Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thi pháp tiểu thuyết "dòng sông mía" của đào thắng
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1772

Thi pháp tiểu thuyết "dòng sông mía" của đào thắng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ THỊ ÁNH ĐÀO

THI PHÁP TIỂU THUYẾT

DÒNG SÔNG MÍA CỦA ĐÀO THẮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGÔ THỊ ÁNH ĐÀO

THI PHÁP TIỂU THUYẾT

DÒNG SÔNG MÍA CỦA ĐÀO THẮNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số : 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành

Đà Nẵng, 2012

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đời sống nông thôn và hình ảnh người nông

dân luôn là đề tài nổi bật của văn học nước ta. Mảng

hiện thực này được nhiều cây bút quan tâm, phản ánh,

thể hiện và đã có nhiều thành tựu. Từ sau đổi mới

(1986), văn học viết về đề tài nông thôn tiếp tục khởi

sắc. Cũng như đề tài chiến tranh, đề tài nông thôn đã

góp phần tạo nên thành tựu to lớn cho tiểu thuyết Việt

Nam đương đại, với nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

Trong đó, Đào Thắng là một trong những gương mặt

mới, được dư luận ghi nhận qua tiểu thuyết Dòng sông

mía.

Gắn với quan niệm coi “nhiệm vụ cao cả của

nhà văn là kiếm tìm cái đẹp và phải biết khai thác tới

tận cùng để nhìn cho thấu cả nỗi khổ đau và niềm đam

mê khát vọng trong tâm hồn con người”, tư duy tiểu

thuyết Đào Thắng nghiêng về nghiên cứu đời sống xã

hội, phát hiện những vấn nạn của cõi người ẩn sau các

hiện tượng tưởng chừng giản đơn, quen thuộc. Luận

văn này đi từ bối cảnh chung của tiểu thuyết Việt Nam

đương đại để cố gắng nhận diện thi pháp tiểu thuyết

Dòng sông mía của Đào Thắng, qua đó góp phần

khẳng định sự vận động mạnh mẽ của văn xuôi Việt

Nam sau 1986.

2. Lịch sử vấn đề

Liên quan đến đề tài luận văn có một số bài viết

với các ý kiến đáng chú ý. Nhận xét của nhà văn

Nguyễn Việt Chiến ở chuyên mục Văn học thứ Bảy

(27-08-2005) trên trang điện tử Thanh niên về cuộc thi

tiểu thuyết 2002-2004, bài viết của Ngô Thị Kim Cúc

trên tờ Việt Báo với tiêu đề: “Đắng như Dòng sông

mía”, bài viết của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến

với nhan đề: “Trên đất nước có bao nhiêu làng mía”.

Ý kiến của nhà văn Nguyễn Trọng Tạo đánh giá cao

khả năng khái quát nông thôn của Đào Thắng qua

Dòng sông mía trong bài viết: “Dòng sông mía-bất

ngờ một tài văn”. Nhà phê bình Trần Mạnh Hảo ghi

nhận sức cuốn hút từ những trang văn của Đào Thắng

trong bài viết : “Dòng sông mía của Đào Thắng hay

tiếng nấc của sông Châu Giang”, in trên Tạp chí Nhà

văn, số 7/2005.Nhà phê bình Lý Hoài Thu, trong tập

phê bình và tiểu luận Đồng cảm và sáng tạo (Nxb Văn

học 2005) cũng có những nhận xét xác đáng về nghệ

thuật của tác phẩm trong bài viết: “Dòng sông mía￾một không gian tiểu thuyết vừa quen thuộc vừa mới

mẻ”

Ngoài những bài viết trên, còn có nhiều ý kiến

ghi nhận của độc giả trên các trang mạng có liên quan

đến tác phẩm này. Trong đó có thể kể đến bài của tác

giả Văn Chính: Cha, con và dòng sông mía (đăng trên

trang Phongdiep.net) và Bùi Như Hải với bài viết “Đi

tìm thân phận người phụ nữ nông thôn trong tiểu

thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn sau đổi mới”

(đăng trên trang http://vovanhoaqt.vnweblogs.com)

Nhìn chung, hầu hết các bài viết của giới cứu phê

bình văn học đều ghi nhận và đánh giá cao nội dung tư

tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật tiểu thuyết

Dòng sông mía của Đào Thắng. Tuy nhiên, chưa có

một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu

về Thi pháp tiểu thuyết Dòng sông mía. Vì thế, chúng

tôi quyết định nghiên cứu tiểu thuyết Dòng sông mía

từ góc độ thi pháp, nhằm ghi nhận những đóng góp

của nhà văn vào thành tựu tiểu thuyết Việt Nam

đương đại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát tiểu thuyết Dòng

sông mía của Đào Thắng, từ đó chỉ ra những bình diện

thi pháp tiêu biểu trong tác phẩm.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp là chỉ ra

“cái lý của hình thức” trong tác phẩm. Vì vậy, khi

nghiên cứu tiểu thuyết của Đào Thắng, chúng tôi tập

trung khai thác các bình diện thi pháp nổi bật: quan

niệm nghệ thuật về con người; không gian, thời gian

nghệ thuật; ngôn ngữ, giọng điệu và kết cấu. Đồng thời

chỉ ra các hiệu quả nghệ thuật trên cơ sở xác lập sự nối

kết của các bình diện ấy trong chỉnh thể tác phẩm.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng

một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp

lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê,

phương pháp so sánh. Về lý thuyết, luận văn sử dụng

thi pháp học hiện đại.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Với đề tài này, chúng tôi muốn chỉ ra đặc điểm

thi pháp tiểu thuyết của Đào Thắng qua Dòng sông

mía; từ đó xác định những đóng góp của nhà văn cho

tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn học

Việt Nam nói chung.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham

khảo, Nội dung của Luận văn được triển khai trong 3

chương:

Chương 1. Tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào

Thắng trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam sau

1986

Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người

trong tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng

Chương 3. Phương thức thể hiện trong tiểu

thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng

Chương 1

TIỂU THUYẾT DÒNG SÔNG MÍA

CỦA ĐÀO THẮNG TRONG DÒNG CHẢY

CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986

1.1. Nhà văn Đào Thắng- Hành trình sáng tạo và

quan niệm văn chương

1.1.1. Hành trình sáng tạo

Đào Thắng tên thật là Đào Đình Thắng, sinh

ngày 10-08-1946, quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà

Nam. Đào Thắng tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn

Du khóa I, và công tác tại xưởng phim quân đội, từng

là chuyên viên Cục tư tưởng- Văn hóa. Ông giữ chức

vụ chánh văn phòng Hội nhà văn Việt Nam từ năm

2002. Hiện nay ông là chuyên viên Ban sáng tác của

Hội nhà văn Việt Nam.

Cho đến nay, Đào Thắng đã xuất bản các tác

phẩm: Điểm cao thành phố (Tiểu thuyết, 1981), Nước

mắt (Tiểu thuyết, 1991), Dòng sông mía (Tiểu

thuyết, 2004), Đất xanh (Tiểu thuyết, 2006), Ngàn

năm (Tiểu thuyết, 2006), Dọc miền Trung ( Tiểu

thuyết, 2008), Xứ sở Long (Tiểu thuyết, 2010).

Theo nhà văn Đào Thắng, tiểu thuyết Dòng

sông mía được thai nghén gần mười bốn năm. Tác

phẩm được khởi thảo năm 1991, khi ông tham dự trại

viết của Tổng cục Chính trị tại Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Viết được phần I Lửa hoang và 2 chương của phần II

thì vợ ông bị tai nạn, ông phải để mọi thứ dở dang trở

về. Năm 1997, ông hoàn thiện phần II.

Mặc dầu việc sáng tác bị đứt quãng nhưng ông

lại có thời gian để nghiền ngẫm. Năm 2000, tại trại

viết Nha Trang ông đã sửa xong. Năm 2004 Đào

Thắng mới đưa sách của mình đi in.

Sau những thể nghiệm thành công với tiểu

thuyết Nước mắt (1991), Đào Thắng lại tiếp tục thành

công với tiểu thuyết Dòng sông mía. Tác phẩm được

bạn đọc, nhất là các nhà phê bình văn học đánh giá

cao. Tiểu thuyết Dòng sông mía thực sự là một tác

phẩm khẳng định tài năng của nhà văn Đào Thắng.

1.1.2. Quan niệm văn chương

Không phải là người đề xuất những tuyên ngôn

nghệ thuật có tính chất khai sáng, mở đường, nhưng

Đào Thắng khi dấn thân vào nghiệp cầm bút cũng đã

tự xác định cho mình một quan niệm trong sáng tác

văn chương khá rõ ràng: muốn thành công trong sáng

tác văn chương, nhà văn cần phải bám chắc lấy hiện

thực đời sống. Theo Đào Thắng, sự thành công của

tiểu thuyết Dòng sông mía là nhờ nhà văn biết gắn câu

chuyện với “Văn hoá Mía” của làng quê mình.

Đề tài nông thôn không phải là đề tài mới, tuy

nhiên, với sự sắc sảo, vốn sống phong phú, Đào Thắng

thuộc số ít những nhà văn dám len lỏi vào những vấn

đề tế nhị, nhạy cảm của cuộc sống nông thôn để đem

đến cho độc giả cái nhìn chân thực, có chiều sâu.

1.2. Tổng quan về tiểu thuyết Việt Nam sau 1986

1.2.1. Cơ sở xã hội

Sự chuyển động trong đời sống xã hội, nhất là

sau Đại hội Đảng lần thứ VI, là tiền đề đổi mới trong

đời sống văn học nghệ thuật nói chung và tiểu thuyết

nói riêng. Văn xuôi Việt Nam sau năm 1986, đặc biệt

là tiểu thuyết đã vận động và phát triển theo nhiều xu

hướng khác nhau tạo nên một bức tranh đa dạng,

phong phú về đời sống cũng như các thể nghiệm về

phong cách và bút pháp.

Văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng

hướng về phản ánh những vấn đề thế sự, nhân sinh, từ

góc nhìn đời tư, đa chiều, đa diện. Bức tranh đời sống

với mọi góc khuất sâu kín được đưa vào những trang

tiểu thuyết với đầy những trăn trở, phức tạp.

Có thể nói văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói

riêng trong giai đoạn này đã đi vào khám phá những

ngóc ngách sâu kín nhất của đời sống xã hội và của

tâm hồn con người.

1.2.2. Những khuynh hướng chính và thành tựu của

tiểu thuyết Việt Nam sau 1986

Từ sau giai đoạn đổi mới, văn học có sự mở

rộng về mặt đề tài. Trên chiều hướng đó, tiểu thuyết

tập trung vào các đề tài sau: tiểu thuyết về chiến tranh

và hậu chiến, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết về cuộc

sống đô thị, tiểu thuyết gia đình và tiểu thuyết về nông

thôn.

Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và hậu chiến

đã bước vào một quỹ đạo mới với sự kế thừa và cách

tân đáng kể. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, tiểu

thuyết lịch sử có khuynh hướng phát triển rất mạnh

mẽ đáp ứng nhu cầu bức thiết đặt ra đối với con người

là nhìn lại quá khứ, nhìn lại chính mình để suy ngẫm

và thúc đẩy sự phát triển của hiện tại. Tiểu thuyết về

đời sống đô thị, tiểu thuyết gia đình là một trong

những khuynh hướng mới của tiểu thuyết đương đại.

Văn học về đề tài nông thôn đã phản ánh được hiện

thực và những vấn đề bức xúc ở nông thôn trong thời

kì mới.

Việc phân chia thành các khuynh hướng tiểu

thuyết, theo các mảng đề tài chỉ là tương đối. Bởi dẫu

ở khuynh hướng nào thì các tác phẩm ít nhiều cũng

xoay quanh các vấn đề của đời sống xã hội và con

người hôm nay.

1.3. Dòng sông mía- một cách tiếp cận về nông thôn

của Đào Thắng

1.3.1. Tiểu thuyết về nông thôn trong bức tranh toàn

cảnh tiểu thuyết thời kì đổi mới

Góp phần làm nên sự phong phú, sôi động của

văn đàn thời kì đổi mới là hàng loạt tiểu thuyết viết về

nông thôn-một đề tài đã trở thành truyền thống lớn của

một nước đi lên từ nông nghiệp như nước ta.

Sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tạo tiểu

thuyết nói chung và tiểu thuyết về đề tài nông thôn sau

1986 thể hiện trên nhiều phương diện: đề tài, kết cấu,

nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ.

Trong bức tranh toàn cảnh tiểu thuyết thời kì

đổi mới, nông thôn là một đề tài trọng tâm, đạt nhiều

thành tựu đáng ghi nhận.

1.3.2. Dòng sông mía - một hướng đi riêng

Tiểu thuyết Dòng sông mía của Đào Thắng nằm

trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam sau 1986 nói

chung và tiểu thuyết về đề tài nông thôn sau đổi mới

nói riêng. Trong bức tranh chung của tiểu thuyết viết

về đề tài nông thôn, Dòng sông mía của Đào Thắng

lấp lánh một vẻ đẹp riêng.

Trước hết, tác phẩm đã hòa nhập vào những

thành tựu của văn xuôi sau 1986 nói chung và tiểu

thuyết về đề tài nông thôn nói riêng. Về phương diện

nội dung, tác phẩm phản ánh những số phận bi kịch

của người nông dân và nông thôn qua hành trình lịch

sử thời hiện đại như bi kịch cải cách ruộng đất, những

hệ lụy của chiến tranh.

Về phương diện nghệ thuật, Dòng sông mía đã

xây dựng được những hình tượng nhân vật điển hình.

Nhà văn xây dựng được những chi tiết độc đáo, những

tính cách mạnh mẽ và riêng lẻ của các nhân vật xuất

hiện trong tiểu thuyết tưởng như huyền thoại mà vô

cùng chân thực và sinh động.

Dòng sông mía cũng là một tác phẩm đậm chất

phong tục. Đào Thắng đã khai thác và xử lý tốt các

yếu tố phong tục trong việc miêu tả bức tranh nông

thôn và đời sống người nông dân ở một làng quê Bắc

Bộ không biệt lập và luôn tương tác với những biến cố

lịch sử thăng trầm của đất nước. Và chính nét đẹp

riêng đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác

phẩm Dòng sông mía.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!