Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thành lập atlas kiến trúc - cấu tạo quặng Việt Nam. Biên tập để xuất bản 04 atlas kiến trúc đá và quặng (magma, biến chất, trầm tích và quặng) - Atlas kiến trúc và cấu tạo quặng ở Việt Nam - Atlas kiến trúc và cấu tạo các đá magma ở Việt Nam
PREMIUM
Số trang
116
Kích thước
8.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
840

Thành lập atlas kiến trúc - cấu tạo quặng Việt Nam. Biên tập để xuất bản 04 atlas kiến trúc đá và quặng (magma, biến chất, trầm tích và quặng) - Atlas kiến trúc và cấu tạo quặng ở Việt Nam - Atlas kiến trúc và cấu tạo các đá magma ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé Tµi nguyªn vµ m«i tr−êng

viÖn nghiªn cøu ®Þa chÊt vµ kho¸ng s¶n

---------------------***--------------------

atlas kiÕn tróc vµ cÊu t¹o c¸c ®¸ magma

ë ViÖt nam

ViÖn tr−ëng

ViÖn NC §Þa chÊt vµ Kho¸ng s¶n

PGS.TS. NguyÔn Xu©n KhiÓn

Chñ nhiÖm ®Ò tµi

TS. NguyÔn V¨n Häc

6379-4

21/5/2007

Hµ Néi, 2006

Bé Tµi nguyªn vµ m«i tr−êng

viÖn nghiªn cøu ®Þa chÊt vµ kho¸ng s¶n

---------------------***--------------------

Chñ nhiÖm: TS. §Æng V¨n Can

Nh÷ng ng−êi tham gia: Vò Ngäc Anh

Ban biªn tËp: TS. NguyÔn V¨n Häc (chñ biªn),

TS. §Æng V¨n Can

atlas kiÕn tróc vµ cÊu t¹o c¸c ®¸ magma

ë ViÖt nam

Thuéc ®Ò tµi: “Thµnh lËp atlas kiÕn tróc - cÊu t¹o quÆng ViÖt Nam;

Biªn tËp ®Ó xuÊt b¶n 04 atlas kiÕn tróc - cÊu t¹o ®¸ vµ quÆng

(magma, biÕn chÊt, trÇm tÝch vµ quÆng)”

Hµ Néi, 2006

MỤC LỤC

Mở đầu

Trang

2

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO

ĐÁ MAGMA

5

I.1 Khái niệm, định nghĩa kiến trúc và cấu tạo 5

I.2 Giải thích các kiến trúc và cấu tạo đá magma được mô tả trong atlas 5

CHƯƠNG II: CÁC KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO ĐÁ MAGMA VIỆT

NAM

12

II.1 Các kiến trúc và cấu tạo nhóm đá acid

(granit-ryolit và granodiorit-dacit)

13

II.2 Các kiến trúc và cấu tạo của nhóm đá trung tính (diorit-andesit) 34

II.3 Các kiến trúc và cấu tạo của nhóm đá bazơ (gabro-basalt) 43

II.4 Các kiến trúc và cấu tạo của nhóm đá siêu bazơ 56

II.5 Các kiến trúc và cấu tạo của nhóm đá á kiềm (syenit-trachyt) 69

II.6 Các kiến trúc và cấu tạo của nhóm đá kiềm (syenit nephelin) và

gabroid – lamproit kiềm

76

KẾT LUẬN 81

BẢNG TRA CỨU 82

VĂN LIỆU THAM KHẢO 83

2

Mở đầu

Từ năm 1955 đến nay, công tác nghiên cứu địa chất nói chung và magma nói riêng ở

Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả to lớn. Các thành tạo magma được các nhà địa chất

phân chia thành các phức hệ, thành hệ magma. Trong những năm gần đây, một số loại đá

magma mới đã được phát hiện ở Việt Nam (ví dụ basalt komatiit ở Nậm Muội, đới Sông Đà,

đá lamproit kiềm ở Tây Bắc…). Trong các báo cáo địa chất và magma, các kiến trúc, cấu tạo

của các đá magma có được trình bày, song cho đến nay chưa có một công trình tổng hợp nào

về các kiến trúc- cấu tạo của các đá magma ở Việt Nam được xuất bản; thậm chí chưa có

sách dịch nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu có cơ sở đối sánh, tra cứu, xác định chính xác

kiến trúc - cấu tạo đá magma. Cho đến nay ngành địa chất mới chỉ xuất bản atlas cổ sinh

Việt Nam.

Trong công tác địa chất, một việc rất quan trọng là công tác xác định đá, mà “…để

xác định đá thì yếu tố quan trọng nhất là kiến trúc và thành phần khoáng vật…” (E.S.

Fedorov, 1896). Tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, do hiểu rõ tầm quan trọng của việc

xác định bản chất nguồn gốc của các đá dựa trên đặc điểm kiến trúc - cấu tạo của nó, nên

trong công tác điều tra nghiên cứu địa chất họ có những đầu tư to lớn cho việc tổng hợp,

xuất bản những atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma, cũng như các đá trầm tích và biến chất,

không những trong phạm vi quốc gia, mà còn trong phạm vi khu vực và thế giới. Chẳng hạn

như ở Liên Xô trước đây đã xuất bản ba tập “ Các kiến trúc đá” năm 1948 và ba tập “ Kiến

trúc và cấu tạo của các đá magma và biến chất” của IU. IR. Polovikina được xuất bản năm

1966, nhiều sách atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma ở các vùng riêng biệt cũng được xuất

bản.

Ba tập “ Kiến trúc và cấu tạo của các đá magma và biến chất” của IU. IR. Polovikina

(bản tiếng Nga, 1966) gần như đã trở thành sách cẩm nang tra cứu của các phòng phân tích

thí nghiệm thạch học, của các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các trường Đại học địa chất

ở Việt Nam. Thấy rõ ý nghĩa quan trọng của ba tập sách này đối với công tác tra cứu, so

sánh và xác định các kiến trúc và cấu tạo đá magma ở Việt Nam, từ năm 1999, chúng tôi đã

tiến hành dịch cuốn “ Kiến trúc và cấu tạo của các đá magma và biến chất” phần 2, tập I (các

đá magma) và nghĩ rằng đã đến lúc cần phải xây dựng “ Atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma

Việt Nam”. Với nhận thức nêu trên, phòng Khoáng vật thuộc Viện Nghiên cứu Địa chất và

3

khoáng sản, được lãnh đạo Viện ủng hộ, đã mạnh dạn đề xuất xây dựng đề tài nghiên cứu

khoa học “ Thành lập atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam ”.

Ngày 17 tháng 5 năm 2001, Bộ Công Nghiệp (bên A) đã ký hợp đồng nghiên cứu

khoa học số 076 RD/HĐ-CNCL với Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (bên B), giao

cho bên B thực hiện đề tài “ Thành lập atlas kiến trúc -cấu tạo đá magma Việt Nam”. Ngày

22 tháng 5 năm 2001, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản ra quyết định

phiếu giao việc số 42/GV-KH giao cho phòng nghiên cứu Khoáng vật đề tài “ Thành lập

atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam ” do TS. Đặng Văn Can làm chủ nhiệm với

nhiệm vụ hoàn thành atlas nhóm đá magma acid.

Ngày 28 tháng 3 năm 2002, Bộ Công Nghiệp (bên A) đã ký hợp đồng nghiên cứu

khoa học số 44 RD/HĐ-CNCL với Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (bên B) , giao

cho bên B tiếp tục thực hiện đề tài “ Thành lập atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam

”. với nhiệm vụ hoàn thành atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam, bao gồm các nhóm

đá magma trung tính, bazơ, siêu bazơ và đá kiềm với số ảnh là 130 ảnh.

Với tinh thần nỗ lực hết mình, đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ “ Thành lập atlas kiến

trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam ”, atlas được xây dựng công phu gồm 160 ảnh, trong đó

bao gồm: nhóm đá acid - 63 ảnh, nhóm đá trung tính - 18 ảnh, nhóm đá bazơ - 25 ảnh, nhóm

siêu bazơ - 36 ảnh và nhóm đá kiềm - 18 ảnh, trong đó mỗi ảnh đều có tên gọi đá, nơi lấy

mẫu, chế độ chụp, có kèm tên khoáng vật viết tắt trên ảnh; mỗi ảnh đều có thuyết minh tóm

tắt đặc điểm thành phần, kiến trúc hoặc cấu tạo của đá.

Ngày 19 tháng 12 năm 2002, báo cáo đã được Hội đồng nghiệm thu xét duyệt báo cáo

của Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản nhất trí thông qua, và được đánh giá có chất

lượng tốt, là tài liệu quí về khoa học và thực tiễn, có thể sử dụng phục vụ nghiên cứu và

giảng dạy.

Sau khi hoàn thành “ Atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam ”, Viện Nghiên

cứu Địa chất và Khoáng sản tiếp tục hoàn thành báo cáo “ Thành lập atlas kiến trúc - cấu tạo

đá biến chất Việt Nam “ do TS. Nguyễn Văn Học làm chủ nhiệm (12 -2004) với chất lượng

suất sắc. Atlas kiến trúc - cấu tạo các đá trâm tích Việt Nam cũng đã được Viện tiến hành

thành lập do TS. Nguyễn Xuân Khiển chủ biên.

Năm 2005, Bộ Tài Nguyên và Môi trường giao cho Viện Nghiên cứu Địa chất và

Khoáng sản triển khai đề tài “ Thành lập atlas kiến trúc – cấu tạo quặng Việt Nam; biên tập

để xuất bản 04 atlas kiến trúc – cấu tạo đá và quặng (magma, biến chất, trầm tích và quặng)”

Đối với “ Atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam ”, chúng tôi biên tập lại theo

nguyên tắc sau:

4

- Lựa chọn những kiến trúc – cấu tạo đặc trưng nhất hoặc những kiến trúc – cấu tạo

đặc biệt của các loại đá magma Việt Nam.

- Cân đối số lượng ảnh của các nhóm đá.

- Bổ sung các ảnh kiến trúc hoặc cấu tạo còn thiếu, chọn lọc các ảnh đẹp. Sắp xếp,

dàn dựng bố cục atlas theo trật tự hợp lý và khoa học.

- Hiệu chỉnh nội dung diễn giải đi kèm theo trật tự: đưa tên kiến trúc (hoặc cấu tạo)

lên đầu, tiếp theo là tên gọi đá, mô tả vắn tắt đặc điểm của các khoáng vật có mặt trong đá;

tiếp theo là số hiệu mẫu, nơi lấy mẫu, chế độ chụp ảnh, người sưu tập mẫu và người chụp

ảnh.

- Các khoáng vật có trong ảnh đều được kèm theo chữ viết tắt thể hiện tên khoáng

vật.

- Các kiến trúc và cấu tạo vẫn được mô tả theo trật tự các nhóm đá: nhóm đá acid

(granit-ryolit và granodiorit-dacit), nhóm đá trung tính (diorit – andesit), nhóm đá bazơ

(gabro-basalt); nhóm đá siêu bazơ, nhóm đá á kiềm (syenit trachyt), nhóm đá kiềm (syenit

nephelin) và gabroid-lamproid kiềm.

Atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam được bố cục gồm hai chương: Chương

I: Khái niệm, định nghĩa các kiến trúc và cấu tạo đá magma. Định nghĩa các kiến trúc hoặc

cấu tạo được mô tả theo từng nhóm đá trong atlas, mỗi tên kiến trúc được kèm thêm tiếng

Anh để tiện việc tra cứu; Chương II: Các kiến trúc và cấu tạo đá magma Việt Nam. Chương

này mô tả các kiến trúc hoặc cấu tạo theo từng nhóm đá, trong mỗi nhóm đá trật tự mô tả

đầu tiên là các đá sâu, tiếp đến là các đá nông. Cuối cùng là đá phun trào và tuf của chúng.

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn to lớn, liên quan với các đá magma ở Việt Nam, trong đó

có nhiều loại rất hiếm gặp hoặc mới phát hiện; vì vậy ngay từ khi bắt đầu triển khai chúng

tôi luôn tranh thủ tập hợp sự đóng góp ý kiến, cộng tác với các nhà khoa học trong và ngoài

Viện để bổ sung tập hợp mẫu được đầy đủ, góp phần chính xác tên gọi đá, kiến trúc và cấu

tạo của chúng.

Trong quá trình thành lập và biên tập Atlas, tập thể tác giả đã nhận được sự động viên

và giúp đỡ của Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn và nghiệp vụ có liên quan của Viện

Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng như của các đồng

nghiệp. Nhân dịp này, tập thể tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ

quý báu đó.

Do điều kiện thời gian và kinh phí đầu tư có hạn, Atlas không thể tránh khỏi những

khiếm khuyết, kể cả nội dung khoa học, cũng như hình thức thể hiện, tập thể tác giả rất

mong nhận được ý kiến góp ý của tất cả đồng nghiệp sử dụng Atlas. Xin trân trọng cám ơn.

5

CHƯƠNG I

KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA CÁC KIẾN TRÚC VÀ

CẤU TẠO ĐÁ MAGMA

I.1 ĐỊNH NGHĨA KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO

Trước khi đi vào trình bày các kiến trúc và cấu tạo đá magma, cần thiết nêu định

nghĩa kiến trúc và cấu tạo đá. Định nghĩa kiến trúc và cấu tạo đá được nêu trong chuyên

khảo “ Các đá magma” của Zavaritski (1955); IU. IR. Polovikina (1966) giữ nguyên định

nghĩa này trong công trình “ Các kiến trúc và cấu tạo đá magma và biến chất”.

Kiến trúc: là toàn bộ những dấu hiệu xác định những đặc điểm về hình thái kích

thước, hình dáng của từng hợp phần và mối quan hệ của chúng trong đá. Kiến trúc của đá

bao gồm những thuộc tính sau:

1. Mức độ kết tinh - tức là mối quan hệ tỷ lệ giữa thuỷ tinh và các cá thể kết tinh.

Mức độ kết tinh bao gồm từ toàn tinh (holocrystalline) đến toàn thuỷ tinh (holohyaline), còn

nếu có cả hai thì chúng được gọi là á kết tinh (hypocrystalline) hoặc á thuỷ tinh

(hypohyaline).

2. Số lượng và kích thước độ hạt của các hợp phần. Độ hạt - tức là mối quan hệ kích

thước tuyệt đối và tương đối của các tinh thể. Theo kích thước tuyệt đối độ hạt được phân

thành loại hạt lớn (coarse grained) với đường kính hạt > 5 mm, loại hạt vừa ( medium

grained) có đường kính hạt 1-5 mm và loại hạt nhỏ (fine grained) có đường kính hạt <1 mm.

3. Hình dáng các hợp phần bao gồm : a) dạng kết tinh; b) mức độ tự hình phụ thuộc

vào thứ tự thành tạo và sự biến đổi hình dạng đến khi nguội lạnh.

4. Mối quan hệ tỷ lệ, sự phân bố các tinh thể và vật liệu vô định hình có mặt trong đá.

Cấu tạo là đặc điểm phân bố của các khoáng vật hoặc nhóm khoáng vật cấu thành đá.

Phụ thuộc vào điều kiện thành tạo có thể xuất hiện cấu tạo đồng nhất hoặc không đồng nhất.

Các đá có cấu tạo đồng nhất phổ biến rộng rãi trong các thành tạo xâm nhập và phun trào.

I.2 GIẢI THÍCH CÁC KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO ĐÁ MAGMA ĐƯỢC MÔ

TẢ TRONG ATLAS

Trong các đá magma các kiến trúc thể hiện độ sâu thành tạo, các xâm nhập sâu có

kiến trúc toàn tinh hạt lớn; các xâm nhập nông có kiến trúc porphyr hạt nhỏ; các đá phun

6

trào thường có kiến trúc vi tinh-thuỷ tinh. Dưới đây là định nghĩa các tên kiến trúc, cấu tạo

có mặt trong atlas.

I.2.1 CÁC KIẾN TRÚC

1- Kiến trúc aplit (aplitic texture) - đá gồm thạch anh và felspar mà cả hai có độ tự

hình như nhau.

2- Kiến trúc ẩn - một loại biến thể kiến trúc hạt không đều được đặc trưng bởi một

lượng lớn hạt lớn tạo thành đám cạnh nhau, khoảng trống còn lại được lấp đầy bởi tập hợp

các hạt nhỏ hơn. Kiến trúc này được Duparc và Pearce (1905) mô tả ở gabro sẫm màu Bắc

Uran, trong đá đó thì khoảng trống giữa các tinh thể pyroxen lớn được lấp đầy bởi tập hợp

hạt nhỏ thành phần chủ yếu là plagioclas.

3- Kiến trúc ẩn tinh (cryptocrystalline texture) - đá kiến trúc hạt nhỏ mà các cá thể

khoáng vật không phân biệt được ngay cả dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn, đặc trưng

kết tinh chỉ nhận biết được nhờ tác động tổng thể của tập hợp khoáng vật dưới ánh sáng

phân cực.

4- Kiến trúc dạng porphyr (porphyraceous texture) - kiến trúc được đặc trưng bởi

sự tồn tại trong đá những ban tinh, nhìn thấy bằng mắt thường, được bao trong nền toàn tinh

có thể là hạt nhỏ, hạt vừa, và đôi khi hạt lớn. Ngoài mức độ kết tinh, nó được phân biệt với

kiến trúc porphyr bởi các ban tinh được thành tạo trong điều kiện giống như điều kiện kết

tinh của nền; sự biểu hiện của nó liên quan với thành phần hoá học của magma, tức là xác

định được có sự dư thừa cấu tử đó so với thành phần eutecti của dung thể. Sau khi phân tách

các ban tinh, dung thể còn lại được kết tinh đồng thời ở dạng hỗn hợp hạt nhỏ và thường tạo

thành mọc xen (nền granophyr hoặc nền micropegmatit). Kiến trúc dạng porphyr với nền

như vậy được gọi là kiến trúc eutectophyr.

5- Kiến trúc diabas (diabasic texture) - theo nghĩa rộng từ này đồng nghĩa với kiến

trúc ophit theo cách hiểu của người Nga, Pháp, Đức, nét đặc trưng của nó là có độ tự hình

cao của plagioclas dạng thanh hoặc dạng tấm phân bố vô trật tự, khoáng vật màu tha hình

chủ yếu là augit và chiếm khoảng trống giữa các lăng trụ plagioclas.

6 - Kiến trúc felsit (felsitic texture) - kiến trúc vi tinh của nền đá phun trào acid gồm

các thành tạo kết tinh nhỏ nhất - các hạt, sợi.

7- Kiến trúc gabro ( gabbroic texture) - kiến trúc hạt của gabro được đặc trưng bởi

dạng đẳng thước tha hình của plagioclas và khoáng vật màu. Từ đồng nghĩa: kiến trúc hạt

tha hình (allotriomorphic granular texture).

8- Kiến trúc giả hình (pseudomorphic texture) - kiến trúc do sự tồn tại giả hình của

một loại khoáng vật theo một khoáng vật khác.

7

9- Kiến trúc gian phiến (intersertal texture) - kiến trúc của basalt được đặc trưng bởi

có một lượng lớn các thanh plagioclas tạo mạng hoặc khung của đá với những khoảng trống

góc cạnh được lấp đầy bởi các thuỷ tinh hoặc các vật liệu khử thuỷ tinh.

10- Kiến trúc Giả spherolit (pseudospherulittic texture) - trong các đá núi lửa người

ta quan sát thấy những thành tạo dạng cầu gồm các sợi toả tia của hai khoáng vật (ví dụ

thạch anh và feldspar). Thuật ngữ này dùng để phân biệt với spherolit đơn khoáng.

11- Kiến trúc granophyr (granophyric texture) kiến trúc của một số đá acid cũng

như trung tính (dacit, porphyr thạch anh) gồm các mầm mọc xen có qui luật của felspar và

thạch anh. Nguồn gốc của kiến trúc này trước đây được cho là kết tinh eutecti, còn ngày nay

cho rằng nó nguồn gốc trao đổi biến chất.

12- Kiến trúc graphic (graphic texture) - kiến trúc mọc xen của hai khoáng vật tạo

thành kiến trúc dạng vân chữ, trong đó một khoáng vật có mặt với số lượng ít hơn bị bao

trong khoáng vật khác ở dạng các mầm tinh. Kiến trúc này thường xuất hiện khi khoáng vật

kết tinh kiểu eutecti.

13- Kiến trúc lamprophyr (lamprophyric texture) - đặc trưng cho các đá lamprophyr

kết tinh hoàn toàn với kiến trúc porphyr mà ban tinh là khoáng vật màu.

14- Kiến trúc nửa tự hình (hypidiomorphic texture) - kiến trúc hạt vô trật tự của các

đá sâu có thành phần phức tạp, được đặc trưng bởi mức độ tự hình khác nhau của các

khoáng vật. Các biến thể của kiến trúc hạt nửa tự hình là kiến trúc granit, kiến trúc

monzonit, kiến trúc ophit, kiến trúc sideronit…

5- Kiến trúc nửa tự hình - khảm (poikilo-hypidiomorphic texture) - một biến thể

của kiến trúc hạt nửa tự hình, trong đó các hạt tự hình tạo thành các mầm tinh nằm trong các

hạt khoáng vật khác tha hình và lớn hơn.

16- Kiến trúc hạt tha hình (allotriomorphic granular texture) - kiến trúc được thành

tạo do các khoáng vật nằm trong đá không có hình dạng tinh thể đặc trưng. Weinschenk

(1906) coi nó đồng nghĩa với kiến trúc gabro. Rosenbush (1908) sử dụng thuật ngữ này đối

với kiến trúc nền của granit porphyr và các đá porphyr mà ở đó không quan sát thấy sự tự

hình của khoáng vật này so với khoáng vật khác.

17- Kiến trúc hạt toàn tự hình (panidiomorphgranular texture) - kiến trúc của đá mà

trong đó đa số các khoáng vật có dạng tự hình.

18- Kiến trúc hình lá (foliated texture) - kiến trúc của đá gồm các khoáng vật dạng

vảy, dạng lá (mica, chlorit, talc, antigorit). Người ta phân ra kiến trúc dạng lá thô ( coarse

foliated texture), kiến trúc dạng lá nhỏ ( fine foliated texture).

8

19- Kiến trúc hyalopilit (hyalopilitic texture) - kiến trúc nền của đá phun trào gồm

các microlit dạng sợi kim lẫn thuỷ tinh.

20- Kiến trúc khảm (poikilitic texture) - bao thể phân bố vô trật tự của các khoáng

vật thuộc một hoặc nhiều loại trong một hạt khoáng vật khác lớn hơn.

21- Kiến trúc khảm ophit (poikilophitic texture (Winchell, 1910) - một biến thể kiến

trúc ophit của đá diabas, được đặc trưng bởi kích thước các hạt pyroxen lớn hơn nhiều so với

các lăng trụ và các tấm nhỏ plagioclas, plagioclas khảm dạng ophit trong pyroxen tha hình.

22- Kiến trúc keliphit (keliphitic texture) - kiến trúc vành phản ứng, kiến trúc vành

hoa; kiến trúc được đặc trưng bởi sự tồn tại riềm phản ứng thứ sinh.

23- Kiến trúc mạng lưới (lattice texture) - kiến trúc cúa serpentinit được đặc trưng ở

chỗ trong đá dưới kính hiển vi quan sát thấy các dải serpentin tương đối thẳng cắt chéo

vuông góc hoặc xiên nhau; chúng tạo thành ô mạng.

24- Kiến trúc ngọn lửa (flame-like texture) - kiến trúc của serpentinit, trong đó

antigorit phát triển theo olivin có dạng tia lửa ngắn.

25- Kiến trúc ophit (ophytic texture) - kiến trúc của đá diabas được đặc trưng bởi độ

tự hình cao của plagioclas tạo thành những tấm hoặc lăng trụ dạng thanh phân bố lộn xộn và

khoáng vật màu tha hình chủ yếu là augit lấp đầy các khoảng trống góc cạnh giữa các thanh

plagioclas.

26- Kiến trúc pegmatit (pegmatitic texture) - kiến trúc hạt thô mà trong đá có sự

mọc xen pegmatit của hai khoáng vật, thường là thạch anh và felspar.

35- Kiến trúc pegmatoid (pegmatoid texture) - kiến trúc hạt thô, khác với kiến trúc

pegmatit là không có kiến trúc dạng chữ. Từ đồng nghĩa: kiến trúc hạt lớn, orthotectic.

27- Kiến trúc pegmatophit (pegmatophitic texture) - kiến trúc của đá bazơ mà trong

đó các hạt lớn pyroxen tạo thành nền đá, còn plagioclas là các bao thể dạng lăng trụ nhỏ

trong pyroxen, phân bố định hướng có qui luật.

28- Kiến trúc perthit (perthitic teture) - kiến trúc của felspar kali mọc xen có qui luật

với albit hoặc plagioclas acid. Theo nguồn gốc người ta phân ra perthit dung ly và perthit

thay thế.

29- Kiến trúc porphyr (porphyritic texture) - kiến trúc hạt không đều của đá

magma, được đặc trưng bởi sự tồn tại hai thế hệ khoáng vật. Thế hệ sớm là những hạt được

kết tinh lớn và tự hình (ban tinh, tụ đám); thế hệ muộn là nền đá, nền có thể là kết tinh hoàn

toàn hoặc kết tinh từng phần hoặc toàn thuỷ tinh.

9

30- Kiến trúc chuỗi porphyr (seriate porphyritic texture) - kiến trúc porphyr mà

trong đó có hầu như tất cả các dạng chuyển tiếp từ các các cá thể lớn của ban tinh đến các

hạt ở nền.

31- Kiến trúc sideronit (sideronitic texture) một biến thể của kiến trúc hạt nửa tự

hình đặc trưng cho một số đá siêu mafic toàn tinh, được đặc trưng bởi độ tha hình cao của

khoáng vật quặng có mặt trong đá với số lượng lớn và tạo thành ximăng bao lấy các hạt

olivin và pyroxen tự hình.

32- Kiến trúc sợi (fibrous texture) - kiến trúc của đá chỉ gồm các khoáng vật dạng

sợi. Theo sự phân bố của các sợi trong đá người ta phân ra thành kiến trúc sợi song song (

parallel fibrous texture), kiến trúc sợi rối (iterwoven-fibrous texture).

33- Kiến trúc spinifex ( spinifex texture) - kiến trúc của đá phun trào siêu mafic

trong đó olivin và pyroxen dạng khung xương, kim que, tập hợp dạng bó chổi bị thuỷ tinh

bao quanh.

34- Kiến trúc tholeit (tholeitic texture) - kiến trúc của đá diabas và basalt trong đó

khoảng trống giữa các thanh plagioclas được lấp đầy bởi augit và một lượng nhỏ thuỷ tinh

sáng màu hoặc thuỷ tinh bị biến đổi có chứa các vi tinh và mầm tinh plagioclas và khoáng

vật quặng. Theo Zavaritski (1955) kiến trúc tholeit là một biến thể của kiến trúc diabas.

35- Kiến trúc toàn tinh hạt thô (holocrystalline coarse grained texture) - đá kết tinh

có độ hạt lớn với đường kính hạt > 5 mm. 1 - 5 mm.

36- Kiến trúc toàn tinh hạt vừa (holocrystalline medium grained texture) - đá kết

tinh có độ hạt lớn với đường kính hạt 1 - 5 mm.

37- Kiến trúc toàn tinh hạt nhỏ (holocrystalline fine grained texture) - đá kết tinh có

độ hạt lớn với đường kính hạt <1 mm.

38- Kiến trúc thuỷ tinh (hyaline texture) - kiến trúc của đá núi lửa với nền chủ yếu

là vật chất thuỷ tinh.

50- Kiến trúc tro (ash - texture) - biến thể kiến trúc đá mảnh vụn đặc trưng cho đá

chỉ gồm các mảnh thuỷ tinh núi lửa.

39- Kiến trúc tuf (tuffacerous texture) - để chỉ tất cả kiến trúc của đá tuf núi lửa

không phụ thuộc vào thành phần và kích thước của các mảnh, thành phần, số lượng và kiến

trúc của nền gắn kết. Từ đồng nghĩa: pyroclastic texture - kiến trúc vụn núi lửa. Theo phân

loại của Schmid (1981) các đá tuf được phân ra: 1- dăm kết vụn agglomerat ( agglomerate

pyroclastic breccia) với kích thước các mảnh >64mm; 2- tuf lapilli ( lapilli tuff) với kích

thước mảnh vụn 2 -64mm; tuf thô ( coarse tuff) với kích thước mảnh vụn 1/16 - 2mm và tuf

mịn (fine tuff, ash tuff, dust tuff) với kích thước mảnh vụn < 1/16 mm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!