Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thế giới nghệ thuật thơ vi thùy linh
PREMIUM
Số trang
128
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
868

Tài liệu đang bị lỗi

File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.

Thế giới nghệ thuật thơ vi thùy linh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

--------o0o--------

NGÔ THỊ THU TRANG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ VI THÙY LINH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số : 60.22.34

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - năm 2012

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀN

Phản biện 1: TS. Bùi Thanh Truyền

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Phong Nam

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn họp tại Đại

học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2012.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.

- Thư viện trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà

Nẵng.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xuất hiện như một “hiện tượng” trong nền thi ca Việt Nam

đương đại, Vi Thùy Linh bắt đầu có thơ đăng trên báo Tiền Phong từ

tháng 9 năm 1995. Ngoài những tác phẩm được in chung trong các

tập Thơ trẻ chọn lọc 1994 -1998, Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000,

đến nay Vi Thùy Linh đã xuất bản: Khát (Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội,

1999), Linh (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000, Nxb Phụ nữ tái bản,

6/2007), Đồng tử (Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2005), ViLi in

love (Nxb Thanh Niên, 2008), Phim đôi - Tình tự chậm (Nxb Thanh

Niên, 2010), Chu du cùng Ông nội (Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2011).

Với giải thưởng thơ trên Tạp chí sông Hương 1996, giải

thưởng trên Bút Mới, Báo Tuổi trẻ 1997, giải thưởng Tác phẩm tuổi

xanh 1998, và giải thưởng Văn học Thủ đô 2012, Vi Thùy Linh được

coi như là hiện tượng chín sớm trong thơ và cả trong đời. Có thể nói,

bằng tâm huyết sáng tạo và đổi mới thi ca trong tâm thế của người

“làm tiếng Việt”, muốn góp sức mình vào sự duy trì và sinh sôi vẻ

đẹp, sự phong phú, biểu cảm của tiếng Việt, qua 15 năm, với 6 tập

thơ, Vi Thùy Linh đã gây được sự chú ý lớn trong nền thơ ca đương

đại.

Các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học đã có nhiều bài

viết, nhiều nhận xét và đánh giá về thơ Vi Thùy Linh. Có khen, có

chê, có hoài nghi và có chờ đợi, nhưng nhìn chung các bài viết mới

chỉ đề cập đến một số khía cạnh riêng rẽ của thơ Vi Thùy Linh mà

chưa tập trung xem xét một cách hệ thống. Vì thế, việc nghiên cứu

Thế giới nghệ thuật thơ Vi Thùy Linh là cần thiết. Bởi lẽ, nếu nghiên

cứu Thế giới nghệ thuật thơ Vi Thùy Linh thành công, có thể sẽ tìm ra

những giá trị riêng, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ Vi Thùy

Linh, đồng thời hiểu rõ thêm sự đa dạng, phong phú của quá trình

vận động phát triển với các thể nghiệm cách tân của thơ Việt Nam

đương đại.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Đã có nhiều bài viết, nhiều đánh giá và nhận định tích cực về thơ

Vi Thùy Linh. Trong hướng đón nhận, động viên, ngợi ca, tôn vinh

thơ Vi Thùy Linh, có thể điểm ra đây bài viết của các tác giả

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều- P hó Chủ Tịch Hội Nhà Văn

Việt Nam trong bài viết Vi Thùy Linh hút sinh viên Việt Nam ở Pháp

đến cùng thơ có nhận xét: “Thơ Vi Thuỳ Linh khiến những người

định bỏ thơ đi, phải ngoảnh lại” [35, tr.4].

Khẳng định về sức trẻ cũng như sự sáng tạo độc đáo trong thơ

Vi Thùy Linh, nhà thơ Vũ Mão cho rằng "Trong thơ Linh luôn có

một sức trẻ dồi dào, mạnh mẽ vươn tới cái đẹp bằng sự sáng tạo độc

đáo. Đây là tác giả đáng được ghi nhận trong lớp nhà thơ trẻ hiện

nay. Thơ Vi Thuỳ Linh khiến tôi tin yêu và hy vọng" [17, tr.5].

Xem xét toàn bộ thơ Vi Thùy Linh, Trong bài viết Thơ Vi Thùy

Linh - Những trận bạo động chữ, Văn Giá cho rằng: “Thơ Vi Thùy

Linh bời bời những chữ, mỗi bài thơ là mỗi trận mưa lũ ngôn từ xối

xả, cuồng hứng… .Đó là một thứ ngôn từ trào vọt “ngùn ngụt” như

đám cháy, như “bão cuốn”, một thứ hỏa diệm sơn của chữ nghĩa. Đó

là những con chữ chỉ mức độ cực hạn, tuyệt cùng, mang tính cách

bạo động. Chúng kết hợp và tổng lực làm nên những trận bạo động

của chữ” [9].

Đánh giá về độ chín của Vi Thùy Linh, nhà thơ Thanh Thảo

nhận xét: “Vi Thùy Linh là một hiện tượng của thơ Việt Nam hiện

đại. Đó là hiện tượng chín sớm trong thơ và cả trong đời. Cô gái mới

20 tuổi đã có những khao khát dữ dội về chức năng làm mẹ, và nghĩ

một cách thâm trầm sâu sắc đến không ngờ về thiên chức người mẹ

trong thế giới… Những bài thơ của Vi Thùy Linh như hồ nước chứa

những cơn sóng ngầm từ bên dưới” [15, tr.130].

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã có đôi lời chia sẻ với

khán giả, về việc thử “giải mã Vi Thùy Linh là ai”, với ông, “Vi

Thùy Linh trước hết là một cô gái Hà Nội, là cô gái của thế kỷ XX

gối đầu lên thế kỷ XXI, một cô gái làm thơ. Thứ hai, đó là một nhà

thơ làm dậy sóng thi đàn bằng những bài thơ của mình. Vi Thùy Linh

còn là một người thuộc thế hệ 8X không chịu ngồi yên, không chỉ để

thơ nằm trên giấy mà còn kéo thơ sang âm nhạc, hội họa, vũ đạo…Vi

Thùy Linh - một người không khoan nhượng, không thỏa hiệp, mặc

khen, mặc chê, vẫn đi tiếp trên con đường sáng tạo nghệ thuật của

mình” - Phạm Xuân Nguyên đã không ngại ngần bày tỏ sự ngưỡng

mộ đối với sức sáng tạo dồi dào của nữ nhà thơ trẻ này [27].

Nhìn chung, những bài phỏng vấn, những nhận định kể trên

đều dành cho Vi Thùy Linh những tình cảm trân trọng và đánh giá

cao sự già dặn trong sáng tác. Các tác giả có cùng quan điểm rằng

thơ Vi Thùy Linh giàu cá tính, ngập tràn khát vọng sống và khát

vọng yêu. Thơ Vi Thùy Linh ẩn chứa nỗi niềm cô đơn của một thiếu

nữ - đàn bà và những nghĩ suy thâm trầm về thiên chức của người mẹ

trong thế giới. Họ cũng chỉ ra rằng Vi Thùy Linh táo bạo và quyết

liệt trong sáng tạo.

2.2. Trái ngược với những đánh giá tích cực là sự hoài nghi về khả

năng chinh phục độc giả và sức lan tỏa của thơ Vi Thùy Linh.

Trong bài viết Thơ nữ: giới là một vấn đề, Nhã Thuyên thành

thật chỉ ra những hạn chế của Vi Thùy Linh. “Thơ Linh nhiều lời,

nhiều mĩ từ và đại ngôn. Bút pháp thơ Vi Thùy Linh thuộc về một

quan niệm thẩm mĩ đã bị vượt qua và nhất là không còn sức khơi

gợi” [43].

Trong bài Vi Thùy Linh, nhục cảm sáng tạo, Thụy Khuê có

viết “Những đoạn thơ trí tuệ của Linh có nhiều câu không tự nhiên,

dùng những chữ lớn mà rỗng” [13].

Tác giả Nguyễn Thanh Sơn đã bày tỏ đầy đủ ý kiến của

mình về thơ Vi Thùy Linh trong bài viết Linh ơi!. Theo tác giả,

“trong thơ Vi Thùy Linh đầy những từ ngữ to tát, những đại ngôn,

hàm ngôn, những diễn dịch tối nghĩa. Đó là sản phẩm của mặc cảm

chưa thành người lớn”. Nguyễn Thanh Sơn quả quyết “Dù rằng

ngôn ngữ có vẻ hiện đại, chất đầy những phần mềm, cập nhật, mã

hoá, nhưng không vì thế mà rõ ràng hơn, và nhất là, hay hơn” [32].

Từ chối gọi những dòng như thế trong thơ Linh là thơ, Nguyễn

Thanh Sơn nói rằng, ông hy vọng những sáng tác sau trên con đường

thi ca của Vi Thùy Linh sẽ hạn chế dần đại ngôn sáo rỗng và có được

những vẫn thơ chân thành, có giá trị [32].

Trong vòng 15 năm, Vi Thùy Linh cho ra đời 5 tập thơ mà

tập nào cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Tuy nhiên,

hầu hết các bài viết đều mang tính chất điểm sách hoặc chỉ đề cập

đến một phương diện nào đó trong thơ Vi Thùy Linh. Chưa có công

trình nghiên cứu nào bao quát toàn diện thế giới nghệ thuật thơ Vi

Thùy Linh. Đó là cơ sở để chúng tôi mạnh dạn triển khai đề tài của

mình, từ những gợi ý quý báu của những người đi trước.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Những phương diện nội dung và nghệ thuật làm nên Thế giới

nghệ thuật thơ Vi Thùy Linh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Các tập thơ của vi Thùy Linh gồm: Khát (Nxb Hội Nhà văn,

Hà Nội, 1999), Linh (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000, Nxb Phụ nữ tái

bản, 2007), Đồng tử (Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2005, tái bản,

2006), ViLi in love (Nxb Thanh Niên, 2008), Phim đôi - Tình tự chậm

(Nxb Thanh Niên, 2010), Chu du cùng Ông nội, (Nxb Kim Đồng, Hà

Nội, 2011).

4. Mục đích nghiên cứu

Chỉ ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong tác

phẩm của Vi Thùy Linh để thấy được nét độc đáo trong sáng tác của

tác giả so với những cây bút đương thời, qua đó lí giải thêm về hiện

tượng Vi Thùy Linh, những đóng góp của nhà thơ đối với thơ Việt

Nam đương đại.

5. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

5.1.Phương pháp hệ thống – cấu trúc

5.2. Phương pháp phân tích

5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Ngoài ra, để phục vụ việc nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng

một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Thơ Vi Thùy Linh trong dòng chảy của thơ Việt

Nam sau 1986

Chương 2: Thơ Vi Thùy Linh – Thế giới cái tôi trữ tình đa sắc

Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật trong thơ Vi Thùy

Linh

Chương 1

THƠ VI THÙY LINH TRONG DÒNG CHẢY CỦA THƠ VIỆT

NAM SAU 1986

1.1. Thơ Việt Nam sau 1986 – Những sắc màu nghệ thuật mới

1.1.1. Những đổi mới về quan niệm nghệ thuật

Công cuộc đổi mới năm 1986 đã đem đến cho văn học Việt

Nam nói chung và thơ ca nói riêng những đổi thay rất lớn trong việc

khám phá và phản ánh hiện thực - hiện thực đời sống, hiện thực tâm

trạng. Đổi mới ở đây không có nghĩa là li khai với truyền thống.

Việc đổi mới này là hệ quả của việc tiếp thu những ảnh

hưởng của thơ ca phương Tây trong quá khứ và đương đại, là sự tiếp

bước những người đi trước, đồng thời nó cũng in dấu bản lĩnh, bản

sắc của các nhà thơ trẻ Việt Nam. Ta có thể thấy điều này trong sự

đổi mới về đề tài, nội dung, chủ đề của các tác phẩm.

Đổi mới thơ bắt đầu từ việc đổi mới quan niệm về thơ và nhà

thơ. Các nhà thơ sau 1986 đã xác lập trở lại những giá trị bị đánh mất

của thơ, trong đó đáng chú ý nhất là ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong thơ

thường được coi như một phương tiện truyền tải chứ chưa xem nó là

một phương tiện sáng tạo.. Các nhà thơ trong thời kì đổi mới đặc biệt

chú ý khai thác yếu tố ngữ âm trong câu thơ, bài thơ. Hiệu quả thẩm

mỹ mà câu thơ, bài thơ muốn đạt được là nhạc tính.

1.1.2. Những thành tựu bước đầu

Từ sau đại hội VI của Đảng 1986 đến nay, nền văn học đã có

bước chuyển mình và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Cụ

thể là, giữa văn học và đời sống có sự gắn bó chặt chẽ hơn. Vai trò

chủ thể của nghệ sĩ được coi trọng và phát huy mạnh mẽ. Có những

tài năng mới xuất hiện đã gây được tiếng vang tích cực trong dư luận.

Về nghệ thuật, thơ sau 1986 đã có sự biến đổi về thể loại.

Điều này được biểu hiện cụ thể bằng sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ

truyền thống, sự xuất hiện thơ tự do, thơ văn xuôi và sự nở rộ của

trường ca. Ngôn ngữ thơ vừa đậm chất đời thường vừa giàu chất

tượng trưng.

1.2. Thơ Vi Thùy Linh – sắc riêng của thơ ca Việt Nam sau 1986

1.2.1. Vi Thùy Linh – sự táo bạo và quyết liệt trong sáng tạo

Với tâm huyết sáng tạo và đổi mới thi ca trong tâm thế của

người làm tiếng Việt, muốn góp sức mình vào sự duy trì và sinh sôi

vẻ đẹp, sự phong phú, biểu cảm của tiếng Việt, qua 15 năm, với 6 tập

thơ riêng, Vi Thùy Linh đã là một tác giả đương đại gây chú ý cao

trong các tác giả trẻ. Điều ấy được chứng minh một cách thuyết phục

qua các tập thơ, cũng như các đêm thơ luôn gây được sự chú ý trong

giới văn nghệ, báo chí và công chúng cả nước. Vi Thùy Linh đã ghi

tên mình một cách đầy ấn tượng trong làng thơ trẻ và trong lòng công

chúng yêu thơ. Dù ở mỗi người, ấn tượng đó khác nhau nhưng chúng

ta không thể không công nhận Vi Thùy Linh là một hiện tượng.

Mười lăm năm - Vi Thuỳ Linh đã trở thành một hiện tượng

khuấy động mạnh mẽ trong đời sống thơ Việt. Có thể nói, mỗi xuất

hiện mới của Vi Thuỳ Linh đều làm bận rộn cả người đọc lẫn giới

truyền thông. Sự táo bạo và quyết liệt của Vi Thùy Linh khi tham gia

vào công cuộc hiện đại hóa thơ thể hiện rõ ở ý thức về việc đổi mới

ngôn ngữ.

Với niềm đam mê, nhiệt huyết lao động, khả năng tìm tòi

sáng tạo cho thơ, Vi Thùy Linh đã gặt hái được những thành tựu rất

khả quan và đáng kể. Trên thi đàn Việt Nam đương đại, Vi Thùy

Linh đang thực sự là một nữ thi sĩ trẻ, có ý thức cách tân mãnh liệt

trong thơ ca, một hiện tượng đầy sáng tạo, một nguồn thi cảm dào dạt

và khả năng biểu đạt mới lạ, một tinh thần dấn thân vì nghệ thuật.

1.2.2. Thơ Vi Thùy Linh – thơ của người “làm tiếng Việt”

Khi cầm bút bắt đầu viết một bài thơ, Vi Thùy Linh thực hiện

chuyến du hành thế giới của mình, thế giới của nghệ thuật – tình yêu

trinh khiết, thiêng liêng và đẹp đẽ nhất mà tinh thần tác giả có thể tạo

dựng. Trong các bài thơ của Vi Thùy Linh, độc giả đễ dàng nhận

thấy việc sử dụng xen lẫn tiếng nước ngoài để tạo từ, để làm mới câu

chữ của thơ mình. Nhưng dù sử dụng tiếng Anh hay tiếng Pháp trong

thơ thì tác giả cũng không ngoài mục đích làm cho tiếng Việt càng

trong sáng hơn, phong phú và tinh tế hơn. Người đọc vẫn cảm nhận

được rằng thơ Vi Thùy Linh – thơ của người “làm tiếng Việt”.

Chương 2

THƠ VI THÙY LINH - THẾ GIỚI CÁI TÔI

TRỮ TÌNH ĐA SẮC

2.1. Chân dung tâm hồn của người đàn bà – thiếu nữ

2.1.1 Những khát khao thành thật

Là nhà thơ trẻ, Vi Thùy Linh luôn khát khao được thể hiện cái

tôi trước cuộc đời, cái tôi bản thể mang tính khác biệt. Tác giả phát

biểu rằng mình luôn muốn tạo sự độc đáo riêng biệt trong lối tư duy,

diễn đạt và hình ảnh. Tác giả muốn làm những điều chưa ai làm, hoặc

không ai làm được, khó “nhái” được, dù cho vì sự tiên phong mạnh

mẽ, chị đã chịu nhiều thiệt thòi, cô lập, thậm chí là sự “tấn công” của

những người bảo thủ, tư duy cũ. Trong đời và trong thơ, Vi Thuỳ Linh

không muốn là cô gái bị gọi nhầm tên hay nhớ nhầm sang khuôn mặt

khác.

Nỗi buồn trong Vi Thùy Linh đến từ cảm cảm giác bất lực

nhìn những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời bình thản trôi qua.

Đó là những âu lo, những suy tư cùng với khát vọng níu giữ bước đi

tàn nhẫn của thời gian, khát vọng được sống mãi cùng tuổi trẻ, thỏa

sức tận hưởng thời xuân sắc

Thơ Vi Thùy Linh trong sáng, lành mạnh. Là trường hợp khá

đặc biệt trong thơ Việt hiện đại, bởi trong thơ chị đầy ắp những cảm

xúc thèm có con, những cảm xúc về tình mẫu tử. Một cô gái mới 20

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!