Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp
Học viên: Nguyễn Thị Thanh
Lớp: Cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Khóa: 22
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại” là công trình
nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Nguyễn Cảnh Hợp. Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa
học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính
xác. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và
trung thực.
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Luật XLVPHC 2012
2
Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính
năm 1989
Pháp lệnh XPVPHC 1989
3
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
1995
Pháp lệnh XLVPHC 1995
4
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008)
Pháp lệnh XLVPHC 2002
5
Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định về
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính
Nghị định số 166/2013/NĐ-CP
6
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015)
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
7 Vi phạm hành chính VPHC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ...........................................4
7. Bố cục của luận văn ..........................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH QUYẾT
ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG
MẠI.............................................................................................................................6
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thƣơng mại .....................................................................................................6
1.1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.................................6
1.1.2. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối
với vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại ...................................10
1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung pháp lý của hoạt động thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại .......................17
1.2.1. Khái niệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thương mại......................................................................................17
1.2.2. Đặc điểm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thương mại......................................................................................18
1.2.3. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thương mại......................................................................................20
1.2.4. Thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thương mại..............................................................................................21
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN.........................................................................................................34
2.1. Thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thƣơng mại............................................................................................34
2.2. Thực trạng thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thƣơng mại ...................................................................................................37
2.2.1. Thi hành các hình thức xử phạt.........................................................37
2.2.2. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả ............................................40
2.3. Những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình tổ chức thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại .......................41
2.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại ..............................................52
2.4.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt và thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại...................52
2.4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.................................56
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................59
Kết luận chung.........................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật xảy ra phổ biến trong đời
sống xã hội, tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính không cao
bằng vi phạm hình sự (tội phạm) nhưng lại xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà
nước, trong nhiều trường hợp gây ra nhiều thiệt hại rất lớn cho Nhà nước cũng như
các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Xử phạt vi phạm hành chính được xem là một công cụ hữu hiệu trong công
tác đấu tranh, phòng chống và ngăn chặn vi phạm hành chính, góp phần bảo đảm
trật tự quản lý của Nhà nước, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các cá nhân, tổ chức. Với tinh thần đó, ngày 20/6/2012, Quốc hội đã ban hành Luật
Xử lý vi phạm hành chính, đây là đạo luật đầu tiên quy định về xử phạt vi phạm
hành chính ở Việt Nam. Sau đó, Chính phủ đã ban hành rất nhiều Nghị định quy
định về xử phạt vi phạm hành chính để quy định cụ thể hành vi và các chế tài đối
với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực. Trong lĩnh vực thương mại, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 để quy định về xử
phạt vi phạm hành chính (Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015).
Trong các giai đoạn của quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thương mại thì thi hành quyết định xử phạt là một giai đoạn rất quan trọng, đây là
giai đoạn đưa quyết định xử phạt đem ra thi hành trên thực tế. Hiệu quả của việc xử
phạt chỉ được đảm bảo khi quyết định xử phạt được thi hành một cách đầy đủ. Tuy
nhiên, thực tiễn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thương mại vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định, nhiều quyết định xử phạt bị trì
hoãn hoặc không thể thi hành còn rất nhiều. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích các
quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thương mại nhằm chỉ ra những bất cập và đưa ra kiến
nghị hoàn thiện để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
này là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì lý do đó, tác giả quyết định lựa chọn đề
tài: “Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại”
để làm luận văn Thạc sĩ Luật học.