Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thế giới nghệ thuật trong thánh tông di thảo và truyền kỳ mạn lục.
PREMIUM
Số trang
128
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1716

Thế giới nghệ thuật trong thánh tông di thảo và truyền kỳ mạn lục.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM THỊ KIM LIÊN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT

TRONG THÁNH TÔNG DI THẢO

VÀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, Năm 2015

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM

Phản biện 1: TS. HÀ NGỌC HÒA

Phản biện 2: TS. CAO THỊ XUÂN PHƯỢNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học

Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 7 năm 2015

Có thể tìm luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ở góc độ văn học, truyện truyền kỳ là một thể loại đặc trưng

của văn học trung đại Việt Nam, lịch sử hình thành của nó đã đặt nền

móng cho sự phát triển văn học dân tộc, đặc biệt là có giá trị và tầm

ảnh hưởng rất lớn về mặt nghệ thuật.

Giai đoạn từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII được xem là bước đột

khởi của truyện ngắn trung đại Việt Nam. Sự xuất hiện hai tác phẩm:

Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục được xem như hai thành

tựu sáng giá nhất của thể loại văn học truyền kỳ ở giai đoạn này. Hai

tác phẩm là đại diện tiêu biểu, đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của

truyện truyền kỳ Việt Nam trung đại. Đồng thời, hai tác phẩm này có

nhiều đặc điểm giống nhau về mặt thể loại truyền kỳ như nghệ thuật

hư cấu, cốt truyện ... mà ở các tác phẩm khác không có nhiều điểm

chung như vậy.

Việc nghiên cứu về truyện truyền kỳ nói chung, hai văn bản

Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục nói riêng đã được nghiên

cứu nhiều nhưng vẫn còn những điều cần được tiếp tục tìm hiểu. Đặc

biệt là những vấn đề về nghệ thuật thì càng tìm hiểu, nghiên cứu sẽ

càng thấy giá trị đặc sắc của tác phẩm. Mặt khác, nghiên cứu Thế giới

nghệ thuật trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục là để

nhận thức rõ hơn giá trị nghệ thuật của tác phẩm để từ đó phục vụ

cho nhu cầu giảng dạy và học tập.

Với những điều nêu trên, chúng tôi quyết định đi vào tìm hiểu,

nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong Thánh Tông di thảo và Truyền

kỳ mạn lục. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài này.

2

2. Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về truyện truyền kỳ Việt Nam trong nền văn học

trung đại, các nhà nghiên cứu thường đặt ra vấn đề về nguồn gốc, đặc

điểm thể loại. Đến thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu truyện truyền

kỳ có những thay đổi quan trọng. Di sản truyện truyền kỳ được chú ý

tìm hiểu, nhận thức một cách toàn diện hơn; Các tác phẩm truyện

truyền kỳ được soi rọi từ nhiều góc cạnh, nó được đặt trong không

gian nghiên cứu rộng hơn, phương pháp tiếp cận đa dạng hơn.

Trong thực tế nghiên cứu truyện truyền kỳ, nổi bật nhất là

hướng nghiên cứu, so sánh truyện truyền kỳ Việt Nam với truyện

truyền kỳ Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về loại hình

truyện truyền kỳ Việt Nam các công trình nghiên cứu đã có những

hướng đi chi tiết, cụ thể, khoa học, hướng vào nhiều góc độ khác

nhau của đối tượng để tìm hiểu, đánh giá vấn đề. Bước đầu kết quả

nghiên cứu vấn đề đã giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về

truyện truyền kỳ Việt Nam, cũng như mối quan hệ của nền văn hóa,

văn học Trung Quốc, với nền văn hóa, văn học khu vực và thế giới;

Việc tiếp cận, nghiên cứu văn bản truyện truyền kỳ nói chung,

Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục nói riêng được các nhà

nghiên cứu quan tâm trên phạm vi rộng, hướng nghiên cứu mang

tính văn học sử. Vấn đề Thế giới nghệ thuật trong Thánh Tông di

thảo và Truyền kỳ mạn lục được các nhà nghiên cứu quan tâm, xem

xét song cũng chỉ là những bài nghiên cứu về từng văn bản riêng lẻ.

a) Về văn bản Thánh Tông di thảo

Trong Lời giới thiệu về Thánh Tông di thảo của Lê Sỹ Thắng

và Hà Thúc Minh trích trong " Lê Thánh Tông: tác giả và tác phẩm",

Nxb Giáo dục, 2007, hai tác giả đã thống nhất cho rằng:"Thánh Tông

3

di thảo là tác phẩm có một vị trí nhất định trong lịch sử văn hóa của

dân tộc nhất là về mặt văn học"; Lê Nhật Ký trong Yếu tố kỳ ảo trong

Thánh Tông di thảo đã khẳng định yếu tố kì ảo có một vai trò quan

trọng và khẳng định yếu tố kỳ ảo trong Thánh Tông di thảo được sử

dụng một cách linh hoạt và đem đến cho tác phẩm những giá trị

đích thực.

b) Về văn bản Truyền kỳ mạn lục

Khác với Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục ngoài những

nghiên cứu về văn học sử như cách gọi đúng tên tác giả, về thời gian

sống và sáng tác của tác giả Nguyễn Dữ, hay sách hoàn thành vào

năm nào thì một số công trình cũng đã bước đầu tiếp cận đến nội

dung và nghệ thuật. Có thể kể đến một số công trình như sau:

Lịch sử văn học Việt Nam, tập II, của Bùi Văn Nguyên;

Truyền kỳ mạn lục và những thành tựu của văn xuôi Việt Nam, Đinh

Gia Khánh, trích trong tuyển tập, tập II, Nxb Giáo dục, 2007; Tìm

hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn

Dữ, Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí Văn học, số 2, 1987.

Tóm lại, việc nghiên cứu truyện truyền kỳ Việt Nam thì hai

tác phẩm có tính tiêu biểu là Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn

lục cũng đã có những "soi rọi" của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, về

nghệ thuật thì chỉ dừng lại ở mức độ tổng quan, khái lược, chưa có

một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn

diện về khía cạnh nghệ thuật của hai tác phẩm.

Trong đề tài của mình, chúng tôi muốn có một cái nhìn toàn

diện, khách quan về thế giới nghệ thuật của Thánh Tông di thảo và

Truyền kỳ mạn lục, góp phần nâng cao giá trị nghệ thuật của hai tác

phẩm lên một tầm cao mới.

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Thế giới nghệ thuật

trong hai tác phẩm: Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sử dụng hai tác phẩm Thánh Tông di thảo và Truyền

kỳ mạn lục: bản Thánh Tông di thảo do Nguyễn Bích Ngô dịch và

chú thích, Phạm Văn Thắm giới thiệu; bản Truyền kỳ mạn lục do

Trúc Khuê Ngô Văn Triện dịch (tái bản lần thứ nhất) do Nxb Trẻ và

Nxb Hồng Bàng phát hành, năm 2013.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài Thế giới nghệ thuật trong

Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi vận dụng một số

phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống - cấu trúc;

Phương pháp loại hình; Phương pháp so sánh, đối chiếu

5. Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình đầu tiên góp phần hệ thống thế giới

nghệ thuật được miêu tả trong hai tác phẩm Thánh Tông di thảo và

Truyền kỳ mạn lục. Qua đó, luận văn đem lại một cái nhìn tương đối

toàn diện về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm.

Nội dung của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để

tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy trong trường học về hai tác phẩm

nói trên.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn

được chia làm 3 chương:

5

Chương 1: Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục - Vấn đề

tác phẩm và tác giả

Chương 2: Thế giới hình tượng trong Thánh Tông di thảo và

Truyền kỳ mạn lục

Chương 3: Phương thức thể hiện thế giới nghệ thuật trong

Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục

6

CHƯƠNG 1

THÁNH TÔNG DI THẢO VÀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC￾VẤN ĐỀ TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ

1.1. THÁNH TÔNG DI THẢO - VẤN ĐỀ TÁC PHẨM VÀ

TÁC GIẢ

1.1.1. Tác phẩm Thánh Tông di thảo

Hiện nay Thánh Tông di thảo được lưu giữ với hai văn bản: đó

là một bản chép tay đang được lưu giữ tại thư viện Viện nghiên cứu

Hán Nôm, kí hiệu A202 và một bản Microflim được bảo quản tại thư

viện Trường Viễn Đông Bác cổ, kí hiệu M.F 11/6/993.

Tác phẩm Thánh Tông di thảo gồm hai quyển: quyển Thượng

bao gồm 13 truyện và quyển hạ gồm 6 truyện. Hai quyển này được

đóng thành một tập khổ 13,5 x 20,5 cm, dày156 trang. Thánh Tông di

thảo có 19 truyện; Văn bản Thánh Tông di thảo, hiện nay có bản dịch

của Nguyễn Bích Ngô được xuất bản hai lần:

+ Lần 1: Do Nguyễn Văn Tú hiệu đính, Lê Sỹ Thắng giới

thiệu, Nxb Văn hóa, Viện Văn học, 1963.

+ Lần 2: Do Phạm Văn Thắm giới thiệu, Nxb Văn học, 2001.

1.1.2. Vấn đề niên đại và tác giả của Thánh Tông di thảo

Thánh Tông di thảo quả có nhiều điểm khiến cho giới nghiên

cứu không thể không đặt những dấu hỏi nghi ngờ. Song, từ trước đến

nay, các nhà nghiên cứu đều đi đến một nhận định tương đối thống

nhất. Nhiều thiên trong Thánh Tông di thảo chắc chắn phải là của Lê

Thánh Tông. Chính điều này được coi là cơ sở để nghiên cứu tác

phẩm, nhằm làm sáng tỏ con người và tư tưởng của Lê Thánh Tông

cũng như vấn đề của thời đại ông.

7

1.1.3. Về tác giả Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442),

húy là Tư Thành, là cháu nội vua Lê Thái Tổ, người anh hùng dân

tộc vĩ đại thế kỷ XV, là con thứ tư, của vua Lê Thái Tông, mẹ là Ngô

Thị Ngọc Dao, con gái của thái bảo Ngô Từ, người làng Động Bàng,

huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ngô Từ vốn là một khai quốc

công thần dưới triều Lê Thái Tổ.

1.2. TRUYỀN KỲ MẠN LỤC - VẤN ĐỀ TÁC PHẨM VÀ

TÁC GIẢ

1.2.1. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục

Truyền kỳ mạn lục gồm 4 quyển, 20 thiên, có Lời tựa của Hà

Thiện Hán đề năm 1547 và tương truyền Đại hưng hầu Nguyễn Thế

Nghi, bạn thân của Mạc Đăng Dung đã dịch ra chữ Nôm, được thầy

dạy là Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính. Theo Phan Huy Chú, Truyền

kỳ mạn lục có 22 truyện, nhưng các bản sách hiện nay đều chỉ có 20

truyện; Văn bản Truyền kỳ mạn lục, hiện có nhiều dị bản mang các

tên gọi khác nhau như: Cựu biên truyền kỳ mạn lục, hoặc Tân biên

truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập cú. Những văn bản này đã

được khắc in và sao chép nhiều lần để đáp ứng nhu cầu của người

đọc.

1.2.2. Vấn đề tác giả của Truyền kỳ mạn lục

Nguyễn Dữ, người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, phủ Hồng

Châu, (nay là xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).

Cha là Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khóa Bính Thìn, đời Hồng Đức

(1496), làm quan đến Thượng thư bộ Hộ. Nguyễn Dữ từ nhỏ đã nổi

tiếng học rộng nhớ nhiều.

Dù có rất nhiều giả thuyết nghiên cứu về cuộc đời Nguyễn Dữ

nhưng vẫn khẳng định rằng: Ông là tác giả của tác phẩm truyện

8

truyền kỳ nổi tiếng Truyền kỳ mạn lục. Tác phẩm được đánh giá cao,

là một thiên cổ kì bút, áng văn hay của bậc đại gia muôn đời.

1.3. VỊ TRÍ CỦA THÁNH TÔNG DI THẢO VÀ TRUYỀN KỲ

MẠN LỤC TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM

1.3.1. Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục trong thể

loại truyền kì

Truyện truyền kì chỉ thực sự xuất hiện vào thế kỉ XV-XVI với

sự ra đời của Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục, trong đó

Thánh Tông di thảo được xem là "bước đột khởi" (Vũ Thanh) và

Truyền kỳ mạn lục là đỉnh cao của thể loại.

1.3.2. Ảnh hưởng của Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn

lục trong mạch truyện văn xuôi trung đại

Những cốt truyện trong những tác phẩm của Lí Tế Xuyên,

Trần Thế Pháp đã được thay đổi khi đến tay Lê Thánh Tông và

Nguyễn Dữ. Ở đây, cái cốt truyện cũ chính là cái cớ để nhà văn thể

hiện đều mình muốn gửi gắm đã tạo nên sáng tạo mới. Điều này cho

thấy, thể hiện bước tiến quan trọng của thể loại truyện truyền kì Việt

Nam thời trung đại. Đến thời Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ thì kiểu

nhân vật mới bắt đầu xuất hiện. Nhà văn đồng nhất với nhân vật.

Điều này, được thể hiện thành công trong Thánh Tông di thảo với

việc xuất hiện nhân vật thứ ba - hiện thân của nhà văn. Lúc này, nhân

vật không chỉ miêu tả ở bên ngoài mà lúc này đã đi sâu vào khai thác

thế giới tâm hồn, đời sống nội tâm phong phú cùng với khắc họa tính

cách nhân vật. Chính vì vậy, Nguyễn Dữ được coi là cha đẻ của loại

hình truyện ngắn trung đại Việt Nam. Vào thế kỉ XV, Thánh Tông di

thảo đã mở ra một giai đoạn mới trong quá trình hình thành và phát

triển của truyện ngắn Việt Nam.

9

TIỂU KẾT

Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục là hai tác phẩm có

ảnh hưởng rất lớn đến dòng văn học truyện truyền kỳ văn học trung

đại Việt Nam. Về nguồn gốc xuất xứ của văn bản và cũng như chính

các tác giả tạo nên hai kiệt tác này còn nhiều tranh luận của các nhà

nghiên cứu. Tuy nhiên, với sự khu biệt và giới hạn nghiên cứu của

luận văn ở phương diện thế giới nghệ thuật thì chúng tôi nhận thấy

hai tác phẩm đã có một vị trí rất "đắc địa" trong "mảnh đất" truyện

truyền kỳ Việt Nam. Hai tác phẩm này đã đặt nền móng cho sự phát

triển của dòng văn xuôi trung đại Việt Nam, đặc biệt là một số yếu tố

như : cốt truyện, tình tiết, môtip bắt nguồn từ văn học dân gian được

đưa vào các câu chuyện trong hai tác phẩm một cách sáng tạo, mang

tính nghệ thuật, góc nhìn thẩm mỹ của tác giả.

10

CHƯƠNG 2

THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG

TRONG THÁNH TÔNG DI THẢO VÀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Đối với tác phẩm truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, xét về

phương diện nghệ thuật thì Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục

là hai tác phẩm đại diện tiêu biểu. Đặc biệt là ở góc độ xây dựng hình

tượng nghệ thuật trong tác phẩm và vấn đề đặt nhân vật trong một

không gian, thời gian nghệ thuật mang ý nghĩa thi pháp đặc sắc, góp

phần tôn thêm giá trị nghệ thuật của từng câu chuyện trong các

tác phẩm.

2.1. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG Thánh Tông di thảo và

Truyền kỳ mạn lục

2.1.1. Kiểu hình tượng nhân vật "hiện thực" trong Thánh

Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục

a. Hình tượng nhân vật vua chúa, quan lại

Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đều là hai nhà nho, chịu ảnh

hưởng tư tưởng nho giáo chính thống. Trong tác phẩm của mình, các

tác giả đã xây dựng nhiều nhân vật vua chúa, quan lại phong kiến

theo quan điểm riêng. Nếu như, từ quan điểm phong kiến tập quyền

trung ương, Lê Thánh Tông thường phản ánh quyền lực tối cao của

nhà vua thì Nguyễn Dữ lại nhận ra bọn vua quan ở thời đại ông có

nhiều xấu xa, hèn mọn. Tuy có sự khác nhau về phản ánh nhân vật

vua quan phong kiến nhưng các tác phẩm đều trở thành tấm gương

soi thời đại của các tác giả.

b. Hình tượng nhân vật nho sĩ

Ở xã hội phong kiến, hình tượng nhân vật nho sĩ là đối tượng

luôn được xã hội quan tâm và đặt nhiều hi vọng. Vì vậy, loại nhân

vật này xuất hiện khá phổ biến trong Thánh Tông di thảo và Truyền

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!