Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TẾ NGỌC ĐỨC
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TẾ NGỌC ĐỨC
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Hành chính và Hiến pháp
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS, Ts. Nguyễn Cảnh Hợp
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy
và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
NGƯỜI CAM ĐOAN
TẾ NGỌC ĐỨC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Vi phạm hành chính : VPHC
Xử lý vi phạm hành chính : XLVPHC
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THI HÀNH
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT
ĐỘNG XÂY DỰNG........................................................................................ 6
1.1. Những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động xây dựng.................................................................................................. 6
1.1.1. Vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.............................. 6
1.1.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục
hậu quả vi phạm trong hoạt động xây dựng .................................................. 10
1.2. Khái niệm và nội dung pháp lý của hoạt động thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng .................. 13
1.2.1. Khái niệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động xây dựng......................................................................................... 13
1.2.2. Trình tự, thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động xây dựng ............................................................................... 17
1.3. Đặc điểm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động xây dựng....................................................................................... 22
Kết luận Chƣơng 1................................................................................ 27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
......................................................................................................................... 28
2.1. Thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................... 28
2.1.1. Các hành vi vi phạm hành chính phổ biến trong hoạt động xây
dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh................................................................... 28
2.1.2. Việc xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền............................................................................................... 35
2.2. Thực trạng thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động xây dựng............................................................................. 37
2.2.1. Về chấp hành hình thức phạt tiền của đối tượng bị xử phạt ........ 37
2.2.2. Việc thực hiện các biện pháp buộc khắc phục hậu quả (chủ yếu là
biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu, Buộc phá dỡ công trình xây dựng,
bộ phận công trình xây dựng vi phạm) của đối tượng bị xử phạt................... 39
2.2.3. Đánh giá chung............................................................................. 41
2.2.4. Những khó khăn, bất cập trong việc tổ chức thi hành các quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh................................................................................... 42
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng........................... 53
2.3.1. Xác định rõ phương hướng, mục tiêu, hiệu quả quản lý trật tự xây
dựng là tiền đề nâng cao hiệu quả thi hành quyết định.................................. 53
2.3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xây dựng, xử phạt
VPHC và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
xây dựng .......................................................................................................... 55
2.3.3. Các biện pháp về tổ chức thực hiện pháp luật ............................. 62
KẾT LUẬN............................................................................................ 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với mục tiêu nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính, góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý hành
chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân; đấu tranh ph ng, chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính, tội
phạm trong thời kỳ mới; khắc phục tối đa tình trạng thiếu thống nhất và ch ng
ch o trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tạo cơ s pháp lý
đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết
trong các điều ước quốc tế; đáp ứng đ i hỏi ngày càng cao của đời sống kinh
tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Ngày 20 tháng 6 năm
2012, Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/7/2013. Kể từ khi Luật có hiệu lực, công tác xử lý vi
phạm hành chính dần đi vào nề nếp, các vụ việc xảy ra được phát hiện và xử
lý kịp thời; trình tự, thủ tục xử phạt được thực hiện đúng quy định của pháp
luật; xử phạt đúng người, đúng hành vi vi phạm; hậu quả do hành vi vi phạm
gây ra được khắc phục kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà
nước, góp phần quan trọng trong việc lập lại trật tự, bảo đảm an ninh, an toàn,
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã dành mục 2 và 3
trong Chương III để quy định về việc thi hành quyết định xử phạt và cưỡng
chế thi hành quyết định vi phạm hành chính.
Để thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Chính phủ ban hành
các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác nhau, trong
đó có Nghị định 121/ NĐ – CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 quy định về việc
xử phạt quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh
doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý
công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công s trong đó quy định
rõ về mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm
trong hoạt động xây dựng. Bộ xây dựng cũng đã ban hành Thông tư
2
02/2014/TT – BXD Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa
Nghị định số 121/2013/NĐ-CP nói trên
Mặc dù các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây
dựng đã được quy định khá đầy đủ trong các văn bản pháp luật nhưng trong
thời gian qua vấn đề vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng diễn biến
rất phức tạp.
Tại Thành phố H Chí Minh, chỉ tính riêng trong giai đoạn chuyển giao
giữa thanh tra xây dựng xã, phường về thanh tra địa bàn thuộc S Xây dựng
thì trên địa bàn thành phố đã có hành ngàn căn nhà xây dựng không ph p, sai
phép. Tại huyện Bình Chánh đã hơn 1500 căn, quận Thủ Đức 643 căn, các địa
bàn quận, huyện đang trong tiến trình đô thị hóa nơi ít nhất cũng gần 100
trường hợp. Tuy nhiên, việc xử lý các trường hợp sai phạm và kết quả thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng như cưỡng chế thi hành chỉ
mới đạt khoản 50%. Nguyên nhân tồn tại những bất cập một phần do các
cơ quan có thẩm quyền thiếu cƣơng quyết trong thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính. Hoạt động cưỡng chế thi hành các biện pháp khắc
phục hậu quả c n chậm trễ, nhưng trách nhiệm chính thuộc về cơ quan và cá
nhân có nhiệm vụ thi hành. Ngoài ra, các đối tượng vi phạm có nhiều thủ
đoạn tinh vi nhằm trốn tránh việc thi hành các quyết định xử phạt hành chính,
đặc biệt là các biện pháp khắc phục hậu quả.
Từ thực tiễn trên cho thấy việc thiếu kiên quyết trong thi hành và cưỡng
chế thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây
dựng đã ảnh hư ng rất lớn đến hiệu quả quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
thành phố thời gian qua. Bên cạnh đó, từ sau khi Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012 được ban hành thì Chính phủ và Bộ xây dựng đã ban hành các
Nghị định, Thông tư trong lĩnh vực xây dựng nên nhiều vấn đề mới trong thực
tế thi hành Luật vẫn c n bất cập, khó khăn cần được giải quyết.
Từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng” làm nội dung nghiên cứu
luận văn thạc sĩ luật học.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
VPHC đã được nghiên cứu trong một số đề tài như:
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Bùi Thị H a bảo vệ năm 2011
“Pháp luật về thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải
quan; Luận văn “Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động điện lực” của
tác giả Tống Thị Hoàng Phương bảo vệ năm 2011; Luận văn “Xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động bảo vệ môi trường” của tác giả Trần Ngọc
Hân bảo vệ năm 2010; Luận văn “Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hải quan” của tác giả Trần Quang Minh bảo vệ năm 2007;
Luận văn “Hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính” của tác giả Nguyễn Trọng Bình bảo vệ năm 2000. Các luận văn
này tập trung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyên môn mà
tác giả không nghiên cứu.Tuy nhiên, với những nội dung mà các luận văn trên
đề cập, tác giả đã rút ra được một số khái niệm nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề
luận văn đang thực hiện. Ngoài ra, tác giả nhận thức rõ hơn tầm quan trọng
của việc thực hiện xử phạt đối với các quy phạm hành chính, cũng như cung
cấp cho tác giả một số kiến thức về việc sửa đổi pháp luật cho phù hợp với
điều kiện thực tiễn trong quá trình thực thi của các cơ quan, tổ chức và cá
nhân có thẩm quyền.
- Một số bài viết, báo cáo như: “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
của một số nước trên thế giới” của tác giả Đỗ Hoàng Yến đăng trên “Tạp chí
Nghiên cứu pháp luật” số 109 năm 2007; bài viết “Vi phạm hành chính và xử
lý vi phạm hành chính chính” của Hội đ ng phối hợp công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật của Chính phủ đăng trên“Đặc san tuyên truyền pháp luật” số
06; bài viết “Một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm
hành chính” của tác giả Nguyễn Minh Đức đăng trên “Tạp chí nghiên cứu lập
pháp điện” tử năm 2009; các báo cáo của Thanh tra S xây dựng Thành phố
H Chí Minh từ những năm 2011 đến 2015; một số bài báo, một số văn bản
của S xây dựng, Ủy ban nhân dân Thành phố H Chí Minh và Bộ Xây dựng