Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thế giới nhận được gì qua các hội nghị G-20, G-8 và G-192
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thế giới nhận được gì qua các hội nghị G-20, G-8 và G-192
Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí số: Tạp chí Số 14 (Số 454)
Năm xuất bản: 2009
Trước “cơn bão” khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có hồi kết, trong thời gian 3 tháng (2/4/-8/7/2009) thế giới đã diễn ra 3 hội nghị
quan trọng G-8, G-20 và G-192 bàn về khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của nó. Qua 3 Hội nghị, một số quyết định
quan trọng đã được đưa ra nhằm sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng tài chính (KHTC) và suy thoái toàn cầu. Mặc dù đằng sau
những quyết định ấy còn nhiều vấn đề làm hài lòng hoặc chưa thật hài lòng đối với một số quốc gia nhưng xét một cách toàn diện
thì các Hội nghị trên thực sự có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Mở đầu là Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) diễn ra tại Luân Đôn
(Anh) ngày 02/4/2009 đã bàn thảo và đưa ra hai quyết định quan trọng, đó là các giải pháp khắc phục
cuộc KHTC và suy thoái kinh tế toàn cầu; cải tổ hệ thống tài chính thế giới. Các quyết định này sẽ có
tác động không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khả năng hồi phục của nền
KTTG, đồng thời là nền tảng quan trọng đánh dấu một kỷ nguyên mới trong quan hệ quốc tế thông qua
cải cách các định chế tài chính và sự nhượng bộ lẫn nhau giữa các cường quốc hàng đầu thế giới.
Tiếp đến là Hội nghị Liên hợp quốc về KHTC, KTTG và ảnh hưởng đối với sự phát triển diễn ra vào
ngày 24/6/2009 với sự tham gia của 192 quốc gia (G-192). Mục tiêu của Hội nghị là giảm nhẹ ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng, nhất là các nước nghèo; đối thoại về chuyển đổi cơ cấu tài chính quốc
tế; tạo cơ hội cho tất cả các nước đang phát triển bày tỏ ý kiến về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Và Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) và Diễn đàn các nền kinh tế lớn
(MEF: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Mexico) (gọi tắt là G-8+5) họp tại Italy vào 08/7/2009 đã
tập trung bàn về 3 chủ đề chính, trong đó có những vấn đề nổi cộm như: khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
chủ nghĩa bảo hộ, tăng cường quan hệ giữa các thành viên với các nền kinh tế mới nổi, sự biến đổi khí
hậu... và đưa ra Tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh những dấu hiệu phục hồi của nền KTTG.
Những quyết định quan trọng
Quyết định quan trọng nhất của G-20 lần này là bơm thêm 1.100 tỷ USD cho các thể chế tài chính
quốc tế. Đây là quyết định rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay vì nó tác động đến khả năng giải cứu
các nền kinh tế do nguy cơ khủng hoảng của các định chế tài chính thế giới, kích thích nền kinh tế của
các nước đang phát triển. Mặt khác, các khoản kích thích hỗ trợ thương mại (250 tỷ USD) và hỗ trợ
Ngân hàng Phát triển đa phương - MDB (100 tỷ USD) cũng sẽ giúp nới rộng tín dụng và thúc đẩy