Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thẩm quyền hủy bản án, quyết định của hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN
THẨM QUYỀN HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THẨM QUYỀN HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TIẾN
Học viên: NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN
Lớp: Cao học Luật khóa 23
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Tiến. Luận văn
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Trần Bảo Uyên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết thường Viết tắt
Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS
Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP
Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP
hướng dẫn một số quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ
luật Tố tụng dân sự số
92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi
kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại
vụ án
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự 1989 của Hội đồng Nhà nước về
Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự 1989
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. THẨM QUYỀN HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI
ĐỒNG XÉT XỬ GIÁM ĐÓC THẨM ĐỂ XÉT XỬ LẠI....................................11
1.1. Căn cứ của thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm để xét xử lại......................................................................................................11
1.2. Phạm vi hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm để xét xử
sơ thẩm lại, phúc thẩm lại .........................................................................................28
CHƯƠNG 2. THẨM QUYỀN HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH VÀ ĐÌNH CHỈ
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM .........45
2.1. Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không
được thừa kế ..............................................................................................................45
2.2. Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó ..................................46
2.3. Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu
tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt
hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan .................................................47
2.4. Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác
xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa
vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó..............................................................52
2.5. Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng
khác theo quy định của Bộ luật này ..........................................................................52
2.6. Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án,
quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết ........................................53
2.7. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự mà
Tòa án đã thụ lý.........................................................................................................54
KẾT LUẬN..............................................................................................................60
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
1
là một trong những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, bản án và quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ được thi hành mà không bị xét xử lại nhằm bảo
đảm việc thi hành án, bảo đảm tính ổn định của bản án, quyết định2
. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp bản án, quyết định của Tòa án mặc dù đã có hiệu lực pháp
luật vẫn có thể bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm đảm bảo tính đúng
đắn của bản án, quyết định.
Giám đốc thẩm là một thủ tục tố tụng đặc biệt trong quá trình giải quyết các
vụ án dân sự nhằm mục đích xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật nhưng phát hiện thấy các vi phạm thuộc trách nhiệm của Tòa án, ảnh
hưởng đến tính hợp pháp của bản án, quyết định hoặc ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự trong vụ án3
.
Khi tiến hành thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền
không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và
giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc
bị sửa; hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án và sửa
1 Điều 17 BLTTDS 2015 quy định về bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm:
1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời
hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo,
kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình
tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
2 Nguyễn Thị Hoài Phương (Chủ biên) (2016), Bình luận những điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 197, 198.
3 Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Trọng tài – cơ chế
hiện hữu bảo vệ quyền dân sự, Nxb. Lao động, Hồ Chí Minh, tr. 267, 268.
2
một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
4
. Có
thể thấy, thẩm quyền hủy bản án, quyết định là một trong những thẩm quyền rất
quan trọng của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
Trong lịch sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, ngay sau khi Hiến pháp
1959, Luật Tổ chức Tòa án 1960 và Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa
án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương 1961 ghi nhận
thủ tục giám đốc thẩm do Tòa án nhân dân tối cao thực hiện có nhiệm vụ xét lại
những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân mà bị phát
hiện sai lầm. Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 1644/NCPL ngày
02/10/1963 giải thích về quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, theo đó khi
xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao có thể tiêu bản án sơ
thẩm và bản án phúc thẩm
5
. Có thể thấy, cho đến lúc này, quyền hạn của cấp giám
đốc thẩm mới bước đầu được quy định tuy chưa đầy đủ nhưng cũng tạo điều kiện
cho Tòa án cấp giám đốc thẩm thực hiện nhiệm vụ của mình. Gần một năm sau, Tòa
án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 06/TC ngày 23/7/1964 giải thích thêm về
trình tự giám đốc thẩm đã khẳng định khi xét kháng nghị theo trình tự giám đốc xét
xử Ủy ban Thẩm phán và các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao có thẩm
quyền hủy bỏ bản án hoặc quyết định của Tòa án6
. Như vậy, Thông tư 06/TC là văn
bản có ý nghĩa cực kỳ quan trọng mà trên cơ sở đó, thẩm quyền hủy bản án, quyết
định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong các văn bản pháp luật sau này về cơ
bản không có sự thay đổi dù việc quy định tổ chức, về thẩm quyền giám đốc thẩm
có nhiều thay đổi. Các văn bản như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
19897
, BLTTDS 20048
, BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung 20119
và BLTTDS 201510
đã cho thấy điều đó.
4 Điều 343 BLTTDS 2015.
5 Mục C Công văn số 1644-NCPL ngày 02/10/1963.
6 Mục B Thông tư số 06-TC ngày 23/7/1964 của Tòa án nhân dân tối cao giải thích thêm về trình tự giám đốc
xét xử:
Khi xét kháng nghị theo trình tự giám đốc xét xử, tùy trường hợp, Ủy ban Thẩm phán và các Tòa chuyên
trách Tòa án nhân dân tối cao có thể ra những bản án, quyết định sau đây:
- Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định của các cơ quan xét xử cũ;
- Hủy bỏ bản án hoặc quyết định sơ thẩm và mọi bản án hoặc quyết định tiếp theo, đình chỉ vụ án hoặc
chuyển vụ án về điều tra lại hoặc xét xử lại theo trình tự sơ thẩm;
- Hủy bỏ bản án hoặc quyết định phúc thẩm và mọi bản án hoặc quyết định tiếp theo để đưa ra xét xử theo
trình tự phúc thẩm một lần nữa.
7 Điều 77 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 về quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm:
1. Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;