Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thành phần hóa học của tinh dầu Riềng một lá potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thành phần hóa học của tinh dầu Riềng một lá (Elettariopsis unifolia (Gagnep.)
M.F. Newman) thu tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Cập nhật ngày 8/9/2010 lúc 3:48:00 PM. Số lượt đọc: 747.
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa nên hệ thực vật rất đa dạng và phong phú,
trong đó nhóm cây thuốc và cây tinh dầu ngày càng được khẳng định là rất dồi dào và
độc đáo. Trải qua nhiều năm điều tra nghiên cứu, tính đến nay ở nước ta đã có hơn 3.800
loài cây thuốc và hơn 600 loài cây tinh dầu.
Họ Gừng (Zingiberaceae) trên thế giới có hơn 1.200 loài và 53 chi, có nguồn gốc ở vùng
nhiệt đới Châu Á, còn ở Việt Nam có 131 loài thuộc 18 chi. Họ Gừng là thành phần quan
trọng trong nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới và cũng đóng một vai trò quan trọng trong
nhóm cây tầng dưới tán. Từ nhiều thế kỷ nay, nhiều loài cây họ Gừng đã và đang được
khai thác, sử dụng để làm thực phẩm (gia vị, mứt, kẹo…), dược liệu, hương liệu, mỹ
phẩm, phẩm màu thực phẩm v.v…
Trong họ Gừng, các nhà khoa học chủ yếu tập trung nghiên cứu các chi Gừng (Zingiber),
chi Nghệ (Curcuma), chi Riềng (Alpinia), chi Sa nhân (Amomum). Còn một số chi khác,
trong đó có chi Tiểu đậu (Elettariopsis) ít được quan tâm nghiên cứu. Theo “Danh lục các
loài thực vật Việt Nam”, chi Tiểu đậu có 2 loài, trong đó thành phần hoá học của tinh dầu
Riềng một lá (Elettariopsis unifolia (Gagnep.) M. F. Newman) cho tới nay chưa thấy
công bố trong tài liệu nào. Trong đợt điều tra khảo sát tại xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn, chúng tôi đã gặp cây Riềng một lá mọc hoang dưới tán rừng Hồi. Lá và thân rễ
đều có mùi thơm. Vì vậy, chúng tôi đã thu mẫu và xác định hàm lượng tinh dầu, cũng
như thành phần hoá học của nó. Trên cơ sở này, có thể tìm được những công dụng mới
của cây Riềng một lá. Dưới đây là kết quả nghiên cứu bước đầu của chúng tôi.
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây Riềng một lá, được thu vào tháng 9 năm 2006 tại xã Tân Tri,
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Hàm lượng tinh dầu được xác định bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước
có hồi lưu.