Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết chỉ còn một lần của chu lai.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
TRẦN THỊ SANG
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chỉ
còn một lần của Chu Lai
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................11
5. Bố cục khóa luận .......................................................................................12
NỘI DUNG...................................................................................................13
CHƯƠNG 1: NHÀ VĂN CHU LAI TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG.......13
CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI.................................................13
1.1 Chu Lai - con người và niềm đam mê sáng tác..........................................13
1.1.1 Vài nét về tiểu sử của Chu Lai ...............................................................13
1.1.2 Hành trình sáng tác của Chu Lai............................................................14
1.2 Tiểu thuyết – thể loại sở trường của Chu Lai ............................................16
1.2.1 Tiểu thuyết trong văn vuôi Việt Nam hiện đại.........................................17
1.2.2 Chỉ còn một lần – một cách nhìn mới về hiện thực và con người của
Chu Lai sau 1975...........................................................................................21
1.3 Vị trí của Chu Lai trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại ................24
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT .........28
CHỈ CÒN MỘT LẦN......................................................................................28
2.1. Kiểu nhân vật đi tìm lý tưởng trong thời bình ...........................................29
2.2. Kiểu nhân vật bị tha hóa ..........................................................................32
2.2.1 Tha hóa do sự cám dỗ của địa vị, quyền lực và tiền bạc...........................32
2.2.2 Tha hóa vì lòng đố kỵ...........................................................................39
3
2.3. Kiểu nhân vật bi kịch...............................................................................40
2.3.1 Bi kịch của những “con người lạc thời” .................................................40
2.3.2 Bi kịch từ những khao khát đi tìm tình yêu ............................................43
2.3.3 Bi kịch hạnh phúc gia đình bị tan vỡ .....................................................47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT......................51
TRONG TIỂU THUYẾT CHỈ CÒN MỘT LẦN ..............................................51
3.1 Khắc họa tính cách nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình ...........................51
3.2 Chạm khắc chân dung qua hồi tưởng, ký ức, độc thoại nội tâm ..................53
3.3 Khu biệt nhân vật qua ngôn ngữ và giọng điệu ..........................................58
3.3.1 Ngôn ngữ đa thanh ...............................................................................58
3.3.2 Sự đàn cài nhiều giọng điệu ..................................................................62
3.4 Tạo dựng tình huống và kết thúc bất ngờ để làm nổi bật tính cách nhân vật 66
KẾT LUẬN...................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................72
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những biến đổi của nền văn học Việt Nam từ sau năm 1975 được thể
hiện rất rõ trong sự đổi mới của các thể loại văn học. Trong đó, các thể loại
văn xuôi là khu vực được xem là có nhiều thành tựu nổi trội. Có thể khẳng
định, tiểu thuyết là một trong những thể loại đã có khá nhiều thành tựu trên
bình diện nội dung và nghệ thuật tạo nên đặc trưng riêng cho văn học dân tộc
giai đoạn này.
Chu Lai được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu đã có
nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là
tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính trong thời kỳ hậu
chiến và thời kỳ đổi mới. Đương nhiên, đóng góp của Chu Lai còn có truyện
ngắn và kịch nhưng tiểu thuyết vẫn là thể loại sở trường và làm nên tên tuổi
của ông.
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai rất đa dạng, phong phú gồm
nhiều hạng người, nhiều kiểu loại nhân vật khác nhau. Có những nhân vật vô
cùng cao thượng nhưng lại cũng có những kẻ vô cùng đểu giả, độc ác, có số
phận bị đẩy đến tận cùng của sự ngang trái và ranh giới giữa cái tốt và cái xấu
trong bản thân mỗi con người thật mong manh. Nhờ thế, người viết đã đặt ra
nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân bản sâu sắc, ký thác những thông điệp nghệ
thuật nghiêm túc, tâm huyết của mình. Tiểu thuyết Chỉ còn một lần của ông
5
không nằm ngoài quy luật đó. Tác phẩm đã thể hiện nét đặc sắc trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật của Chu Lai.
Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn
đề “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chỉ còn một lần của Chu Lai”. Đi sâu
vào khai thác vấn đề này, chúng tôi không chỉ đáp ứng ý nghĩa thời sự văn
học, mà còn góp phần tìm hiểu, đánh giá một cách có hệ thống về những nét
đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của Chu Lai. Đồng thời,
qua đó chúng ta cũng có sự đánh giá khách quan về vị trí của ông trong tiến
trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ sau 1975, tiểu thuyết đã có những biến chuyển về nhiều mặt, cả nội
dung lẫn hình thức. Trong tiến trình ấy, nhiều tác giả đã khẳng định được tên
tuổi và vị trí của mình trên văn đàn. Chu Lai là một trong những tác giả như
thế. Cùng với các diễn biến của hiện thực cuộc sống, nhân vật cũng được
khám phá và thể hiện có chiều sâu hơn, đa dạng hơn, phản ánh nhận thức
ngày càng trưởng thành của ông.
Trong gần ba mươi năm cầm bút, Chu Lai đã để lại khối lượng tác phẩm
khá lớn với nhiều thể loại khác nhau thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo
bạn đọc và giới nghiên cứa phê bình. Được đánh giá là cây bút xông xáo, với
năng lực sáng tạo dồi dào, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng
định thành công của Chu Lai ở thể loại tiểu thuyết và ghi nhận đóng góp của
nhà văn ở mảng đề tài chiến tranh. Cho đến nay, đã có nhiều công trình, bài
viết trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến sự đổi mới của tiểu thuyết Chu Lai nói
chung và tiểu thuyết Chỉ còn một lần nói riêng. Chúng tôi tạm chia các ý kiến
thành hai loại: Những ý kiến bàn chung về văn xuôi của Chu Lai và những ý
kiến bàn riêng về tiểu thuyết Chỉ còn một lần.
2.1. Các nghiên cứu về văn xuôi Chu Lai
6
Cho đến nay, đã có khá nhiều bài báo, bài viết, công trình khoa học
nghiên cứu về văn xuôi của Chu Lai nói chung.
Bích Thu trong Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ
thống mô típ chủ đề cho rằng tiểu thuyết của Chu Lai là “sự truy đuổi cuối
cùng của quá khứ để tìm nguyên nhân cái ác vì chỉ có nhìn thẳng vào quá
khứ, con người mới tránh được thảm họa của cái ác, mới có thể trừng phạt cái
ác để thanh thản sống với hiện tại, hướng tới lẽ phải và điều thiện” [37, tr.25].
Tác giả Nguyễn Hương Giang trong bài Người lính sau hòa bình trong
tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới đã có những nhận xét về số phận người
lính sau chiến tranh qua nhân vật Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, nhân vật
Lãm trong Phố, Sáu Nguyện trong Ba lần và một lần khá sâu sắc: “Người lính
trong tiểu thuyết chiến tranh của ta trở về cuộc sống đời thường, dẫu có cảm
thấy lạ lẫm giữa phố phường xanh đỏ khi ngọn gió rừng hoang dại vẫn thổi
mãi trong tâm hồn, vẫn cố gắng hòa nhập với cuộc đời mới, khẳng định vị trí
và giá trị người lính trong xã hội. Trên hành trình ấy không phải người lính
nào cũng chiến thắng” [8, tr.110]. Ở bài viết này, tác giả đã có sự nhận định
tinh tế về các nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai. Người lính trở về sau
chiến tranh trong các sáng tác của Chu Lai không phải ai cũng gặp được may
mắn trong cuộc sống mới mà còn có những con người gặp nhiều bất hạnh, bi
kịch.
Cùng chung với mạch cảm hứng khẳng định trên, trong bài Một đề tài
không cạn kiệt Bùi Việt Thắng viết: “Nhân vật của Chu Lai được thể hiện
như những con người tâm linh. Họ sống bởi những ám ảnh của ảo giác, hối
thúc bởi sự sám hối, luôn tìm kiếm sự giải thoát. Đó là những con người trở
về sau chiến tranh bị mất thăng bằng, khó tìm được sự yên ổn trong tâm hồn.
Họ sống trong cảm giác không bình yên… đi vào ngõ ngách đời sống tâm linh
con người. Chu Lai làm người đọc bất ngờ vì những khám phá nghệ thuật của
7
mình: Nhân vật Chu Lai thường tự soi mình, khám phá một bản ngã hay là
một con người trong con người” [34, tr.104]. Ở đây, nhà văn Chu Lai đã
không né tránh mà đi thẳng vào những yếu đuối, bất lực, những góc khuất ở
tận đáy sâu tâm hồn của những người lính thời hậu chiến.
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn
từ góc độ thể loại đã đánh giá sự thành công của cuốn Ăn mày dĩ vãng của
Chu Lai: “Với Ăn mày dĩ vãng như một tác phẩm tâm huyết nhất, nói như nhà
văn là “của bốn mươi bảy năm sống trên đời và hơn mười năm ở chiến
trường”, Chu Lai đã khẳng định mình trong làng tiểu thuyết đương đại” [21,
tr. 183]. Tác giả bài viết đi vào đánh giá tiểu thuyết Chu Lai nói chung và
khẳng định vị trí của tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của ông nói riêng. Có thể
nói, cuốn Ăn mày dĩ vãng là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong hệ thống
sáng tác của Chu Lai, nó chứa đựng tất cả những tâm huyết và đánh dấu tài
năng của nhà văn trong làng tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Tác giả Hồng Diệu với Vấn đề của tiểu thuyết “Vòng tròn bội bạc” đã
nhận định: “Ở tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc, Chu Lai đã đưa ra một kiểu
người lính từ chiến trường trở về đã bị chiến tranh làm cho tha hóa, làm cho
biến chất một cách khó có thể tưởng tượng… Chiến tranh có thể làm cho nhân
cách con người tốt đẹp hơn, cũng có thể làm cho nhân cách con người xấu xa
hơn, xuất phát điểm của những trạng thái ấy là quan điểm sống, là ý tưởng”
[3, tr.107]. Với bài viết này, tác giả Hồng Diệu khẳng định Chu Lai đã có phát
hiện khá tinh tế về hiện thực và con người. Đó là Chu Lai đã nhìn nhận chiến
tranh và người lính với cái nhìn chân thật, toàn diện. Chiến tranh một mặt làm
cho nhân cách con người tốt đẹp hơn, nhưng nó cũng tồn tại mặt trái, cũng có
thể làm cho nhân cách con người biến dạng, xấu xa hơn.
Nhìn chung, các bài viết, bài phê bình, công trình khoa học này đã đánh
giá và nghiên cứu về đề tài nhân vật, cảm hứng trong các sáng tác của Chu