Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thi pháp tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh.
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
1018.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1142

Thi pháp tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

THI PHAÙP TIEÅU THUYEÁT

NOÃI BUOÀN CHIEÁN TRANH CUÛA BAÛO NINH

ÑAÏI HOÏC ÑAØ NAÜNG

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM

KHOA NGÖÕ VAÊN

ÑAØ NAÜNG, THAÙNG 05/2014

LEÂ ÑÌNH VAÊN

KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP ÑAÏI HOÏC

NGAØNH CÖÛ NHAÂN VAÊN HOÏC

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

THI PHÁP TIỂU THUYẾT

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:

PGS.TS. Nguyễn Phong Nam

Người thực hiện:

Lê Đình Văn

(Khóa học: 2010 -2014)

Đà Nẵng, tháng 05/2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số

liệu, dẫn chứng có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc nghiên cứu

văn học và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập, xây dựng trong

quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

Tác giả luận văn

Lê Đình Văn

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những

sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người

khác.Trong suốt thời gian bắt đầu học tập dưới giảng đường Đại học sư phạm

Đà Nẵng đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý

thầy cô và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý thầy cô khoa Ngữ

Văn, Trường đại học sư phạm Đà Nẵng đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu

cho chúng tôi trong suốt quá trình học. Và đặc biệt trong học kì cuối đã giúp

đỡ tận tình cho chúng tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Qua luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS.

Nguyễn Phong Nam đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện

khóa luận tốt nghiệp. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn thầy!

Trong quá trình nghiên cứu do kiến thức và năng lực còn hạn chế nên

không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên tôi rất mong nhận được những ý

kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để luận văn này được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

Tác giả luận văn

Lê Đình Văn

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6

4. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 6

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6

6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7

Chương 1. THI PHÁP CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRONG TIỂU

THUYẾTNỖI BUỒN CHIẾN TRANH ......................................................... 8

1.1. Cốt truyện Nỗi buồn chiến tranh- tiểu thuyết về một tiểu thuyết.............. 8

1.1.1. Hành trình của một đời lính .................................................................. 10

1.1.2. “Thân phận tình yêu” mờ hóa giữa cơn bão chiến tranh ...................... 17

1.2. Cách tổ chức thế giới nội tâm trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ... 22

1.2.1. Một cõi hỗn mang của ký ức................................................................. 23

1.2.2. Những mảnh ghép của tâm trạng .......................................................... 25

Chương 2. THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾTNỖI BUỒN

CHIẾN TRANH............................................................................................. 28

2.1. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ...................... 28

2.1.1. Kiểu nhân vật cô đơn trong cuộc sống.................................................. 29

2.1.2. Kiểu nhân vật sám hối và nhận thức lại................................................ 32

2.1.3. Kiểu nhân vật mất nhân cách ................................................................ 38

2.1.4. Kiểu nhân vật đối chứng ....................................................................... 41

2.2. Cách xây dựng hình tượng nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh............ 46

2.2.1. Các biện pháp mô tả nhân vật ............................................................... 46

2.2.2. Cách sắp xếp và tổ chức hệ thống nhân vật.......................................... 52

Chương 3. THI PHÁP NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN

CHIẾN TRANH............................................................................................. 55

3.1. Ngôn từ nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh...................................... 55

3.1.1. Sự xuất hiện của lớp từ biểu đạt chiến tranh và tình yêu...................... 55

3.1.2 Nhan đề Nỗi buồn chiến tranh và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm ... 58

3.2. Giọng điệu nghệ thuật của Nỗi buồn chiến tranh .................................... 62

3.2.1. Giọng buồn- gam giọng chủ đạo........................................................... 62

3.2.2. Đan xen nhiều giọng điệu ..................................................................... 65

KẾT LUẬN.................................................................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Sau năm 1975 đất nước rời khỏi chiến tranh bước sang giai đoạn hậu

chiến với vô vàn khó khăn về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa - xã

hội. Dù trên mỗi bước đi gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng mỗi bước đi

là một lần tiến bộ. Văn học cũng vậy, trong giai đoạn này tiếp tục vận động

phát triển, tuy nhiên vẫn bị chi phối về nhiều mặt, phải đến giữa những năm

80, bước vào thời kì đổi mới thì văn học mới có bước phát triển vượt bậc. Với

nhiều cây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Phạm Thị

Hoài...xuất hiện, đã làm văn học Việt Nam giai đoạn này có một diện mạo

mới.

Mặc dù chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, nhưng di chứng của nó có lẽ sẽ

rất lâu mới hàn gắn được. Nó như một nỗi ám ảnh của những người đã đi qua

cuộc chiến và những nỗi buồn ẩn ức của những con người khi nhìn lại cái

được và mất trong cuộc chiến này. Điều này thể hiện rất rõ trong tác phẩm

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, một tác phẩm đã tái hiện trung thực nỗi

đau khổ của người lính khi bước ra từ cuộc chiến. Hình ảnh người lính giờ

đây không còn bị chi phối bởi cảm hứng sử thi mà thay vào đó là miêu tả họ ở

đằng sau những mảng khuất về tâm hồn.

Trải qua một chặng đường dài với vô vàn thử thách Nỗi buồn chiến tranh

vẫn được bạn đọc đón nhận một cách trân trọng và đề cao. Tất cả những điều

đó chứng tỏ rằng đây là một tác phẩm khá phức tạp trên nhiều phương diện.

Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi bổ sung kiến thức, nâng cao khả

năng nghiên cứu khoa học. Điều đó rất bổ ích trong việc học tập và công việc

sau này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!