Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THẦY TĂNG MỞ NƯỚC - LÝ CÔNG UẨN (b) pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LÝ CÔNG UẨN (b)
Đêm khuya không dám dang chân ruỗi
Vì ngại non sông xã tắc xiêu
Lý Công Uẩn.
Mùa đông năm ấy, quan đề đốc Đào Cam Mộc thấy quân sĩ đã luyện tập thành
thục, lương thực dồi dào liền vào bệ kiến xin đi dẹp giặc Mường, đang nổi loạn ở
Thạch Thành (thuộc về tỉnh Thanh Hoá bây giờ). Vua Đại Hành hội họp bách
quan lại nghĩ kế. Thái sư Phạm Cự Lượng bàn rằng :
- Kể từ khi Ngô Vương Quyền khởi binh ở Á Châu ra đánh quân Nam Hán thống
nhất giang sơn, cho tới nay có ngoài 40 năm. Tuy trong khoảng thời gian đó, chính
quyền đã thiết lập vững chắc, nhưng ở vài nơi dân chúng vẫn không chịu tôn trọng
mệnh lệnh của triều đình. Với những tập quán, phong tục lạc hậu, lại thêm chiến
tranh tàn khốc làm kiệt quệ điều kiện sinh hoạt của họ, dân ở những nơi này bị bỏ
rơi, đâm oán thù các nhà cầm quyền bất lực không ban hành được những biện
pháp cần thiết khả dĩ bảo đảm được tài sản và tính mạng của họ, nên kèn cựa
muốn thoát khỏi thế lực của triều đình và thiết lập một giang sơn tự chủ mặc sức
vẫy vùng. Tỉ như dân Mường ở 49 động Hà Man, trải qua các triều đình bị ức hiếp,
đè nén bóc lột đến xương tuỷ, nhưng vì thế yếu nên nuốt hờn tạm qui phục. Bị bóc
lột, ức hiếp là một cái khổ trong thời bình, nhưng đến khi loạn lạc thì triều đình lại
không nhìn nhận đến, “sống chết mặc bây”, dân “dã man”, “dị chủng”, làm cho họ
uất ức mà làm liều. Quân đội anh dũng của ta có sợ gì một nhóm quân phiến loạn
đó. Chỉ một trận là quét sạch hết, nhưng chiếm đất thì dễ, mà cai trị thì khó.
Một nơi như 49 động Hà Man, núi non trùng điệp điệp, khí hậu nặng nề dễ sinh ra
nhiều bệnh tật hiểm nghèo. Một nắm quân ốm yếu, với một số ít quan lại không
phải là một lực lượng hùng hậu có thể áp đảo được chúng. Không lẻ mỗi lần có
nổi loạn, triều đình lại cử binh đi tiểu trừ, như thế chỉ thêm hao người tốn của rút
cuộc về phương diện chính trị, ta vẫn không thu được kết quả gì.
Vua Đại Hành gật đầu phán hỏi :
- Vậy theo như ý khanh thì nên xử thế nào cho phải ?
- Thần xin hiến một kế mọn : Ta cho người đi phao tin rằng Hoàng Thượng về
kinh lý hạt Thạch Thành để phủ dụ trăm họ, phân phát thóc gạo cho người nghèo,
chứ không có ý gây chiến tranh với dân. Như thế thì dân sẽ không sợ ta mà lại
muốn gần ta, giặc không có dân ủng hộ thì không đủ sức mà đánh lâu, dần cũng
phải tan. Thảng hoặc có nơi nào ra mặt chống cự thì ta hãy trừng trị. Bắt được giặc,
hãy cho ăn uống tử tế, cấp quần áo, rồi tha cho về, lại chiêu dụ những kẻ có thế lực
ở vùng đó về hàng, phong quan tước cho. Đó là những lợi khí rất hiệu nghiệm để
thu phục nhân tâm một cách rất nhanh chóng. Khi nào bình định xong đất Hà Man,
ta sẽ chọn một người nào có tín nhiệm của dân, lập lên làm chủ, đặt vươnglễ, lập
triều nghi, trả lại sự tự do cho họ, chỉ bắt hàng năm phải triều cống và chịu nhận
làm thần tử suốt đời. Có như thế thì triều đình mới không lo có sự âm mưu phản
nghịch, và nếu các dư đảng của nhà Đinh có muốn hoạt động trong dân chúng
cũng không đủ điều kiện để bành trướng thế lực được.
Vua cả mừng phán :
- Khanh bàn rất hợp ý trẫm. Nếu được ngày hoàng đạo, trẫm sẽ thân xuất binh đi
chinh phạt. Trong khi vắng mặt, khanh giúp thái tử Long Việt trông nom việc triều
chính, trừ có việc gì khẩn cấp hãy phi báo, còn ngoài ra, trẫm cho phép khanh
được giải quyết lấy.
Văn quan là Từ Mục can rằng :