Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thành lập atlas kiến trúc - cấu tạo quặng Việt Nam. Biên tập để xuất bản 04 atlas kiến trúc đá và quặng (magma, biến chất, trầm tích và quặng) - Atlas kiến trúc và cấu tạo quặng ở Việt Nam - Atlas kiến trúc và cấu tạo các đá biến chất ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé Tµi nguyªn vµ m«i tr−êng
viÖn nghiªn cøu ®Þa chÊt vµ kho¸ng s¶n
---------------------***--------------------
atlas kiÕn tróc vµ cÊu t¹o c¸c ®¸ biÕn chÊt
ë ViÖt nam
ViÖn tr−ëng
ViÖn NC §Þa chÊt vµ Kho¸ng s¶n
PGS.TS. NguyÔn Xu©n KhiÓn
Chñ nhiÖm ®Ò tµi
TS. NguyÔn V¨n Häc
6379-2
21/5/2007
Hµ Néi, 2006
Bé Tµi nguyªn vµ m«i tr−êng
viÖn nghiªn cøu ®Þa chÊt vµ kho¸ng s¶n
---------------------***--------------------
Chñ nhiÖm: TS. NguyÔn V¨n Häc
Nh÷ng ng−êi tham gia: NguyÔn Ngäc Liªn, Ph¹m B×nh,
Lª ThÞ Thanh H−¬ng, NguyÔn §øc ChÝnh
Biªn tËp: TS. NguyÔn V¨n Häc
atlas kiÕn tróc vµ cÊu t¹o c¸c ®¸ biÕn chÊt
ë ViÖt nam
Thuéc ®Ò tµi: “Thµnh lËp atlas kiÕn tróc - cÊu t¹o quÆng ViÖt Nam;
Biªn tËp ®Ó xuÊt b¶n 04 atlas kiÕn tróc - cÊu t¹o ®¸ vµ quÆng
(magma, biÕn chÊt, trÇm tÝch vµ quÆng)”
Hµ Néi, 2006
Mục lục
Lời mở đầu
Trang
2
Chương I: Khái niệm và phân loại kiến trúc – cấu tạo đá biến chất 6
I.1 Phân loại các kiến trúc đá biến chất 7
I.1.1 Nhóm các kiến trúc biến tinh 7
I.1.2 Nhóm các kiến trúc cà nát 8
I.1.3 Nhóm các kiến trúc biến dư (tàn dư) 9
I.1.4 Nhóm kiến trúc trao đổi thay thế 9
I.2 Phân loại cấu tạo đá biến chất 10
I.2.1 Nhóm cấu tạo tàn dư (sót) 10
I.2.2 Nhóm cấu tạo biến chất 11
I.2.3 Nhóm cấu tạo migmatit 12
Chương II: Các kiến trúc – cấu tạo đá biến chất ở Việt Nam 14
II.1 Nhóm đá biến chất nhiệt động khu vực 16
II.1.1 Tướng prenit – pumpelyit 16
II.1.2 Tướng đá phiến lục 18
II.1.3 Tướng đá epidot – amphibolit 27
II.1.4 Tướng amphibolit 38
II.1.5 Kiến trúc và cấu tạo của các đá thuộc tướng granulit 44
II.2 Cấu tạo của nhóm đá siêu biến chất (migmatit) 50
II.3 Nhóm đá biến chất tiếp xúc nhiệt 59
II.4 Nhóm đá biến chất động lực 66
II.5 Nhóm đá biến chất nhiệt dịch trao đổi 71
Kết luận 93
Bảng tra cứu 94
Tài liệu tham khảo 95
2
Lời mở đầu
“Các yếu tố quan trọng nhất để xác định tên đá là kiến trúc và thành phần khoáng
vật, hơn nữa trong hai yếu tố đó thì yếu tố kiến trúc là quan trọng nhất” (E.S Fedorov,
1896).
Việc nghiên cứu kiến trúc các đá biến chất và phát hiện trong đó các kiến trúc tàn dư,
sót hoặc kế thừa có giá trị to lớn để tái lập hiện trạng của các tầng đá ban đầu hay từng loại
đá riêng biệt, từ đó cho phép phân tích lịch sử địa chất khu vực và nhận định về đặc điểm
cũng như tính liên tục của quá trình hình thành đất đá đạt tới trạng thái hiện tại. Nhận rõ tầm
quan trọng đó nên ở các quốc gia có nền khoa học địa chất phát triển như Liên Xô (cũ), Mỹ,
Nhật, Canada… đều đã thành lập những atlas kiến trúc - cấu tạo các đá nói chung và đá biến
chất nói riêng. Một mặt phục vụ công tác nghiên cứu điều tra địa chất, mặt khác nhằm giới
thiệu về sự có mặt của các tướng đá biến chất phổ biến ở mỗi quốc gia.
Đối với các nhà địa chất Việt Nam, ba tập “Kiến trúc và cấu tạo các đá magma và
biến chất” của Iu.Ir.Polovikina (xuất bản bằng tiếng Nga, 1966) được xem như cẩm nang tra
cứu của các phòng phân tích thí nghiệm về thạch học, các cán bộ nghiên cứu, các giảng viên
và sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng. Tuy nhiên atlas này chỉ đề cập tới các đá phổ
biến ở Liên Xô (cũ). Để có một cách nhìn tổng quan về hoạt động biến chất ở Việt Nam và
những đá biến chất đặc trưng cho các khu vực, Phòng phân tích Khoáng thạch học được sự
ủng hộ của lãnh đạo Viện, các phòng ban chức năng đã mạnh dạn xây dựng thuyết minh đề
tài nghiên cứu khoa học “Thành lập atlas kiến trúc – cấu tạo đá biến chất Việt Nam” thông
qua bộ sưu tập mẫu của các tác giả khác nhau ở các khu vực khác nhau trên toàn lãnh thổ
Việt Nam.
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, ngày 05 tháng 12 năm 2003 Bộ Tài nguyên và
Môi trường (bên A) đã ký hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ số 26 RĐ/HĐ
BTNMT với Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (bên B), giao cho bên B thực hiện đề
tài “Thành lập atlas kiến trúc – cấu tạo đá biến chất Việt Nam”. Ngày 08 tháng 12 năm 2003,
Viện trưởng Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản ra quyết định phiếu giao việc số
111/GV – KH giao cho Phòng Phân tích Khoáng thạch học thực hiện đề tài “Thành lập atlas
kiến trúc – cấu tạo đá biến chất Việt Nam” do TS Nguyễn Văn Học làm chủ nhiệm.
3
Năm 2004 đề tài đã được hội đồng nghiệm thu của Viện và Bộ đánh giá rất cao kết
quả đạt được.
Năm 2005, Bộ Tài Nguyên và Môi trường giao cho Viện Nghiên cứu Địa chất và
Khoáng sản triển khai đề tài “ Thành lập atlas kiến trúc – cấu tạo quặng Việt Nam; biên tập
để xuất bản 04 atlas kiến trúc – cấu tạo đá và quặng (magma, biến chất, trầm tích và quặng)”
do TS. Nguyễn Văn Học làm chủ nhiệm.
Trên cơ sở nhiệm vụ được phê duyệt, tập thể tác giả đã tiến hành bổ sung và biên tập
atlas kiến trúc – cấu tạo đá biến chất Việt Nam theo nguyên tắc sau:
- Lựa chọn những kiến trúc – cấu tạo đặc trưng nhất hoặc những kiến trúc – cấu tạo
đặc biệt của các loại đá biến chất Việt Nam.
- Cân đối số lượng ảnh của các nhóm đá.
- Bổ sung các ảnh kiến trúc hoặc cấu tạo còn thiếu, chọn lọc các ảnh đẹp. Sắp xếp,
dàn dựng bố cục atlas theo trật tự hợp lý và khoa học.
- Hiệu chỉnh nội dung diễn giải đi kèm theo trật tự: đưa tên kiến trúc (hoặc cấu tạo)
lên đầu, tiếp theo là tên gọi đá, mô tả vắn tắt đặc điểm của các khoáng vật có mặt trong đá;
tiếp theo là số hiệu mẫu, nơi lấy mẫu, chế độ chụp ảnh, người sưu tập mẫu và người chụp
ảnh.
- Các khoáng vật có trong ảnh đều được kèm theo chữ viết tắt thể hiện tên khoáng
vật.
- Các kiến trúc và cấu tạo vẫn được mô tả theo trật tự các nhóm đá: Nhóm biến chất
nhiệt động khu vực, nhóm đá siêu biến chất, nhóm biến chất nhiệt tiếp xúc, nhóm biến chất
động lực, nhóm biến chất nhiệt dịch và trao đổi.
Nội dung atlas gồm có hai chương:
Chương I: Khái niệm và phân loại kiến trúc và cấu tạo đá biến chất. Trong phần này
đề cập tới khái nịêm về kiến trúc và cấu tạo đá biến chất.
Chương II: Các kiến trúc – cấu tạo đá biến chất ở Việt Nam. Phân loại các đá biến
chất là một vấn đề lớn mà hiện nay trên Thế giới chưa có sự phân chia thống nhất về các quá
trình biến chất và các đá biến chất.
Dựa trên sự chiếm ưu thế của yếu tố này hay yếu tố khác và bộ sưu tập mẫu hiện có ở
Việt Nam, các kiến trúc và cấu tạo được chúng tôi xếp vào năm nhóm biến chất chính.
Atlas được trình bày trong 95 trang gồm 131 ảnh minh họa cho các kiểu kiến trúc,
cấu tạo các loại đá phổ biến ở Việt Nam và diễn giải kèm theo.
4
Nghiên cứu thạch học đá biến chất là một lĩnh vực khó và phức tạp nên trong quá
trình triển khai đề tài chúng tôi đã tranh thủ sự góp ý, cộng tác với các nhà khoa học trong và
ngoài Viện để bổ sung về lý luận cũng như mẫu vật cho bộ sưu tập thêm phong phú. Đặc
biệt trong quá trình thành lập Atlas, tập thể tác giả đã nhận được sự động viên và giúp đỡ
của Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn và nghiệp vụ có liên quan của Viện Nghiên cứu
Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng như các cá nhân TS Nguyễn
Xuân Khiển, TS Nguyễn Linh Ngọc, PGS.TS Bùi Minh Tâm, PGS.TSKH Dương Đức
Kiêm, TS Nguyễn Đức Thắng, KS Nguyễn Thứ Giáo … và các cộng tác viên khoa học TS
Nguyễn Ngọc Liên, KS Phạm Bình, KS Nguyễn Đức Chính và nhiều đồng nghiệp khác.
Nhân dịp này, tập thể tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ
quý báu đó.
Do điều kiện thời gian và kinh phí đầu tư có hạn, Atlas không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết, kể cả nội dung khoa học, cũng như hình thức thể hiện, tập thể tác giả rất
mong nhận được ý kiến góp ý của tất cả đồng nghiệp sử dụng Atlas. Xin trân trọng cám ơn.
5
DANH SÁCH TÊN VIẾT TẮT KHOÁNG VẬT
Tên khoáng vật Viết tắt Tên khoáng vật Viết tắt
Actinolit act Graphit gp
Albit ab Glaucophan gl
Aegirin aeg Hornblend hor
Almandin amd Kaolinit kln
Alunit al Magnetit mt
Amphibol am Magnesit mg
Andaluzit ad Margazit mr
Andradit adr Microclin mi
Antigorit atg Monticelit mnt
Anthophilit anp Muscovit mus
Apatit ap Olivin ol
Augit aug Orthoclaz or
Biotit bt Octhopyroxen opx
Breinerit bre Phlogopit phl
Brucit brc Plagioclas pl
Calcit ca Prenit pr
Casiterit csr Pyrit py
Chlorit cl Pyrophylit pp
Chloritoid clt Pyrov pv
Clinoamphibol cam Pyroxen px
Clinopyroxen cpx Thạch anh q
Clinoenstatit cen Riebeckit ri
Clinozoizit czo Rutil rt
Clinohumit ch Sapphirin spr
Cordierit co Scapolit scp
Corindon crd Sericit src
Cumingtonit cum Serpentin srp
Diaspor dip Silimanit sil
Diopsit dp Sphen sph
Disten di Spinel sp
Dolomit do Staurolit st
Enstatit en Talc tal
Epidot ep Tremolit tr
Egirin eg Wolastonit wo
Ganit gn Zircon zr
Granat gr Zoizit zo
6
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC - CẤU TẠO
ĐÁ BIẾN CHẤT
Các quan niệm về kiến trúc và cấu tạo của các loại đá nói chung – chủ yếu là đá
magma và biến chất cho đến nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhau giữa các nhà
nghiên cứu khoáng vật – thạch học ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Liên Bang Nga. Từ các
luận cứ khác nhau về thạch sinh, một số nhà thạch học châu Âu và Mỹ đã đồng nhất hóa hai
khái niệm kiến trúc và cấu tạo, từ đó vấn đề lại càng trở nên khó hiểu hơn. Ở Việt Nam
chúng ta thường sử dụng tài liệu của các nhà khoa học Liên Xô (cũ) – Liên Bang Nga, cho
đến nay chúng ta vẫn tuân thủ theo các quan điểm truyền thống đó, vì vậy trong công trình
khoa học này chúng tôi vẫn dựa vào quan điểm của các nhà khoa học Liên Bang Nga mà chủ
yếu là theo quan điểm của nhà thạch học Iu.Ir. Polovinkina.
Kiến trúc. Khái niệm kiến trúc của đá theo nghĩa rộng là toàn bộ những dấu hiệu xác
định những đặc điểm về hình thái của từng hợp phần và mối quan hệ không gian giữa chúng
với nhau. Theo nghĩa hẹp kiến trúc bao gồm những dấu hiệu như trình độ kết tinh, kích
thước, hình dạng của các tinh thể và quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau. Những đặc
điểm của kiến trúc thường được nhận biết dưới kính hiển vi phân cực.
Kiến trúc của đá được xác định bởi các yếu tố sau:
1. Trình độ kết tinh của các hợp phần
2. Kích thước của các hợp phần (tuyệt đối và tương đối)
3. Hình dạng của các hợp phần và mối quan hệ giữa chúng (dạng tinh thể, độ tự hình,
các biến đổi hình dạng kích thước với các kiểu vi kiến trúc thay thế hoặc xen ghép dưới tác
động của các hoạt động địa chất kế tiếp…)
Cấu tạo. Cấu tạo là đặc điểm phân phối, bố trí trong không gian của các bộ phận hợp
thành của các loại đá, đặc trưng cho trình độ đồng nhất của chúng. Các đặc điểm cấu trúc
bên ngoài như dạng khối, khối ép, phân lớp, phân phiến, vi uốn nếp, lỗ hổng… có thể nhận
biết bằng mắt thường được gọi là cấu tạo.
Cấu tạo được xác định bởi các dấu hiệu sau:
1. Sự phân phối, bố trí các hợp phần tạo đá trong không gian liên quan với đặc điểm
kết tinh và ảnh hưởng của tác động bên ngoài.
2. Phương thức lấp đầy khoảng rỗng của đá do hệ quả của các quá trình kết tinh.
7
I.1 PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC ĐÁ BIẾN CHẤT
Trong số các loại kiến trúc của đá biến chất và đá biến chất trao đổi có thể phân chia
làm bốn nhóm: nhóm các kiến trúc biến tinh, nhóm các kiến trúc cà nát, nhóm các kiến trúc
tàn dư và nhóm các kiến trúc thay thế.
I.1.1 NHÓM CÁC KIẾN TRÚC BIẾN TINH
Đây là kiến trúc đặc trưng các loại đá biến chất khi các vật chất ban đầu – nguyên
thủy bị tái kết tinh hoàn toàn trong trạng thái rắn, tổ hợp cộng sinh khoáng vật đạt tới trạng
thái cân bằng hóa lý trong điều kiện nhiệt động mới. Nhóm kiến trúc này thường đặc trưng
cho các loại đá biến chất nhiệt động khu vực và tiếp xúc nhiệt. Loại kiến trúc này đặc trưng
bởi một loạt các đặc điểm như: ranh giới các khoáng vật thường méo mó, vũng vịnh, nhiều
bao thể của khoáng vật này nằm trong các khoáng vật khác. Các khoáng vật thường cụm lại
thành từng đám, từng khóm thể hiện đặc điểm của quá trình kết tinh chọn lọc thuộc giai
đoạn đầu của các quá trình biến chất.
Dựa vào hình dạng của các khoáng vật tạo đá chính trong các loại đá biến chất, người
ta chia ra hai loại: các tinh thể có hình dạng méo mó – hạt tha hình và các tinh thể có hình
dạng hoàn chỉnh – hạt tự hình. Hình dạng khoáng vật trong đa số các loại đá biến chất phụ
thuộc vào khả năng kết tinh của chính các khoáng vật và độ tập trung vật chất của đá nguyên
thủy để hình thành khoáng vật đó.
Kiến trúc biến tinh được chia ra các dạng khác nhau được đặc trưng bởi hình thái
(hình dạng), kích thước và mối quan hệ của các khoáng vật.
I.1.1.1 Kiến trúc hạt biến tinh. Trong đá các hạt khoáng vật có kích thước tương đối
đều nhau, hình dạng hơi tròn, hơi kéo dài hoặc răng cưa. Dựa vào hình dạng của khoáng vật
có thể chia ra các biến thể kiến trúc sừng và kiến trúc men rạn.
Kiến trúc sừng (hornfels texture). Kiến trúc đặc trưng bởi kích thước hạt nhỏ, ranh
giới giữa các khoáng vật có nhiều khía cạnh phức tạp thường gặp trong các đá biến chất tiếp
xúc nhiệt - đá sừng.
Kiến trúc men rạn (mosaic texture). Kiến trúc này tương tự như kiến trúc sừng
nhưng kích thước hạt lớn hơn – thuộc kiến trúc hạt biến tinh đặc trưng.
I.1.1.2 Kiến trúc vảy – hạt biến tinh (lepidogranoblastic texture). Kiến trúc này đặc
trưng cho các loại đá biến chất chứa nhiều các khoáng vật dạng tấm – vảy như mica, chlorit,
8
talc, chloritoid…xen cùng các khoáng vật dạng hạt như thạch anh, plagioclas. Đá thường có
cấu tạo phân phiến đặc trưng, trong đó các khoáng vật dạng tấm phân bố định hướng.
I.1.1.3 Kiến trúc sợi biến tinh (fibroblastic texture). Kiến trúc này đặc trưng cho các
loại đá biến chất chứa nhiều khoáng vật dạng sợi, dạng kim, dạng tấm nhỏ kéo dài như
serpentin, amphibol, fibrolit…Các khoáng vật dạng sợi bện với nhau tạo nên tập hợp bó tóc
rối. Kiến trúc này thường gặp trong các đá serpentinit, nefrit, phiến fibrolit và một số loại
gneis.
I.1.1.4 Kiến trúc que biến tinh (nematoblastic texture). Đặc điểm chính của kiến trúc
này là sự có mặt trong đá các khoáng vật hình trụ kéo dài, liên kết chặt chẽ với nhau. Ngoài
các khoáng vật có dạng kim – que hay gặp các khoáng vật có dạng hình trụ, lăng trụ, tấm
kéo dài. Kiến trúc này thường gặp trong đá amphibolit, gneis amphibol, gneis biotit –
silimanit.
I.1.1.5 Kiến trúc ban biến tinh (porphyroblastic texture). Kiến trúc đặc trưng cho các
loại đá biến chất có kích thước hạt khoáng vật không đều với sự có mặt của các tinh thể lớn,
ban biến tinh nằm trên nền hạt biến tinh nhỏ hơn. Các ban biến tinh thường là các khoáng
vật granat, disten, staurolit, andaluzit, cordierit… các khoáng vật này thường có lực kết tinh
lớn thường chứa nhiều bao thể, đôi khi có tính phân đới như granat. Trong đá biến chất trao
đổi ban biến tinh có thể là microclin, albit, biotit.
I.1.1.6 Kiến trúc khảm biến tinh (poikiloblastic texture). Đây là kiến trúc, trong đó
các tấm, hạt hoặc ban biến tinh chứa nhiều bao thể nhỏ. Các bao thể có khi tự hình, có khi
tha hình, phân bố không có quy luật. Kiến trúc khảm biến tinh thường gặp trong các loại đá
sừng, đá biến chất trao đổi (metasomatit), đá phiến kết tinh.
I.1.1.7 Kiến trúc khung xương (skeleton texture). Kiến trúc này đặc trưng cho quá
trình thay thế không hoàn toàn khoáng vật trước bằng khoáng vật thứ sinh tạo nên tàn dư của
khoáng vật trước dạng khung xương.
I.1.2 NHÓM CÁC KIẾN TRÚC CÀ NÁT
Nhóm kiến trúc đặc trưng cho các loại đá biến chất động lực – cà nát do bị tác động
của hoạt động kiến tạo phay phá chồng chất về sau. Nét đặc trưng nhất là sự dập vỡ, cà nát
các hạt khoáng vật lớn tạo thành tập hợp đám hạt nhỏ hơn. Kích thước các hạt khoáng vật vỡ
vụn cũng như độ phân phiến của đá thể hiện mức độ cà nát khác nhau từ đó có thể phân ra
các kiểu kiến trúc khác nhau. ở giai đoạn đầu của quá trình dập vỡ đá, các khoáng vật dòn
như thạch anh, felspar… bị vỡ vụn, các khoáng vật dẻo như mica, chlorit, talc… bị uốn
cong. Đối với thạch anh thường có hiện tượng tắt sóng, đối với felspar, carbonat các hệ
thống song tinh, cát khai bị biến dạng – uốn cong hoặc trượt…
9
I.1.2.1 Kiến trúc cà nát (cataclastic texture). Kiến trúc cà nát xuất hiện ở giai đoạn
đầu của quá trình dập vỡ các loại đá do hoạt động kiến tạo – siết ép chịu tác động chủ yếu
của áp lực một chiều hay còn gọi là ứng lực trong điều kiện nhiệt độ thấp. Các mảnh vụn sắc
cạnh của đá hoặc khoáng vật được gắn kết lại với nhau bằng tập hợp các hạt nhỏ hơn của
chính những khoáng vật đó tạo thành ximăng gắn kết các hạt sắc cạnh lại với nhau, chưa
xuất hiện sự định hướng của tập hợp các mảnh vụn.
I.1.2.2 Kiến trúc milonit (milonitic texture). Do mức độ dập vỡ mạnh hơn so với giai
đoạn cà nát, vì vậy đá có cấu tạo dải mỏng hoặc chuỗi song song, hạt vụn lớn ít dần, có khi
hơi tròn. Trong các đá milonit đã có hiện tượng tái kết tinh hoặc hình thành các khoáng vật
mới, từ đó có thể phân ra hai loại milonit biến dư và milonit biến tinh. Dựa vào mức độ cà
nát mạnh hay yếu, dựa vào kích thước hạt vỡ vụn, trình độ tái kết tinh và trình độ ép phiến…
có thể chia ra các đá kataclazit (cà nát), milonit, filonit và các loại đá trung gian dựa vào
kích cỡ của các mảnh vụn.
I.1.3 NHÓM KIẾN TRÚC BIẾN DƯ (TÀN DƯ)
Trong các loại đá biến chất ở trình độ thấp (yếu) nhiều khi còn quan sát được kiến
trúc tàn dư của đá ban đầu (xâm nhập, phun trào, trầm tích – phun trào và trầm tích). Dựa
vào các số liệu này, công tác nghiên cứu về thạch sinh có nhiều hiệu quả - xác định nguồn
gốc nguyên thủy của các đá biến chất khác nhau “octo-” hay “para-”.
I.1.3.1 Kiến trúc tàn dư (relic texture) của đá magma. Khi các đá magma bị biến chất
chuyển sang đá phiến, gneis hoặc các loại đá khác nhiều khi vẫn quan sát thấy các kiến trúc
nguyên thủy còn sót lại được gọi là kiến trúc biến dư – granit biến dư (gneis), ophit biến dư
(metadiabaz, đá lục), gabro biến dư (gabroamphibolit), biến dư porphyr (felsit), biến dư toàn
tinh (kiến trúc lưới của olivinit bị serpentin hóa).
I.1.3.2 Kiến trúc tàn dư (relic texture) của đá trầm tích . Đối với các đá trầm tích ở
giai đoạn biến chất sớm (biến chất thấp, yếu) luôn quan sát thấy các kiến trúc biến dư: biến
dư psamit, biến dư aleurit, biến dư sét… Trong các trầm tích Paleozoi hạ Việt Nam, các kiểu
kiến trúc biến dư của đá trầm tích rất phổ biến.
I.1.4 NHÓM KIẾN TRÚC TRAO ĐỔI THAY THẾ
Các loại đá biến chất trao đổi, trao đổi nhiệt dịch, tự biến chất và biến chất chồng đa
pha… có nguồn gốc rất đa dạng, bao gồm cả sản phẩm của quá trình granit hóa, migmatit
hóa. Khi phân tích các loại đá skarn, metasomatit, berezit, greizen, propilit, quarzit thứ sinh,
serpentinit… nền cơ bản của các loại đá đó vẫn có kiến trúc biến tinh, nhưng khi xem xét tỷ
mỷ sẽ phát hiện được các hiện tượng thay thế giữa các khoáng vật trước bằng tổ hợp khoáng
10
vật sinh sau theo cơ chế thay thế trao đổi hoặc phân tách hoặc mọc xen ghép tạo nên kiến
trúc hợp kép (diablatic).
I.1.4.1 Các kiến trúc đường riềm phản ứng (kelyphitic texture). Hàng loạt các kiến
trúc đường riềm phản ứng xuất hiện ở các đá tự biến chất, biến chất chồng, đá
metasomatit… Các khoáng vật có trước được bao bọc bởi các đường riềm phản ứng bằng
tập hợp khoáng vật thay thế như cordierit bao quanh staurolit, vành mirmekit bao quanh tấm
felspar kali, pyroxen bị bao bọc bởi amphibol, granat bị bao bọc bởi riềm hypersthen,
amphibol theo kiểu mọc ghép.
I.1.4.2 Các kiến trúc hợp kép (diablastic texture). Đặc trưng cho hiện tượng mọc
xuyên ghép lẫn nhau theo chữ cổ tương tự như kiến trúc pegmatit. Một trong những kiến
trúc hợp kép là mirmekit – kiểu hợp kép giữa plagioclas và thạch anh ở phần tiếp xúc với
felspar kali – sản phẩm của quá trình biến chất trao đổi thay thế. Có nhiều kiểu hợp kép khác
nhau như cặp scapolit và pyroxen, thạch anh và biotit, plagioclas và pyroxen.
I.1.4.3 Các kiến trúc thay thế (replacement texture). Trong các loại đá skarn,
metasomatit… luôn quan sát thấy các hiện tượng thay thế của một tập hợp khoáng vật có
trước bằng tổ hợp khoáng vật sinh sau theo kiểu thay thế như calcit, dolomit → pyroxen,
granat, olivin, pyroxen → thạch anh, biotit → clorit, olivin → serpentin.
I.2 PHÂN LOẠI CẤU TẠO ĐÁ BIẾN CHẤT
Có thể phân chia ra ba nhóm cấu tạo có nguồn gốc khác nhau: cấu tạo sót (tàn dư),
cấu tạo biến chất và cấu tạo của đá migmatit – siêu biến chất.
I.2.1 NHÓM CẤU TẠO TÀN DƯ (SÓT)
Trong các thành tạo biến chất, đặc biệt là thành tạo biến chất yếu thường gặp các cấu
tạo của đá nguyên thủy còn sót lại, nghiên cứu chi tiết các đặc điểm này giúp làm sáng tỏ các
vấn đề về thạch sinh liên quan. Có ba loại cấu tạo sót của ba tổ hợp đá nguyên thủy – cấu tạo
sót của đá trầm tích, cấu tạo sót của đá magma và cấu tạo sót của đá biến chất.
I.2.1.1 Cấu tạo sót của đá trầm tích
Đối với các đá lục nguyên bị biến chất thấp – tướng prenit – pumpelyit và tướng phiến
lục thường quan sát thấy dấu vết của các cấu tạo phân lớp, phân nhịp nguyên thủy… Khi
nghiên cứu cấu tạo địa chất ở các bồn trũng, dựa vào các dấu vết của kiểu cấu tạo sót có thể
hiểu thêm được lịch sử phát triển địa chất trong các bối cảnh nhiệt động khác nhau.
I.2.1.2 Cấu tạo sót của đá magma