Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thế giới nghệ thuật trong "Bão biển" của Chu Văn (trong so sánh với "Đất vỡ hoang" của Sôlôkhôp)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----------------------
NGHIÊN THỊ HỒ THU
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG “BÃO BIỂN”CỦA CHU VĂN
(TRONG SO SÁNH VỚI “ĐẤT VỠ HOANG” CỦA SÔLÔKHÔP)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả lao
động nghiêm túc, tìm tòi và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả
Nghiêm Thị Hồ Thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi được sự hướng dẫn tận tình của TS,
Nguyễn Thị Vượng - khoa Ngữ Văn - trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, cô đã có những định hướng ban đầu, những lời nhận xét và chỉ dẫn
quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành, sâu sắc nhất của tôi tới cô về những ý kiến quý báu và thời
gian mà thầy đã dành cho tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả những
thầy cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian theo học chương trình thạc sĩ Ngôn ngữ khóa 2008 - 2010 tại
trường Đại học Sư phạm - ĐHTN cũng như quá trình bắt tay vào viết và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người than trong gia đình, những bạn
bè khác đã hết lòng động viên, khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi
có kết quả cuối cùng ngày hôm nay.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 13
5. Phương pháp nghiên cứu 14
6. Đóng góp của luận văn 14
7. Cấu trúc của luận văn 15
NỘI DUNG
Chương1 :ĐỀ TÀI CỦA TIỂU THUYẾT BÃO BIỂN (CHU VĂN) VÀ ĐẤT VỠ
HOANG (SÔLÔKHÔP)
1.1. Chu Văn và Bão biển 16
1.2. Sôlôkhôp và Đất vỡ hoang 19
1.3. Khái niệm đề tài văn học 22
1.4. Đề tài trong Bão biển (Chu Văn) và Đất vỡ hoang (Sôlôkhôp) 23
1.4.1. Đề tài hợp tác hoá nông nghiệp 27
1.4.2. Đề tài xây dựngcon người mới , xã hội mới 34
Chương 2 :CỐT TRUYỆN TRONG BÃO BIỂN (CHU VĂN) VÀ ĐẤT VỠ HOANG
(SÔLÔKHÔP)
2.1. Khái niệm cốt truyện 47
2.2. Cốt truyện Bão biển(Chu Văn) và Đất vỡ hoang (Sôlôkhôp) 50
2.2.1. Cốt truyện đa tuyến 50
2.2.2. Cốt truyện xây dựng trên những sự kiện mang tính cộng đồng 66
2.2.3. Cốt truyện xây dựng gắn với những xung đột 80
Chương 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG BÃO BIỂN (CHU VĂN) VÀ ĐẤT VỠ
HOANG (SÔLÔKHÔP)
3.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học 92
3.2. Thế giới nhân vật trong Bão biển(Chu Văn)và Đất vỡ hoang(Sôlôkhôp) 94
3.2.1. Nhân vật gắn với tư tưởng tiến bộ cách mạng 95
3.2.2. Nhân vật gắn với tư tưởng phản cách mạng, bảo thủ, lạc hậu 115
3.2.3. Nhân vật lưỡng tính gắn với niềm tin của sự cảm hoá 123
KẾT LUẬN 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Mỗi nền văn học muốn tồn tại và phát triển, bên cạnh việc kế thừa, phát
huy và gìn giữ những tinh hoa của văn học dân tộc, luôn phải vươn lên chiếm lĩnh,
chia sẻ những hệ thống giá trị chung của nhân loại. Trong xu thế hội nhập toàn cầu
hiện nay, nghiên cứu so sánh - lịch sử là một hướng nghiên cứu hiện đại có nhiều ý
nghĩa và giá trị. Ở lĩnh vực nghiên cứu này, Việt Nam mặc dù đã có nhiều nỗ lực
nhưng thành tựu chưa nhiều, hướng nghiên cứu và lực lượng nghiên cứu còn phân
tán. Đó là địa hạt còn ẩn chứa nhiều tiềm năng cho giới nghiên cứu và phê bình văn
học.
1.2 Văn học Việt Nam đã trải qua một quá trình vận động và phát triển
cùng những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Trong đời sống văn học Việt Nam
đã diễn ra một thực tế: có sự giao lưu, ảnh hưởng của văn học nước ngoài.
Những nền văn học lớn như văn học Trung Quốc, văn học Pháp, văn học Nga
đã có mặt và tác động nhiều đến quá trình phát triển của văn học Việt Nam.
Đặc biệt, trong hoàn cảnh lịch sử vì thắng lợi của cách mạng giải phóng dân
tộc và xây dựng một xã hội mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, quan hệ và ảnh
hưởng của văn học Xô Viết với văn học Việt Nam là sự ảnh hưởng, tiếp nhận
mang tính chủ động tích cực như “một cần thiết lịch sử” và là “một ưu tiên
hàng đầu”. Nền văn học ấy cũng đã ảnh hưởng to lớn tới việc phát triển văn
học Việt Nam hiện đại trên con đường lịch sử cùng mục tiêu chung là giải
phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội (XHCN). Do đó, việc nghiên cứu
về mối quan hệ, giao lưu giữa văn học Việt Nam với văn học Nga - XôViết
là điều cần thiết.
1.3 Chu Văn và Sôlôkhôp là hai nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học
hai dân tộc. Các sáng tác của họ đều đề cập đến những vấn đề nóng bỏng, nhạy cảm
của thời cuộc như số phận con người trong những hoàn cảnh gay cấn, phức tạp,
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong và sau chiến tranh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6
Qua tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của Chu Văn và Sôlôkhốp, đặc biệt là
qua hai tiểu thuyết Bão biển và Đất vỡ hoang, chúng tôi thấy có sự gặp gỡ về tư
tưởng giữa hai tác giả trong quá trình sáng tác. Đây là hai tác phẩm văn học mặc dù
không có những ảnh hưởng quan hệ trực tiếp nhưng chúng có nhiều nét tương đồng
về loại hình do đặc điểm lịch sử - xã hội giống nhau tác động. Trải qua thời gian thử
thách nhưng đọc lại hai tác phẩm, độc giả vẫn trân trọng và đánh giá cao tài năng
của hai tác giả và giá trị của tác phẩm. Đó là những sáng tạo của những ngòi bút
hiện thực mang tính sử thi vừa mang những giá trị dân tộc đặc thù vừa mang giá trị
phổ quát của một thời kỳ lịch sử quan trọng của hai dân tộc. Tiến hành nghiên cứu
đề tài này, chúng tôi muốn tìm ra những giá trị riêng và chung của hai tác phẩm,
đồng thời góp phần khẳng định quy luật phát triển chung của văn học .
1.4. Mặc dù đã có nhiều bài viết nghiên cứu đánh giá về tài năng của hai tác
giả và giá trị của hai tác phẩm song chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu
về Bão biển và Đất vỡ hoang dưới góc nhìn của văn học so sánh. Nghiên cứu đề
tài này, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc đánh giá toàn vẹn về
giá trị của hai tác phẩm. Từ đó, chúng tôi hy vọng, luận văn sẽ có ý nghĩa nhất định
về lý luận và phương pháp nghiên cứu văn học.
1.5 Chu Văn và Sôlôkhôp là hai tác giả đều được đưa vào chương trình giảng
dạy của khoa học giáo dục Việt Nam. Trong các giáo trình giảng dạy văn học Việt
Nam hiện đại và chương trình văn học Việt Nam ở bậc phổ thông, Chu Văn đều
được đánh giá cao với tư cách là một nhà văn tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho nền
văn xuôi cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Sôlôkhôp là tác giả từ lâu đã
được giới thiệu và tìm hiểu khá chi tiết trong chương trình văn học nước ngoài bậc
trung học phổ thông (nay cụ thể ở sách giáo khoa văn học nước ngoài lớp 12 hiện
hành) và tìm hiểu sâu hơn ở chương trình đào tạo một số nghành khoa học xã hội
nhân văn, cử nhân sư phạm văn. Từ thực tế giảng dạy về hai tác giả và tác phẩm của
họ, dựa trên gợi ý của các tác giả đi trước, với mong muốn được khám phá sâu sắc
hơn vẻ đẹp vẻ đẹp của văn chương giúp cho người giáo viên tự trau dồi kiến thức
chuyên môn trong quá trình giảng dạy văn học, chúng tôi chọn đề tài “Thế giới
nghệ thuật của Bão biển (Chu Văn) trong so sánh với Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp ”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7
2. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết Bão biển là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Chu Văn và là
một thành công trong tiểu thuyết dài của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Tác phẩm đã có nhiều đóng góp về nội dung nghệ thuật và tư tưởng cho
lịch sử phát triển của văn học nước ta. Song hành cùng những thăng trầm của lịch
sử dân tộc, Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp đã đến với bạn đọc Việt Nam từ những
năm 1959 – 1962. Sự gần gũi giữa Đất vỡ hoang và Bão biển về nhiều mặt cho
phép chúng ta đặt ra vấn đề về mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng giữa hai nền văn
học Xô -Việt nói chung và giữa hai tác giả, tác phẩm nói riêng.
Nghiên cứu về tài năng của hai tác giả Sôlôkhôp, Chu Văn cùng hai tác phẩm
Đất vỡ hoang và Bão biển đã có những ý kiến đánh giá, bài viết của các nhà văn,
nhà lý luận phê bình văn học. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi quan tâm đến
những ý kiến sau:
2.1. Tác phẩm “Bão biển” của Chu Văn
2.1.1. Giá trị của tác phẩm Bão biển
Tiểu thuyết Bão biển của Chu Văn vừa mới ra đời (1969) đã thu hút ngay được
sự chú ý của đông đảo bạn đọc và sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ,phê bình
văn học.
Phan Cự Đệ đánh giá: “Bão biển không những là một cuốn tiểu thuyết có giá
trị nhận thức tốt mà còn nâng cao được tư tưởng tình cảm cho bạn đọc”… Đó là
“một tác phẩm giàu chất sống và tính chiến đấu”. Ý kiến đó được thể hiện rõ trong
bài viết Một tác phẩm giàu chất sống và tính chiến đấu, tháng 5/1970 [10,620]
Qua gần chín trăm trang tiểu thuyết, Chu Văn đã dẫn người đọc về một thực tế
đầy sóng gió của cuộc đấu tranh giai cấp ở một vùng nông thôn công giáo. Hà Minh
Đức với bài Bão biển – một thành công của Chu Văn trên báo văn nghệ tháng
5/1970 đã nhận xét: “Với Bão biển, Chu Văn đã tiến một bước dài trong quá trình
sáng tác. Vốn sống phong phú qua những năm tháng lăn lộn trong thực tế công tác
cộng với sự hiểu biết và trình độ chính trị của một cán bộ lãnh đạo ở địa phương đã
góp phần quyết định giá trị tác phẩm. Bão biển đặt ra nhiều vấn đề lý thú và cung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8
cấp nhiều kinh nghiệm. Có thể xem đây là một thành công trong tiểu thuyết dài từ
sau cách mạng” [32,tr687]
Trên tạp chí văn học số 6-1970, Xuân Trường đánh giá Bão biển là “hiện
tượng văn học thật lý thú” [34,tr22]. “Với Bão biển Chu Văn đã đóng góp cho nền
tiểu thuyết xã hội chủ nghĩa của ta một tác phẩm có giá trị” [34tr29].
Trong tạp chí văn học số 1/1971, Trần Trọng Đăng Đàn có bài Một vài vấn đề
lý luận nảy ra, nhân đọc Bão biển, tác giả viết :“Tiểu thuyết Bão biển đặt ra khá
nhiều vấn đề lý luận [7,tr94]. Chu Văn đã thu được nhiều thành công lớn trong việc
phản ánh hiện thực xã hội ta ngày nay”. [7,tr111]
Nhân lần in thứ hai tiểu thuyết Bão biển (1978), Lữ Huy Nguyên viết bài Mười
năm tác phẩm Bão biển( sau in trong cuốn “Ấn tượng văn chương” NXB VH, 2004)
:“Bão biển đã đánh một cái mốc quan trọng trong sự phát triển của tiểu thuyết ta
trong những năm gần đây” ... “Những ý kiến đánh giá phần thành công và mặt hạn
chế của tác phẩm Bão biển có khía cạnh và mức độ khác nhau, nhưng tựu chung đều
khẳng định đó là một tác phẩm tốt, gây được dư luận sôi nổi và được đón nhận ngay
từ lúc mới ra đời [28,tr18]) ...Chu Văn “ đã thu được nhiều thành công trong quá
trình sáng tạo nhằm phản ánh hiện thực xã hội ta ngày nay bằng hình tượng nghệ
thuật sinh động có tiếng vang nhanh chóng và sức cuốn hút mạnh mẽ.” [28,tr 187]
Phong Lê là người chuyên tâm và có nhiều cống hiến lớn với việc nghiên cứu,
đánh giá tác gia văn xuôi hiện đại trong đó có Chu Văn. Trong bài Chu Văn ,tác giả
Bão biển( viết năm 1985-1999), ông nhận xét: “ Đó là cuốn tiểu thuyết thuộc trong
số không nhiều cuốn đạt một chiều sâu đáng kể trong phản ánh hiện thực-hiện thực
một vùng đất ,với tất cả những gì cấu thành màu sắc riêng, đặc thù riêng của nó ,
cũng đồng thời là hiện thực nông thôn Việt Nam , trong một chuyển động lớn lao
và dự dội của lịch sử”.[18,tr 369]... “Tác phẩm không dừng lại ở một bức tranh ,
mà là một bức tranh có hồn, có sức lôi cuốn con người nhập cuộc . Đâu phải cuốn
sách chỉ cho ta biết, mà còn cho ta sống với nó, để từ sự sống mà chiêm nghiệm biết
bao lẽ đời và tình người”.[18,tr371]
Vũ Quốc Anh, trên tạp chí văn học số 3 (1990) có bài viết “Tiểu thuyết Bão
biển của Chu Văn” . Tác giả đánh giá: “Nếu chỉ xét riêng về mảng đề tài nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nó là tác phẩm có giá trị” [1,tr68]
.“Bằng vốn sống và sự am hiểu nhiều mặt, Chu Văn có nhiều trang viết hết sức sinh
động và đặc sắc về sinh hoạt tôn giáo, về nhà thờ, về bộ mặt thực của những tên
quỷ dữ giả danh chúa từ những tư liệu đáng tin cậy…”. “Bão biển được coi là có
nhiều thành công, không chỉ ở giá trị nhận thức mà còn ở sức hấp dẫn của nghệ
thuật viết tiểu thuyết” [1,tr69].
Như vậy, qua một số ý kiến, nhận định nêu trên, các tác giả đã phát hiện và
khẳng định giá trị của tác phẩm trong giai đoạn lịch sử văn học cùng vai trò của tác
giả. Đánh giá chung, Bão biển là tiểu thuyết có những đóng góp có giá trị về cả nội
dung và nghệ thuật. Đó cũng là tác phẩm có giá trị thẩm mĩ cao và có đóng góp lớn
cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
2.1.2. Về phương diện đề tài
Đề tài của tác phẩm văn học là phương diện nội dung được quan tâm hàng đầu
và có ý nghĩa quan trọng khi sáng tác cũng như nghiên cứu, khám phá giá trị tác
phẩm. Tìm hiểu các bài viết về tác phẩm Bão biển, chúng tôi nhận thấy các tác giả
đều gặp nhau ở một điểm chung khi nhận xét về đề tài trọng tâm của tác phẩm:
Vạch trần bộ mặt phi nghĩa của bọn phản động chống phá cách mạng và phản ánh
công cuộc xây dựng nông thôn mới trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.
“Chu Văn đã phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp gay go, căng thẳng, đầy tính
chất phức tạp của một vùng nông thôn công giáo miền biển trên con đường tiến lên
chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”… Đọc tác phẩm, “ta có
cảm tưởng như vừa tắm mình ở một dòng sông cuồn cuộn đầy sức sống, một cuộc
sống phong phú và nhiều mặt, đa dạng và phức tạp với những mâu thuẫn, những
xung đột dữ dội, quyết liệt với những biến cố dồn dập, những sự kiện mang hơi thở
nóng hổi của cuộc đời”. [10,tr726]
Hà Minh Đức cũng nhận xét: “Qua gần chín trăm trang tiểu thuyết, Chu Văn đã
dẫn người đọc về một thực tế đầy sóng gió của cuộc đấu tranh giai cấp ở một vùng
nông thôn công giáo toàn tòng … Viết Bão biển Chu Văn đã chọn đề tài hấp dẫn và
phức tạp, đòi hỏi người cầm bút vượt qua nhiều thử thách về quan điểm nhận thức và
vốn sống để phát hiện được bản chất của những mối quan hệ luôn bị lẫn lộn, ngụy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10
trang dưới những bức màn bí ẩn, phân tích, đánh giá một cách sáng tỏ triệt để mọi
hiện tượng phức tạp. Trên những nét lớn, Chu Văn đã làm được điều đó”. [32,tr674]
“Bão biển thu hút ngay được sự chú ý của bạn đọc vì nó đi thẳng vào những
vấn đề phức tạp của đời sống ngày nay thông qua những việc, những người, nhiều
vẻ, nhiều mặt, mà tác giả rất quen thuộc ở một địa phương. Chu Văn trình bày một
bức tranh xù xì, gai góc của cuộc đấu tranh ở một xã công giáo vùng ven biển tiến
lên chủ nghĩa xã hội” [34,tr22].
Trần Trọng Đăng Đàn trong bài Một vài vấn đề lý luận nảy ra nhân đọc Bão
biển (TCVH số 1/1971) nhận định: Tác phẩm đã “phản ánh hiện thực xã hội chủ
nghĩa với những góc cạnh của nó” [7,tr94] ….. “Qua Bão biển, ta thấy Chu Văn
vừa phác họa ra bức tranh chung của xã hội miền Bắc hồi 1960 – 1962, một xã hội
đang trên đà tiến lên mạnh mẽ, vừa chú ý khá đầy đủ đến những nét đặc thù của
vùng nông thôn công giáo mà anh đã lấy làm không gian cụ thể cho tác phẩm”.
(tr97) “Trong Bão biển, cuộc đấu tranh giữa cái mới, cái tốt, cái anh hùng với cái
cũ, cái xấu, cái lạc hậu cũng được miêu tả khá sâu sắc” [7,tr99].
Với những ý kiến đánh giá tiêu biểu trên, chúng tôi nhận thấy đề tài hợp tác
hóa nông nghiệp và đề tài xây dựng cuộc sống mới, con người mới là yếu tố cơ bản
làm nên giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm. Nghiên cứu hai nội dung lớn này
chúng ta sẽ thấy rõ hơn chiều sâu của tác phẩm.
2.1.3. Cốt truyện của tiểu thuyết Bão biển
Cuộc sống trong tiểu thuyết bao giờ cùng là một cuộc sống toàn diện, phong phú
và nhiều mặt. Với vốn sống khá phong phú, cuộc sống đã được Chu Văn phản ánh
với tất cả màu sắc thẩm mĩ đa dạng của nó. “Nói đến thành công của Bão biển chúng
ta không thể không nói đến nghệ thuật xử lý mối quan hệ giữa các tuyến nhân vật và
tuyến sự kiện trong tiểu thuyết của Chu Văn”.[10,tr731]. Tác phẩm được xây dựng
“với một khối lượng nhân vật đông đảo, sự kiện chống chất, nhiều chủ đề, nhiều
tuyến cốt truyện”…. “Câu chuyện hấp dẫn nối tiếp nhau” [10,tr 735]
Tác phẩm được kết cấu bởi hai tập với những sự kiện xoay quanh chủ đề lớn
của tác phẩm. “Tập I có nhiều xung đột, nhiều tình huống căng thẳng …. Sức lôi
cuốn của mạch truyện không phải chỉ ở tính chất ly kỳ của xung đột và tình huống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11
mà chủ yếu là ở sự va chạm của những xung đột bộc lộ khi âm thầm, khi quyết liệt
… Ở tập II, Chu Văn nhiệt tình khi miêu tả những hoạt động của quần chúng trên
mặt trận sản xuất và xây dựng cuộc sống mới tạo được không khí và tránh cho câu
chuyện khỏi rơi vào kể lể hoặc tường thuật một cách tẻ nhạt [32,tr 677, 678 ].
Tác giả Xuân Trường viết: “Sự kiện phong phú trong tiểu thuyết là một ưu
điểm”[ 32,tr28 ]. Trần Trọng Đăng Đàn trên TCVH số 1/1971 cho rằng: “Bão biển
là một cuốn tiểu thuyết đậm tính chất lịch sử xã hội, do đó vai trò của sự kiện xã
hội, sự kiện lịch sử tất yếu phải được đề cập đến. Những sự kiện mà Chu Văn đưa
vào Bão biển, về căn bản là những sự kiện cần đưa vào tiểu thuyết… Sự kiện trong
Bão biển nhìn chung không phải là những sự kiện riêng lẻ tách ra khỏi cái khung
chung chung của tác phẩm. Nó đã được nhà văn chọn lọc, tổng hợp, khái quát và
điển hình hóa – nó là sự kiện của tiểu thuyết” . [7,tr105 – 106].
Chu Văn đã tái hiện trước mắt người đọc cả một vùng nông thôn công giáo
đầy những thế lực phản động và những tàn tích hủ tục. “Thành công lớn nhất của
Chu Văn là đã chuyển hóa được những mâu thuẫn có thực hết sức gay gắt trong đời
sống xã hội ở một địa bàn mà anh có được vốn hiểu biết hết sức phong phú thành
những xung đột văn học gay gắt và đầy kịch tính vào tác phẩm của mình”. Đó là
đánh giá của Vũ Quốc Anh trong bài “Tiểu thuyết Bão biển của Chu Văn đăng trên
tạp chí văn học số 3/1990.
Bên cạnh những ý kiến đánh giá về sự thành công trong việc xây dựng cốt
truyện Bão biển là một số ý kiến về hạn chế trong tác phẩm như: có một số chi tiết
rườm rà, sự kiện giải quyết chưa tự nhiên có bàn tay sắp đặt của tác giả, một số
chương sự kiện chưa thật gắn với tính cách. Tuy nhiên, những hạn chế đó không
làm giảm sút nhiều đến sức sống của tác phẩm.
Từ những đánh giá trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều công nhận Bão
biển là tác phẩm có cốt truyện được xây dựng gắn với nhiều tuyến sự kiện, nhiều
tuyến nhân vật, các sự kiện tạo nên cốt truyện đều ít nhiều liên quan đến lịch sử - xã
hội – những sự kiện mang tính cộng đồng. Những mâu thuẫn xung đột là cơ sở để
tác giả làm đầy tác phẩm qua việc tái hiện cuộc sống trong các chi tiết, hình ảnh, số
phận, tính cách nhân vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12
2.1.4. Nhân vật trong tiểu thuyết Bão biển
Thế giới nhân vật trong Bão biển của Chu Văn đã được các nhà nghiên cứu
dành cho nhiều trang viết. “Bão biển đã xây dựng được nhiều nhân vật có bản sắc”
(Hà Minh Đức). Ngòi bút sắc sảo của tác giả đã “xây dựng được những nhân vật
điển hình có số phận và tính cách riêng” (Phan Cự Đệ). Đó là một trong những
thành công lớn của tác giả.
Lữ Huy Nguyên trong bài Trao đổi ý kiến về tiểu thuyết Bão biển đã nhận xét :
“Tác giả đã cho ngươì đọc thấy được đời sống thực của một vùng công giáo với
những mâu thuẫn, nhiều khi rất dữ dội,với những con người mang bản chất khác
nhau ,một thế giới nhân vật đa dạng và phức tạp...Nhìn về toàn cục, trong tiểu
thuyết Bão biển các nhân vật được xây dựng có sức sống nội tại ,có cá tính không
thể trộn lẫn được...và nói chung có nhiều màu sắc Việt Nam.”[27,tr13]
“Chu Văn có khả năng nhập thân vào nhiều loại nhân vật khác nhau và rất
thuộc ngôn ngữ quần chúng. Ngoài hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện, tác
giả đã xây dựng được những nhân vật trung gian có chiều sâu nội tâm, những nhân
vật phụ cũng có những nét điển hình hấp dẫn” [10,tr733]
“Các nhân vật phản diện của Chu Văn hiện lên khá sắc sảo, có cá tính, có góc
cạnh, có bản chất giai cấp rõ rệt …Đối diện với bọn phản động đội lốt thầy tu là
hình ảnh nhân vật chính diện, khỏe, giàu chất lý tưởng nhưng không đơn giản”
[10,tr731, 732 ].
Có thể nói, dưới ngòi bút của Chu Văn, các nhân vật hiện lên khá sinh động.
“Chu Văn dẫn dắt câu chuyện hấp dẫn, thể hiện các nhân vật với một thái độ yêu,
ghét rõ ràng. Đối với kẻ xấu, tác giả vào tận sào huyệt của chúng, bóc trần những
thủ đoạn bóc lột dã man… Điều đáng quý trong Bão biển là Chu Văn có nhiều
thành công trong xây dựng điển hình cán bộ. Tiêu biểu là nhân vật Tiệp” [34,tr26-
27]. Đứng về ý nghĩa chính trị và ý nghĩa nghệ thuật, ngòi bút Chu Văn đã “đánh
trúng đích” khi xây dựng thế giới nhân vật trong Bão biển”.
Tập hợp ý kiến từ các bài viết của Xuân Trường (TCVH số 6/1970), Trần
Trọng Đăng Đàn (TCVH số 1/1971), Lữ Huy Nguyên - Ấn tượng văn chương
(1978),Vũ Quốc Anh (TCVH số 3-1990, Phong Lê (Chu Văn -tác giả Bão biển in
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13
trong cuốn “Một số gương mặt văn chương –học thuật Việt Nam hiện đại”
,NXBGD,2001), chúng tôi thấy các tác giả đều khẳng định: Trong tiểu thuyết Bão
biển các nhân vật được xây dựng có sức sống nội tại, có cá tính không trộn lẫn và
có màu sắc Việt Nam. Những hạn chế về mặt này mặt kia của Chu Văn trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật là điều không tránh khỏi nhưng Chu Văn đã đem lại cho
người đọc hứng thú, những suy nghĩ, cảm xúc bổ ích.
Sự gắn bó với đời sống, sự quyết tâm đi theo con đường văn học của Đảng,
dũng cảm đi vào những vấn đề khúc mắc của đời sống mà cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa đặt ra, tác giả đã cho người đọc thấy được đời sống thực của một vùng
công giáo với nhiều mâu thuẫn. Nhân vật phản động, nhân vật cách mạng, nhân vật
quần chúng đã được ghi lại dưới con mắt của một nhà văn vốn là cán bộ tuyên huấn
dân vận. Điều đó cũng lý giải tại sao Bão biển lại hấp dẫn bạn đọc đến vậy.
2.2. Tác phẩm Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp
Trải qua bao sóng gió, nhiều tác phẩm của Sôlôkhôp ngày càng sáng giá và
được bạn đọc khắp thế giới yêu thích. Có thể nói trong đời riêng cũng như trong
sáng tác, Sôlôkhôp đã thể hiện một bản lĩnh kiên cường, tinh thần cộng sản dũng
cảm, nhân cách và văn hóa lớn. Trong đó Sông Đông êm đềm và Đất vỡ hoang có
thể coi là hai tác phẩm kinh điển minh chứng cho điều đó.
Ngay từ khi tác phẩm mới ra đời, ở Liên Xô đã có nhiều bài nghiên cứu về Đất
vỡ hoang. Song do hạn chế về ngoại ngữ, người viết không tham khảo được trực
tiếp tất cả các tài liệu nghiên cứu mà chỉ tiếp cận được những tài liệu đã được dịch
sang tiếng Việt và chủ yếu là tiếp thu ý kiến của các tác giả Việt Nam. Xét tác phẩm
trong mối tương quan với tác phẩm Bão biển của Chu Văn, chúng tôi quan tâm các
ý kiến sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14
2.2.1. Giá trị của tác phẩm Đất vỡ hoang
Ra đời trong bối cảnh lịch sử quê hương nhà văn cũng như trên toàn nông thôn
Liên Xô diễn ra phong trào tập thể hóa nông nghiệp, với tác giả sáng tác Đất vỡ hoang
chính là hành động tham gia cách tích cực vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước những khó khăn của công cuộc cách mạng, xây dựng xã hội chủ nghĩa,
nhà văn đã viết tác phẩm với ý thức “Cần phải tiếp sức cho cách mạng vượt qua
mọi trở ngại tiến lên, cần phải tiếp sức cho con người trong cuộc đời đấu tranh gay
go, quyết liệt này”. Quả thực tác phẩm đã làm được điều ấy.
Báo sự thật, cơ quan ngôn luận của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản
Liên Xô đã xác nhận thành công của nhà văn qua lời nhận xét về tác phẩm trong số
báo ngày 3/3/1933:“Cuốn tiểu thuyết của Sôlôkhôp có thể xem như là một cuốn
sách giáo khoa đặc biệt về nông thôn”. Thành công ấy được thể hiện ở sự đón đọc
nồng nhiệt của quần chúng. Họ đọc tác phẩm một cách say mê ở mọi nơi, mọi lúc.
Đất vỡ hoang đến với bạn đọc Việt Nam vào những năm 1959 – 1962 và cũng
được đón nhận nồng nhiệt. Giá trị của tác phẩm được Nguyễn Duy Bính nhấn mạnh
trong lời giới thiệu bản dịch của tiểu thuyết :“Đất vỡ hoang tuy phản ánh một
khoảnh khắc của lịch ở một thôn vùng Sông Đông mà đã vượt qua được thử thách
của thời gian và sự sàng lọc của lịch sử để trở thành tài sản tinh thần chung của
nền văn hóa XHCN”. [33,tr9].
Qua tác phẩm, Sôlôkhôp đã thể hiện là một nhà tư tưởng sâu sắc, một nghệ sĩ
lớn, ông không minh họa các biến cố lịch sử. Trong giáo trình lịch sử văn học Nga
NXB GD 1998, các tác giả khẳng định: “Tiếp theo Sông Đông êm đềm, tiểu thuyết
Đất vỡ hoang đem lại nhiều phát hiện táo bạo và quan trọng về thời đại và con
người, tính nhân đạo và chủ nghĩa cộng sản, về vấn đề tình yêu và đạo đức của con
người mới, về nghệ thuật điển hình và nghệ thuật tâm lý …” [5,tr832].
Với những gì Đất vỡ hoang đã đem đến cho độc giả đương thời, tác giả đã
không phụ lòng tác giả, đã thể hiện được điều Sôlôkhôp hằng mơ ước “tôi mong
muốn những cuốn sách của mình giúp được cho con người trở nên tốt hơn, tâm hồn
họ trong sáng hơn, khơi dậy được tình yêu thương đối với con người, khát vọng
chiến đấu tích cực vì lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa, vì sự tiến bộ của nhân loại ”.