Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------
LÊ HỒNG TUYẾN
THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TUẤN ANH
Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công
bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Người viết luận văn
Lê Hồng Tuyến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS Vũ
Tuấn Anh - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn,
đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khoá 17 chuyên ngành Văn
học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó
chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành
luận văn này.
Lê Hồng Tuyến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài……………………………...........…………..................1
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………...........…………..2
3. Phạm vi nghiên cứu………………………………………............……...10
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………...................11
5. Cấu trúc của luận văn…………………………………………............….11
6. Đóng góp của luận văn………………………………………............…..11
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ.
KHÁI QUÁT VỀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
1.1. Đặc sắc thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư……....…13
1.1.1. Khái niệm chung về thế giới nhân vật ………………............……13
1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học…………...........…...15
1.2. Nguyễn Ngọc Tư và quá trình sáng tác….……………..…............…...17
1.2.1. Chân dung nhà văn…………………………………............……..17
1.2.2. Khái quát về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư …………….........….20
1.2.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư…………………..…............…...20
1.2.2.2. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư……………………..…...........……...23
1.3. Quan niệm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư……………….....................25
1.3.1. Về vai trò, trách nhiệm người cầm bút……………............…..…..25
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người………………............……....27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
Chƣơng 2: NHỮNG KIỂU DẠNG NHÂN VẬT TIÊU BIỂU
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
2.1. Hình tượng người lao động nghèo vùng sông nước Nam Bộ ............…33
2.2. Những con người bất hạnh và luôn khát khao yêu thương…….............44
2.3. Nhân vật những con người nghĩa hiệp, vị tha, giàu đức hi sinh.............56
2.4. Nhân vật loài vật……………………………………………............….63
Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
3.1. Miêu tả tâm lí nhân vật như một phương thức nghệ thuật chủ đạo…....68
3.1.1. Miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật………………...............................68
3.1.2. Nghệ thuật độc thoại nội tâm…………………….............….……..74
3.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật……………………..........…...79
3.3. Tính cách nhân vật được bộc lộ trong hoàn cảnh éo le, ngang trái…....84
3.4. Số phận nhân vật được giấu kín đến cuối tác phẩm……..…….............87
KẾT LUẬN………………...………………………………………............91
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………...…………………................93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư mới xuất hiện trên văn đàn chưa
đầy mười năm trở lại đây nhưng chị đã trở thành một "hiện tượng" đặc biệt,
làm hâm nóng văn đàn, trở thành đề tài trong một số cuộc tranh luận văn
chương và được nhiều bạn đọc yêu mến. Là một nhà văn trẻ nhưng chị là
chủ nhân của nhiều giải thưởng có uy tín, tiêu biểu là: Giải Nhất cuộc vận
động sáng tác "Văn học tuổi 20 lần thứ 2" do Nhà xuất bản Trẻ, Hội Nhà văn
thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện
"Ngọn đèn không tắt"; Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam các năm
2001; 2004; 2006; Giải Ba cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003-2004 của báo
Văn Nghệ với truyện ngắn "Đau gì như thể…"; Giải thưởng văn học
ASEAN năm 2008; Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban Toàn quốc
liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Chị là một trong "Mười gương mặt tiêu
biểu năm 2003" do TW Đoàn trao tặng và là một trong những Hội viên trẻ
tuổi nhất của Hội nhà văn Việt Nam.
Truyện Nguyễn Ngọc Tư được Nhà xuất bản Trẻ mua giữ bản quyền.
Các tác phẩm của chị liên tục được tái bản và được bạn đọc đón nhận nồng
nhiệt. Tập truyện "Ngọn đèn không tắt" đã được tái bản đến trên mười lần.
Đặc biệt, tập truyện ngắn "Cánh đồng bất tận": số lần tái bản đã lên tới
mười sáu lượt, số lượng phát hành lên tới 25.000 bản (số ấn bản cao nhất cho
sách văn học Việt Nam năm 2005; 5000 bản in đầu tiên đã bán hết chỉ trong
một tuần lễ). Với tập truyện ngắn này, chị được trao tặng giải thưởng của
Hội nhà văn Việt Nam năm 2006.
Do đó, trước tiên vì lòng yêu mến của bản thân đối với văn chương
Nguyễn Ngọc Tư cũng như với văn học Nam Bộ, chúng tôi đã quyết định
chọn đề tài luận văn là "Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
1.2. Việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện của một tác giả trẻ
như Nguyễn Ngọc Tư là một công việc đòi hỏi người viết một thái độ đánh
giá khoa học. Chúng tôi mạnh dạn căn cứ vào một số tập truyện ngắn đã xuất
bản trong thời gian qua của Nguyễn Ngọc Tư để nghiên cứu, xem như bước
đầu khảo sát thế giới nhân vật trong truyện của cây bút trẻ này qua một
chặng đường sáng tác.
Đời sống văn chương nước ta đang từng ngày từng giờ khởi sắc với sự
đóng góp của một thế hệ nhà văn trẻ, tài năng và tâm huyết, trong đó có
Nguyễn Ngọc Tư. Vì lẽ đó, việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện của
cây bút trẻ này là một công việc có ý nghĩa thực tiễn bổ sung kịp thời trong
việc nhận diện và đánh giá một phong cách sáng tác trẻ mang đậm dấu ấn
phương Nam.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều năm trở lại đây, khu vực Nam Bộ
chưa có một nhà văn nào xuất hiện như là một "hiện tượng" của văn học
nước nhà như Nguyễn Ngọc Tư. Hiếm có một nhà văn nào mới sáng tác mà
đã sớm khẳng định được vị trí, vùng sáng tác và phong cách sáng tác chuyên
biệt như Nguyễn Ngọc Tư. Có thể xem Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của
nông thôn và nông dân Nam Bộ, và tác phẩm của chị có ý nghĩa như một thứ
"đặc sản miền Nam". Do vậy, truyện Nguyễn Ngọc Tư rất đáng để chúng ta
tiếp cận từ góc độ nghiên cứu văn học, và điều đó cũng làm giàu thêm những
cảm nhận của chúng ta về tác phẩm của cây bút nữ tài năng này.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ đã được trao tặng nhiều giải thưởng
văn học có uy tín và nhận được sự yêu mến từ nhiều độc giả. Chị có khối
lượng tác phẩm xuất bản khá lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Thế nhưng,
hiện tại, công việc nghiên cứu về thế giới nhân vật trong truyện của chị lại
có vẻ chưa được quan tâm nhiều so với những tiếng vang của dư luận về nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
văn này. Nói đúng hơn, theo sự tìm hiểu của người viết, chưa có một luận
văn chính thức nào nghiên cứu về thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn
Ngọc Tư. Vì thế, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận "Lịch sử vấn đề" này dưới
con mắt của lí thuyết tiếp nhận, tức là thu thập và phân loại những ý kiến
đánh giá của công chúng khi tiếp cận thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn
Ngọc Tư qua từng thời kì với những tập truyện khác nhau.
Là một nhà văn được yêu mến, một "hiện tượng" đang diễn ra, nên
những bài viết tìm hiểu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được đăng tải
nhiều trên các phương tiện truyền thông. Số lượng bài viết dồi dào, sắc thái,
"cấp độ" tình cảm khác nhau; người viết có thể là nhà nghiên cứu, nhà phê
bình văn học chuyên nghiệp hay đơn thuần chỉ là một độc giả yêu thích văn
chương, nên công việc sưu tầm của chúng tôi gặp những khó khăn nhất định.
Thành công khởi nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm "Ngọn đèn
không tắt". Tác phẩm đầu tay đã chính thức đưa Nguyễn Ngọc Tư vào nghề
văn. Chị nhanh chóng chiếm được cảm tình của độc giả bằng một văn phong
giản dị mà nhẹ nhàng, một tấm lòng trong trẻo, một sự tài hoa mộc mạc đầy
dấu ấn phương Nam. Từ sự thành công ban đầu đó, người đọc tiếp tục chào
đón những tập truyện khác của chị như: Nước chảy mây trôi; Giao
thừa…với một tình cảm đặc biệt. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình
văn học đánh giá cao năng lực của Nguyễn Ngọc Tư.
2.1. Các ý kiến đánh giá chung về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm
Trong số các bài viết về Nguyễn Ngọc Tư trước hết phải kể đến bài
"Nguyễn Ngọc Tư như thế nào?" của nhà văn Dạ Ngân đăng trên báo Văn
nghệ. Nhà văn từng bộc bạch: "Tôi đã viết bài Nguyễn Ngọc Tư như thế
nào? bằng tâm trạng thú vị khi nhớ đến lời khen mà người ta dành cho
Solokhov: "Trên bầu trời văn học Nga, một con đại bàng non vừa cất lên đôi
cánh mênh mông từ sông Đông". Nhà văn rất vui mừng: "Khi tập truyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Ngọn đèn không tắt vào giải Nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20 lần thứ 2" năm
2000, ban Văn (của báo Văn nghệ) chúng tôi mới thú vị nhận ra chính Văn
nghệ đã in cho tác giả ngôi sao này một truyện rất Nam Bộ (…). Nhiều tiếng
khen, nhiều bài báo trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn Ngọc Tư, một
hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu." [51].
Nhà văn Huỳnh Kim cũng nhận xét: "Đọc tập truyện Ngọn đèn không
tắt đoạt giải thật là thích vì văn chương sâu sắc mà dung dị, tinh tế mà lại
tràn trề tánh nết của người dân Nam Bộ trong khi tác giả mới 24 tuổi. Với
tôi, truyện của Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện nhà quê. Ở trong đó,
ai đọc, dù không hợp gu, cũng như tìm gặp được bóng dáng quê nhà của
riêng mình". [38].
Sau thành công ban đầu ấy (Ngọn đèn không tắt), các tác phẩm của
chị được đăng liên tục trên các báo. Nguyễn Ngọc Tư cho ra đời liên tiếp các
tập truyện ngắn: Ông ngoại (2001); Biển người mênh mông (2003); Giao
thừa (2003); Nước chảy mây trôi (2004); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
(2005); Cánh đồng bất tận (2005); Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008);
Khói trời lộng lẫy (2010). Càng ngày chị càng dành được nhiều tình cảm yêu
mến của độc giả bởi một giọng văn Nam Bộ chân chất và một phong cách
riêng không lẫn vào ai.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: "Mấy năm nay chúng ta đều rất
thích Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng
tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học
một luồng gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt
"Nam Bộ " một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác
giả Nam Bộ đi trước". [54].
Khi tập truyện "Giao thừa" (2003) ra đời, một độc giả ở Sydney đã
nhận xét: "Bấy lâu nay người ta vẫn tưởng rằng dân miền Nam chỉ biết làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
báo chứ không biết viết tiểu thuyết (hay dân miền Bắc và Trung giỏi viết tiểu
thuyết nhưng dở về báo chí). Nguyễn Ngọc Tư không chỉ là nhà báo mà còn
là một nhà văn, một trong những Hội viên trẻ tuổi nhất trong Hội Nhà văn
Việt Nam." [107].
Nhà văn Chu Lai khẳng định: "Tôi là người đã bỏ phiếu bầu Nguyễn
Ngọc Tư vào Hội Nhà văn, bỏ phiếu ủng hộ cô ấy trong nhiều giải thưởng.
Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết đặc biệt của miền Tây Nam bộ, một tài năng
văn học hiếm có hiện nay của Việt Nam". [40].
Một Việt kiều ở Mĩ, GS. Trần Hữu Dũng đã lập một thư viện điện tử
"Tủ sách Nguyễn Ngọc Tư" trên trang web của ông. Giáo sư tự bạch: "Tôi tự
lập trang web với mục đích, trước hết, cho tôi thu thập vào một nơi những
bài của (và về) Nguyễn Ngọc Tư rải rác trên web, và sau đó chia sẻ với
những bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư như tôi". Nguyễn Ngọc Tư được ông
đánh giá là một "đặc sản miền Nam". [18].
Tuy nhiên, những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu
xuất hiện khi truyện ngắn "Cánh đồng bất tận" ra đời, kéo theo đó là nhiều
ý kiến đánh giá, nhận xét khác nhau được đăng tải rộng rãi trên các báo, tạo
thành một "hiện tượng văn học" đáng chú ý năm 2005.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng: Trước
"Cánh đồng bất tận", cái hay của Nguyễn Ngọc Tư là cái hay "xinh xẻo
mong manh", còn "Cánh đồng bất tận" đã có đột phá về bút pháp, về dung
lượng cuộc sống trong tác phẩm. Ông nhấn mạnh: "Đây là một tác phẩm văn
chương chứ không phải bút kí hay phóng sự. Tác giả hoàn toàn có quyền hư
cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến người đọc.
Đảng và Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự do sáng tạo của người nghệ
sĩ. Đây chỉ là vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn chương (…). Nguyễn