Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn "thành phố đi vắng" của nguyễn thị thu huệ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
VĂN THỊ THÊM
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN THÀNH PHỐ ĐI VẮNG
CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 05/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN THÀNH PHỐ ĐI VẮNG
CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Phạm Thị Thu Hương
Người thực hiện
VĂN THỊ THÊM
Đà Nẵng, tháng 05/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Văn Thị Thêm xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của ThS. Phạm Thị Thu Hương.
2. Mọi tham khảo dùng trong luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác
giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Nếu có bất kì sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay sự
gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 5 năm 2014
Người thực hiện
Văn Thị Thêm
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến cô
Phạm Thị Thu Hương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em về kiến
thức và phương pháp nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp một
khối lượng kiến thức phong phú và phương pháp nghiên cứu hiệu quả trong
suốt thời gian em học tập tại trường để em có thể tự tin vững bước trên con
đường tương lai.
Nhân dịp này, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện trường Đại
học Sư phạm Đà Nẵng, Trung tâm học liệu Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em được tìm kiếm và mượn tài liệu phục vụ cho quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình.
Được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, cùng với những nỗ lực của bản
thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Thế giới nghệ thuật
trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ”. Mặc dù
đã rất cố gắng song do khả năng nghiên cứu có hạn, nên khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô để khóa luận có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Văn Thị Thêm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
THÀNH PHỐ ĐI VẮNG.................................................................................. 9
1.1. Kiểu nhân vật phổ biến của đời sống đô thị hiện đại............................ 9
1.1.1. Nhân vật thờ ơ, xa lạ với không gian sống của mình ........................... 10
1.1.2. Nhân vật thực dụng, vô cảm ................................................................. 13
1.1.3. Nhân vật cô đơn, bất an......................................................................... 16
1.2. Kiểu nhân vật bi kịch............................................................................. 19
1.2.1. Nhân vật tự hủy hoại bản thân vì những điều vụn vặt, tầm thường ..... 19
1.2.2. Nhân vật với nỗi đau nhân tính “đi vắng” ............................................ 22
1.2.3. Nhân vật và những khát vọng đổ vỡ ..................................................... 25
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TẬP TRUYỆN NGẮN THÀNH PHỐ ĐI VẮNG........................................ 29
2.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 29
2.1.1. Không gian đô thị hỗn độn.................................................................... 30
2.1.2. Không gian cá nhân nhỏ hẹp................................................................. 32
2.1.3. Không gian tâm tưởng biến ảo.............................................................. 33
2.2. Thời gian nghệ thuật.............................................................................. 36
2.2.1. Thời gian xã hội biến đổi luân hồi ........................................................ 37
2.2.2. Thời gian hoài niệm quá khứ ................................................................ 39
2.2.3. Thời gian tâm lí ngưng đọng................................................................. 41
CHƯƠNG 3. CÁCH TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN
NGẮN THÀNH PHỐ ĐI VẮNG................................................................... 44
3.1. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................. 44
3.1.1. Tường thuật đời sống từ điểm nhìn bên ngoài...................................... 45
3.1.2. Khám phá nội giới từ điểm nhìn bên trong........................................... 47
3.2. Kết cấu..................................................................................................... 50
3.2.1. Kết cấu tuyến tính – truyện ngắn như những lát cắt của cuộc sống ..... 50
3.2.2. Kết cấu phân mảnh – sự hỗn loạn của cõi người.................................. 52
3.3. Ngôn ngữ trần thuật............................................................................... 56
3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện - giàu hình ảnh và cảm xúc ...................... 56
3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật - đối thoại và độc thoại nội tâm............................. 59
3.4. Giọng điệu trần thuật............................................................................. 62
3.4.1. Giọng vô sắc, lạnh lùng......................................................................... 63
3.4.2. Giọng giãi bày, triết lí ........................................................................... 64
KẾT LUẬN.................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là tiếng nói của tình cảm, là hình thức nhuần nhụy của tư
tưởng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, văn học lại mang nét đặc trưng riêng của từng
thời đại, thể hiện rõ ý thức thời đại và phong cách thời đại thông qua việc ưu
tiên chọn lựa đề tài, cảm hứng, thể loại, trần thuật, miêu tả... có nhiều khác
biệt so với các thời đại trước. Chẳng hạn như trong giai đoạn văn học Việt
Nam từ sau 1986, truyện ngắn là thể loại phát triển một cách toàn diện và sâu
sắc nhất, có lẽ bởi khả năng đề cập đến hầu hết các phương diện của đời sống
con người và xã hội trong thời kỳ đổi mới. Sự khác biệt của truyện ngắn Việt
Nam sau 1986 so với truyện ngắn trước đó không chỉ ở đề tài, chủ đề, quan
niệm nghệ thuật mà còn ở cách viết đầy sáng tạo và mới mẻ. Có thể nói,
truyện ngắn đã khẳng định được vị thế của mình trong giai đoạn văn học này.
Khi nhắc đến truyện ngắn Việt Nam sau 1986, chúng ta không thể bỏ
qua tên tuổi của cây bút nữ đầy tài năng - Nguyễn Thị Thu Huệ. Bằng sự nhạy
cảm nữ giới trong cách nhìn nhận cuộc sống, cùng một cá tính sáng tạo riêng,
Nguyễn Thị Thu Huệ đã khẳng định được tài năng của mình trong lĩnh vực
truyện ngắn hiện đại. Với các tập truyện đã xuất bản như Cát đợi, Phù thủy,
Hậu thiên đường, Nào ta cùng lãng quên, 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu
Huệ...; nhà văn đã tạo nên một phong cách truyện ngắn rất đặc trưng: ngắn
gọn, súc tích mà sắc sảo, thâm thuý và tạo được một giọng điệu riêng khá ấn
tượng. Mới đây nhất, Nguyễn Thị Thu Huệ đã được vinh danh bằng giải nhất
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012 với tập truyện Thành phố đi
vắng. Tập truyện không chỉ phơi bày hiện thực nhức nhối của cuộc sống đô
thị với những xáo trộn, mất mát, bất an mà còn xoáy sâu vào vấn đề con
người “vô cảm” của đời sống hiện đại.
2
Một tác phẩm văn học đoạt giải thưởng, ít nhiều được dư luận chú ý và
mang lại những đánh giá trái chiều như tập truyện Thành phố đi vắng thì thiết
nghĩ, việc đi sâu tìm hiểu những đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật trong
tác phẩm là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, chọn đề tài Thế giới nghệ thuật
trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng
tôi trước hết muốn khẳng định đóng góp của nhà văn trong đời sống văn
chương nước ta những năm gần đây, đồng thời qua đó nắm bắt con đường vận
động phong phú, đa dạng với các thể nghiệm cách tân của truyện ngắn Việt
Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ là một đề tài khá hấp dẫn, lôi cuốn
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, Thành phố đi vắng –
tập truyện mới nhất của nữ nhà văn, tác phẩm mới được trao giải thưởng của
Hội Nhà văn lại vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu, có lẽ do
thời gian ra đời còn quá ngắn (xuất bản lần đầu tháng 12 năm 2012). Dưới
đây, chúng tôi xin điểm qua những nghiên cứu chung về tác giả Nguyễn Thị
Thu Huệ và các sáng tác của nhà văn trước tập truyện ngắn Thành phố đi
vắng.
Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 so với trước đó đã có sự chuyển biến
vượt bậc không chỉ ở đề tài, chủ đề mà còn ở đội ngũ sáng tác. Đặc biệt, số
lượng các tác giả nữ ngày càng đông đảo với nhiều gương mặt nổi bật như Võ
Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh… và gần đây nhất là Đỗ
Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư... Trong đó,
Nguyễn Thị Thu Huệ luôn nhận được những lời đánh giá khá cao từ các nhà
nghiên cứu phê bình.
Trong cuốn Truyện ngắn 50 tác giả, Vũ Thụy An, Đào Anh Minh có
nhận xét: “Vài chục năm trước, số tác giả nữ viết văn xuôi ở Việt Nam có lẽ