Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
PHÙNG BÁ THẮNG
THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh
Học viên: Phùng Bá Thắng
Lớp: Cao học Luật, khóa 1 – Bình Thuận
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Kim Oanh. Những thông tin, tài liệu
trong luận văn được thu thập một cách khách quan, trung thực, số liệu minh chứng
có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Phùng Bà Thắng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM...................6
1.1. Quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện
kiểm sát nhân dân..................................................................................................6
1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và các giải pháp nâng cao hiệu quả việc
thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án của Viện kiểm sát...................................12
1.2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân...................................................................12
1.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện thẩm quyền khởi
tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.....................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................24
CHƯƠNG 2. THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA HỘI ĐỒNG
XÉT XỬ....................................................................................................................25
2.1. Quy định pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
của Hội đồng xét xử .............................................................................................25
2.2. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự của Hội đồng xét xử và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.....................31
2.2.1. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự của Hội đồng xét xử...............................................................................31
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ................................................................36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................38
KẾT LUẬN..............................................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự. Từ những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, các chủ thể được pháp luật
trao thẩm quyền có quyền quyết định (hay không) việc khởi tố vụ án hình sự để làm
cơ sở tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người, pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội. Đây là một quyền năng pháp
lý đặc biệt mà theo quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam thì chỉ có một số chủ
thể nhất định trong một số cơ quan Nhà nước mới được trao cho thẩm quyền được
khởi tố vụ án hình sự. Mặc dù pháp luật đã có quy định cụ thể tuy nhiên trên thực tế
việc nhận thức và áp dụng pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự vẫn chưa
thống nhất; có nhiều ý kiến, quan điểm cho rằng thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
theo luật tố tụng hình sự Việt Nam còn có mâu thuẫn, chồng chéo với chức năng tố
tụng của một số chủ thể và đề nghị mở rộng hoặc thu hẹp thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự. Đồng thời Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2018 có các quy định mới về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự so với Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003 cần được nghiên cứu để có nhận thức và áp dụng pháp luật
đúng đắn. Là 01 Kiểm sát viên từng công tác trong lĩnh vực hình sự, từ thực tiễn công
tác, tác giả nhận thấy rằng quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố
tụng hình sự Việt Nam có những bất cập, vướng mắc trong chính các quy định của
pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nhất là việc thực hiện thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự của các chủ thể không có chức năng chính là điều tra vụ
án hình sự; do đó nội dung này cần được đi sâu nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ.
Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam" có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Thông qua nghiên cứu đề tài để làm rõ quy định của pháp luật về vấn đề này từ đó
có nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy
định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cho phù
hợp với yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm mà thực tiễn đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát thì các đề tài nghiên cứu về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
theo luật tố tụng hình sự Việt Nam còn khá ít. Khảo sát về nội dung này tại dữ liệu
2
lưu trữ tại hệ thống thư viện của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thì
thấy chỉ có Luận văn của tác giả Trần Thị Trâm Anh viết về thẩm quyền khởi tố vụ
án hình sự từ năm 2002 (trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành). Đặc biệt từ khi Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 thì chưa thấy có luận văn nào
viết về đề tài này.
Nội dung này có được thể hiện trong một số giáo trình về tố tụng hình sự của
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; các trường Đại học Cảnh sát, An ninh…nhưng
chủ yếu là các giáo trình chỉ nêu và diễn giải các điều luật về thẩm quyền khởi tố vụ
án hình sự.
Một số tác giả cũng đã nghiên cứu về nội dung liên quan đến vấn đề này và
viết thành sách như:
- Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm
2017 (Tiến sĩ Trần Văn Biên và Tiến sĩ Đinh Thế Hưng đồng chủ biên);
- Bình luận những điểm mới cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
(Tiến sĩ Võ Thị Kim Oanh chủ biên và các tác giả khác).
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam; nội dung chủ yếu
tập trung phân tích những điểm mới về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đây là
nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả khi thực hiện Luận văn để nghiên cứu
sâu thêm những vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn thực hiện thẩm quyền khởi tố
vụ án hình sự.
Ngoài ra chúng ta cũng gặp nội dung này trong một số bài viết trên các tập
san khoa học của ngành Kiểm sát, Tòa án, Bộ Tư pháp như:
- Bài viết: “Một số ý kiến về vấn đề Hội đồng xét xử khởi tố vụ án hình sự”
của tác giả Thạc sĩ Phan Thị Thanh Mai – Giảng viên khoa Luật hình sự, Trường
Đại học Luật Hà Nội đăng trên tạp chí Luật học số 4/2004;
- Bài viết “Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát và Tòa án”
của tác giả Tiến sĩ Vũ Gia Lâm – Giảng viên khoa Luật hình sự, Trường Đại học
Luật Hà Nội đăng trên tạp chí Luật học số 8/2010;