Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của viện kiểm sát và toà án
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
32 t¹p chÝ luËt häc sè 8/2010
TS. Vò Gia L©m *
uyết định khởi tố vụ án hình sự là hình
thức văn bản tố tụng, xác định sự việc
xảy ra trong thực tế có dấu hiệu của tội
phạm. Quyết định khởi tố vụ án hình sự có ý
nghĩa rất quan trọng, vì nó xác lập cơ sở
pháp lí đầu tiên cho hoạt động điều tra, thu
thập chứng cứ, chứng minh tội phạm, người
phạm tội. Trong chừng mực nhất định, quyết
định khởi tố vụ án còn giúp định hướng điều
tra đúng đắn ngay từ đầu.
Để phát hiện kịp thời tội phạm, hạn chế
tình trạng bỏ lọt tội phạm, Bộ luật tố tụng hình
sự (BLTTHS) quy định nhiều chủ thể có
quyền khởi tố vụ án hình sự, gồm: các cơ quan
tiến hành tố tụng và các cơ quan khác. Trong
số các cơ quan tiến hành tố tụng, thẩm quyền
khởi tố vụ án hình sự chủ yếu quy định cho cơ
quan điều tra, do việc này phù hợp với chức
năng và nghiệp vụ của cơ quan điều tra, còn
toà án và viện kiểm sát chỉ có thẩm quyền khởi
tố rất hạn chế. Tuy nhiên, với chức năng chủ
yếu là thực hành quyền công tố nhà nước (đối
với viện kiểm sát) và chức năng xét xử (đối
với toà án), việc quy định về thẩm quyền khởi
tố vụ án của các cơ quan này trong BLTTHS
vẫn có những bất cập nhất định. Trong bài viết
này, chúng tôi chỉ bàn đến quy định của
BLTTHS về thẩm quyền khởi tố vụ án của toà
án và viện kiểm sát.
1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
của viện kiểm sát
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của
viện kiểm sát đã được quy định tại BLTTHS
năm 1988. Theo quy định tại các điều 84, 86,
87 Bộ luật này, viện kiểm sát có thẩm quyền
khởi tố rất rộng. Bởi lẽ, các điều luật nói trên
quy định rất chung chung, trong đó xác định
viện kiểm sát là một trong các cơ quan có
thẩm quyền và trách nhiệm tiếp nhận các
thông tin về tội phạm từ tố giác của công
dân, tin báo của các cơ quan, tổ chức. Trong
thời hạn không quá hai mươi ngày kể từ
ngày tiếp nhận được tố giác và tin báo, viện
kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của
mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và
quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án
hình sự. Sở dĩ BLTTHS năm 1988 quy định
thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của viện
kiểm sát rộng như vậy, một phần do yêu cầu
phát hiện tội phạm nhanh chóng, kịp thời
tránh bỏ lọt tội phạm, phần khác cũng phù
hợp với trách nhiệm và khả năng chuyên
môn của viện kiểm sát tại thời điểm ban
hành và thực hiện Bộ luật này. Trong thời kì
này, pháp luật nước ta quy định viện kiểm
sát thực hiện hai chức năng là kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà
nước, tổ chức và công dân (bao gồm kiểm
sát hoạt động tư pháp và kiểm sát chung) và
chức năng công tố nhà nước. Với chức năng
kiểm sát tuân theo pháp luật nói chung như
Q
* Giảng viên chính Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội