hợp và sơ đồ làm việc của nhà nhiều tầng

Các hệ hỗn hợp được tạo thành từ sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều hệ cơ bản nói

trên, một số hệ hỗn hợp thường gặp như sau:

- Hệ khung-tường chịu lực;

11

- Hệ khung-lõi chịu lực;

- Hệ khung-hộp chịu lực;

- Hệ hộp-lõi chịu lực;

- Hệ khung-hộp-tường chịu lực,v.v…

Ở các hệ kết cấu hỗn hợp trong đó có sự hiện diện của khung, tùy theo cách

làm việc của khung mà ta sẽ có sơ đồ giằng hoặc sơ đồ khung giằng.

Sơ đồ giằng: Khi khung chỉ chịu được phần tải trọng thẳng đứng tương ứng

với diện tích truyền tải đến nó, còn toàn bộ tải trọng ngang và một phần tải trọng

thẳng đứng do các kết cấu chịu tải cơ bản khác chịu (lõi, tường, hộp,v.v…). Trong

sơ đồ này, tất cả các nút khung đều có cấu tạo khớp hoặc tất cả các cột đều có độ

cứng chống uốn bé vô cùng. Theo cách quan niệm này, tất cả các hệ chịu lực cơ bản

và hỗn hợp tạo thành từ các tường, lõi và hộp chịu lực cũng đều thuộc sơ đồ giằng.

Sơ đồ khung-giằng: Khi khung cùng tham gia chịu tải trọng thẳng đứng và

ngang với các kết cấu chịu lực cơ bản khác. Trong trường hợp này, khung có liên

kết cứng tại các nút (khung cứng).Theo cách quan niệm này, hệ khung chịu lực

cũng được xếp vào sơ đồ khung-giằng.

2.1.3. Đánh giá, lựa chọn giải pháp kết cấu cho công trình

Qua việc phân tích và chỉ ra ưu, nhược điểm của từng hệ kết cấu chịu lực

trong nhà nhiều tầng thấy rằng việc sử dụng kết cấu lõi chịu tải trọng đứng và ngang

kết hợp với khung sẽ làm tăng hiệu quả chịu lực của toàn hệ kết cấu đồng thời nâng

cao hiệu quả sử dụng đối với khung không gian. Đặc biệt, khi có sự hỗ trợ của lõi sẽ

làm giảm tải trọng ngang tác dụng vào từng khung. Do vậy, giải pháp kết cấu cho

công trình chung cư Nam Vĩnh Yên là hệ hỗn hợp kết cấu khung cột chịu lực, dầm

bê tông cốt thép kết hợp với lõi chịu tải trọng ngang (theo sơ đồ khung-giằng).

2.1.4. Lựa chọn vật liệu làm kết cấu công trình

Bê tông sử dụng: Bê tông cấp độ bền B25 có:

Cường độ tính toán chịu nén - Rb = 14,5MPa = 1450T/m2

;

Cường độ tính toán chịu kéo - Rbt = 1,05MPa = 105T/m2

.

Cốt thép: Cốt thép loại CII có:

Cường độ tính toán chịu kéo, nén - Rs =Rsc= 280Mpa;

Cường độ tính toán chịu cắt - Rsw = 225Mpa.

12

2.2. Lập mặt bằng kết cấu

2.2.1. Lựa chọn kích thước tiết diện cột

Kích thước tiết diện cột được chọn theo công thức sau:

1,2 1,5

yc

c

b

N

A

R

  

(2-1)

Trong đó:

N – Lực dọc sơ bộ xác định theo công thức:

N F q n   

(2-2)

F – Diện tích mặt sàn truyền tải trọng lên cột đang xét;

q – Tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông mặt sàn ( tải trọng

thường xuyên và tải trọng tạm thời), theo kinh nghiệm q= (1÷1,5) T/m2

;

n – Số sàn phía trên tiết diện đang xét (kể cả mái);

Rb – Cường độ tính toán về nén của bêtông

k =

1,2 1,5   – Hệ số xét đến ảnh hưởng khác như mômen uốn, hàm lượng

cốt thép, độ mảnh của cột.

Cột sau khi chọn phải kiểm tra lại điều kiện về độ mảnh theo phương cạnh ngắn:

 

0

31 b b

l

b

    

(2-3)

 

0

0 0 120

0,288 b b

l

b

    

(2-4)

Hình 2.2: Mặt bằng xác định diện tích chịu tải sơ bộ của cột giữa C2

13

( )

(

)

Bảng 2.1: Bảng lựa chọn kích thước tiết diện của cột

Do diện tích cột vách trên mặt bằng là nhỏ nên để đảm bảo ổn định của công

trình, ta sơ bộ giữ nguyên kích thước tiết diện cột vách toàn bộ công trình.

Chọn kích thước tiết diện cột trong là C2:( 60x60) (cm)

Chọn kích thước cột biên là C1: (40x40) (cm)

.2.2. Lựa chọn sơ bộ tiết diện vách lõi

Theo TCVN 198 – 1997 quy định:

Độ dày của thành vách chọn không nhỏ hơn 150mm và không nhỏ hơn 1/20

chiều cao tầng: (150mm;165mm)

Vậy, chọn sơ bộ độ dày của vách lõi là 300 mm.

Mặt bằng định vị cột, vách xem bản vẽ KC-05

2.2.3. Lựa chọn kích thước tiết diện dầm

Chiều cao tiết diện dầm hd chọn sơ bộ theo nhịp:

1

d d

d

h l

m

 

(2-5)

Trong đó:

ld – Nhịp của dầm đang xét;

md – Hệ số kể đến vai trò của dầm (Với dầm phụ:

12 20 md  

, với dầm

chính:

8 12 md  

, với đoạn dầm consol :

5 7 md  

);

Bề rộng tiết diện dầm bd chọn trong khoảng

0,3 0,5 d

 h .

TT Cột Fs Nsb

yc A

c

AC(m)

AC = b×h

b

0b

Kiểm tra

b(cm) h(cm)

1 C4 22,19 239.7 0.16 0.16 0.40 0.40 6.6 22.92 Thỏa mãn

2 C2 43.3 467.64 0.35 0.36 0.60 0.60 5.5 19.09 Thỏa mãn

3 C3 21.5 275.4 0.15 0.16 0.40 0.40 6.6 22.92 Thỏa mãn

4 C1 11.09 119.8 0.09 0.16 0.4 0.4 6.7 23.73 Thỏa mãn

14

Ta có:

(

)

( )

Bảng 2.2: Bảng lựa chọn kích thƣớc tiết diện dầm tầng điển hình

TT Tên dầm Loại dầm Nhịp Lmax

(m)

Tiết diện chọn

b h

1 D2-1 Chính 8.450 22 70

2 D2-2 Chính 8.875 22 70

3 D2-3 Chính 5 22 40

4 D2-4 Chính 7.675 22 70

5 D2-5 Phụ 5 22 40

6 D2-6 Phụ 3.1 22 22

7 D2-7 Phụ 3.825 22 22

8 D2-8 Phụ 5.575 22 40

2.2.4. Lựa chọn chiều dày sàn

Chiều dày sàn được chọn theo công thức:

s

D

h l

m

 

(2-6)

Trong đó:

D - hệ số phụ thuộc vào đặc tính của tải trọng theo phương đứng tác dụng

lên sàn, D = 0,8 ÷ 1,4;

l - nhịp tính toán theo phương chịu lực của bản sàn;

m - hệ số phụ thuộc vào đặc tính làm việc của sàn, m = 35 ÷ 45 cho sàn làm

việc hai phương và m = 30 ÷ 35 cho sàn làm việc một phương.

X t các ô s n: Dựa vào kích thước các cạnh của bản sàn trên mặt bằng kết cấu ta

phân các ô sàn ra làm 2 loại:

+ Loại 1: Các ô sàn có tỷ số các cạnh l2/l1 ≤ 2  ô sàn làm việc theo 2

phương (thuộc loại bản kê 4 cạnh).

+ Loại 2: Các ô sàn có tỷ số các cạnh l2/l1 >2  ô sàn làm việc theo 1 phương

(thuộc loại bản dầm).

Mặt bằng diện tích các ô sàn:

15

Hình 2.3: Mặt bằng kết cấu thể hiện vị trí các ô bản

Bề dày các ô sàn được tính toán ở bảng 2.3

Bảng 2.3: Bảng lựa chọn kích thước tiết diện sàn

TT Tên ô sàn Kích thước Loại sàn htt (cm)

L1(m) L2(m)

1 S1 5 3,1 Hai phương 11,1

2 S2 3,8 4,9 Hai phương 8,4

3 S3 1,2 2,5 Một phương 3,4

4 S4 2,5 3,5 Hai phương 5,5

5 S5 5 2 Hai phương 11,1

6 S6 3,7 4,875 Hai phương 8,8

7 S7 3,2 3,8 Hai phương 8,2

8 S8 1,6 3,8 Một phương 5,7

9 S9 3,7 5,575 Hai phương 13,2

10 S10 4,9 1,5 Hai phương 7,6

11 S11 5 2,7 Hai phương 11,1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!