Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan thi hành án dân sự địa phương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TÔ MINH TÂM
THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI
CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
ĐỊA PHƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS TRƯƠNG ĐẮC LINH
Tp. Hồ Chí Minh – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu sử
dụng trong bài viết là chính xác và trung thực. Nếu có sai trái, tôi xin chịu trách
nhiệm trước Hội đồng chấm điểm và nhà trường theo Quy chế đào tạo sau đại
học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
TP.HCM, ngày 05 tháng 10 năm 2013
Người cam đoan
Tô Minh Tâm
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THANH TRA,
KIỂM TRA ĐỐI VỚI CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỊA
PHƯƠNG ....................................................................................................... 5
1.1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự
địa phương .. ............................................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự
địa phương ....................................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự
địa phương ....................................................................................... 10
1.1.3. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án
dân sự địa phương ........................................................................ 11
1.2. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân
sự địa phương ........................................................................................ 15
1.2.1. Nguyên tắc thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương ............................................................................................ 15
1.2.2. Nguyên tắc kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương ............................................................................................ 19
1.3. Chủ thể thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành
án dân sự địa phương ........................................................................... 21
1.3.1. Chủ thể có thẩm quyền thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân
sự địa phương ................................................................................ 21
1.3.2. Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân
sự địa phương ................................................................................. 24
1.4. Nội dung thanh tra, kiểm tra trong hoạt động thi hành án dân sự
địa phương ............................................................................................ 25
1.4.1. Nội dung thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương ........................................................................................... 25
1.4.2. Nội dung kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương
..................................................................................................................... 28
1.5 . Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan
Thi hành án dân sự địa phương .......................................................... 31
1.5.1. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án
dân sự địa phương .......................................................................... 31
1.5.2. Thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan
Thi hành án dân sự địa phương ...................................................... 34
1.5.3. Kết luận và thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đối với cơ
quan Thi hành án dân sự địa phương ............................................ 35
Kết luận Chương 1 ............................................................................................ 39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI
CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG (TỪ THỰC
TIỄN TỈNH LONG AN) VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 40
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên - xã hội tỉnh Long An và các cơ
quan Thi hành án dân sự tại tỉnh Long An ..................................... 40
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Long
An .................................................................................................... 40
2.1.2. Một vài nét về công tác tư pháp tỉnh Long An ........................... 40
2.1.3. Các cơ quan Thi hanh án dân sự tỉnh Long An ......................... 41
2.1.4. Tình hình thi hành án dân sự tại tỉnh Long An ............................... 43
2.2 . Thực trạng hoạt động thanh tra đối với cơ quan Thi hành án
dân sự địa phương và kiến nghị ........................................................ 44
2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ
đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương ... ................... 44
2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp
đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương ................... 45
2.2.3. Nhận xét và kiến nghị về hoạt động thanh tra đối với các cơ
quan Thi hành án dân sự địa phương ............................................ 51
2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân
sự địa phương và kiến nghị .................................................................... 62
2.3.1. Thực trạng hoạt động kiểm tra của Tổng Cục Thi hành án dân sự
đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương ....................... 62
2.3.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra của các cơ quan Thi hành án
dân sự địa phương .......................................................................... 67
2.3.4. Nhận xét và kiến nghị về hoạt động kiểm tra đối với các cơ
quan Thi hành án dân sự địa phương ............................................ 79
Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng, là một hoạt
động nhằm đưa Bản án, Quyết định về phần dân sự của Toà án, quyết định của Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại đã có hiệu
lực pháp luật ra thi hành trên thực tế.
Việc các Bản án, Quyết định của Toà án được thi hành đúng pháp luật trên
thực tế không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn có ý nghĩa trong
việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác thi hành án dân sự
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp, đã có nhiều quan tâm
chỉ đạo, ban hành các Nghị quyết, uật và các văn bản dưới luật về v n đề này.
Ngày 14/11/2008, Quốc hội khoá XII thông qua uật Thi hành án dân sự, theo đó
việc tổ chức và quản lý thi hành án dân sự thay đổi, cơ quan Thi hành án dân sự
được tổ chức theo hệ thống thống nh t từ trung ương xuống địa phương, các quy
định về thi hành án dân sự chặt chẽ hơn, bảo đảm sự quản lý các cơ quan Thi hành
án dân sự tập trung thống nh t, tổ chức và hoạt động của các cơ quan Thi hành án
dân sự từng bước được kiện toàn đi vào nề nếp, về chuyên môn nghiệp vụ đã có
nhiều chuy n biến tích cực đạt được nhiều kết quả khả quan.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được, công tác thi hành án dân sự hiện
v n còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng m c cần phải được giải quyết. Hiệu quả công
tác thi hành án dân sự đạt được chưa thật sự bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ; Hoạt động thi hành án chưa thật sự đảm bảo được tính công bằng và
nghiêm minh của pháp luật; Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt một số kết
quả nhưng còn những vụ việc tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết; Công tác ch p
hành kỷ cương, kỷ luật của một số cán bộ, công chức thi hành án chưa nghiêm, v.v.
Đây là v n đề r t bức xúc đang đặt ra trong công tác thi hành án dân sự hiện
nay. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, như: Hệ thống các văn bản pháp lý về
thi hành án dân sự chưa đầy đủ, chậm được bổ sung, sửa đổi kịp thời; Công tác
thanh tra, ki m tra thi hành án dân sự chưa được chú trọng đúng mức.
2
Vì vậy, đ giải quyết tình trạng trên và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án
dân sự, chúng ta cần nghiên cứu đề ra các giải pháp đồng bộ, thống nh t trong công
tác thi hành án dân sự, đặc biệt là công tác thanh tra, ki m tra đối với các cơ quan
Thi hành án dân sự địa phương. Vì công tác thanh tra, ki m tra thi hành án dân sự là
nhiệm vụ thiết yếu, thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân
sự; thông qua đó phát hiện những khuyết đi m, vi phạm, giúp cho cơ quan Thi hành
án dân sự kh c phục, rút kinh nghiệm và xử lý kịp thời, đảm bảo các bản án, quyết
định của Tòa án được thi hành triệt đ , chính xác, đầy đủ, đúng pháp luật. Công tác
thanh tra, ki m tra thi hành án dân sự còn giúp cơ quan quản lý nhà nước về thi
hành án dân sự xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về
công tác thi hành án dân sự.
Với t t cả những lý do trên, tôi chọn Đề tài “ h nh t t ơ
u n th h nh n n hương làm luận văn thạc sĩ luật chuyên ngành uật
hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về v n đề thi hành án
dân sự, như: Đề tài nghiên cứu khoa học c p Bộ “Mô hình quản lý thống nhất công
tác thi hành án", mã số 96-98- 027/ĐT do Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp
chủ trì thực hiện; Đề tài c p Nhà nước đang thực hiện: “ uận cứ khoa học của việc
đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới” do Bộ
Tư pháp chủ trì; Đề tài: “Thi hành án dân sự, thực trạng và hướng hoàn thiện của
Dự án VIE/98/001” do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện dự án. iên quan đến thi hành
án dân sự còn có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, như: uận án tiến sĩ luật
học “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn
Thanh Thuỷ (bảo vệ năm 2008 tại Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh); uận án tiến sĩ luật học “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thi
hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Quang Thái (bảo vệ năm 2008
tại Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh); Các uận văn thạc sĩ
luật học như: “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và
hướng hoàn thiện" của tác giả Nguyễn Công ong; “Hoàn thiện pháp luật thi hành
án dân sự" của tác giả Nguyễn Thanh Thủy; “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
trong lĩnh vực thi hành án dân sự” của tác giả ê Thị ệ Duyên; “Xử phạt hành
chính trong thi hành án dân sự” của tác giả Hồ Chí Bửu Nghi; “Tổ chức và hoạt
động của cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí
3
Minh)” của tác giả Nguyễn Thị Huỳnh Phượng; “Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
thi hành án dân sự” của tác giả Đinh Duy Bằng. Ngoài ra, còn có một số bài báo
khoa học đăng trên các tạp chí, như: Bài viết “Thực trạng và một số kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn
Thanh Thuỷ đăng trên Tạp chí kiểm sát, số 10/2008; “Công tác ki m sát thi
hành án dân sự theo uật THADS 2008” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng
đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề Thi hành án dân sự và
v n đề xã hội hoá năm 2009; “Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức hữu quan trong thi hành án dân sự” của tác giả ê Anh Tu n
đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 10/2009; v.v.
Các công trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về thi hành án dân sự ở
những góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nào
chuyên nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về thanh tra, ki m tra đối với cơ quan
Thi hành án dân sự ở địa phương nói chung, trong đó có các cơ quan Thi hành án
dân sự tại tỉnh ong An nói riêng. Vì vậy, đề tài “Thanh tra, ki m tra đối với cơ
quan Thi hành án dân sự địa phương” của luận văn này không tr ng l p với các
công trình đã được công bố ở nước ta những năm gần đây.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những v n đề lý luận, pháp lý và thực tiễn thanh tra, ki m
tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương, tác giả luận văn đề xu t các giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thanh tra, ki m tra đối với các cơ quan Thi
hành án dân sự ở địa phương nước ta nói chung, các cơ quan Thi hành án dân sự tại
tỉnh ong An, nơi tác giả công tác nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Đ đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về về thanh tra, ki m tra đối với cơ quan
Thi hành án dân sự địa phương.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh tra, ki m tra đối với cơ quan Thi hành
án dân sự tại tỉnh ong An, nơi tác giả đang công tác.
- Đề xu t các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, ki m tra đối với
cơ quan Thi hành án dân sự địa phương nói chung, ở tỉnh ong An nói riêng.
4
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành luật hành chính, tác
giả chỉ tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, pháp lý và thực trạng về thanh tra,
ki m tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
uận văn tập trung khảo sát thực tiễn hoạt động thanh tra, ki m tra đối với các
cơ quan Thi hành án dân tại tỉnh ong An, nơi tác giả đang công tác và trong thời
gian những năm gần đây (từ năm 2009 đến năm 2013), k từ khi uật Thi hành án
dân sự năm 2008 có hiệu lực thi hành (01/7/2009).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quan đi m duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác- ênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, tác giả sử dụng các
phương pháp cụ th như: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê, v.v. đ giải quyết những v n đề đặt ra của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
- uận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, có tính hệ thống về thanh tra,
ki m tra đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương ở nước ta.
- Một số kiến nghị của tác giả nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và thực
tiễn hoạt động thanh tra, ki m tra đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương nếu được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham khảo, tiếp thu sẽ góp
phần đổi mới và tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, ki m tra đối với
công tác thi hành án dân sự ở nước ta nói chung và công tác thi hành án dân sự ở địa
phương nói riêng.
- uận văn còn là tài liệu tham khảo cho giảng viên, học viên, sinh viên
chuyên ngành luật hành chính và những người làm công tác thực tiễn liên quan đến
lĩnh vực thi hành án dân sự, cũng như ai quan tâm đến đề tài này.
7. Cơ cấu của Luận văn
uận văn ngoài ời mở đầu, Kết luận, các Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo, gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi
hành án dân sự địa phương.
Chương 2: Thực trạng về thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân
sự địa phương (từ thực tiễn tỉnh Long An) và kiến nghị.