Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
88
Kích thước
679.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1513

Phân định thẩm quyền giữa tập thể ủy ban nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ANH CƯỜNG

PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN

GIỮA TẬP THỂ ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hành chính Mã số: 60.38.20

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên

cứu nghiêm túc của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS

Nguyễn Cửu Việt. Các số liệu trong luận văn là trung thực, kết quả nghiên cứu

nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Họ và tên tác giả

Nguyễn Anh Cường

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHÂN ĐỊNH

THẨM QUYỀN GIỮA TẬP THỂ ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ CHỦ

TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 5

1.1. Cơ sở lý luận về phân định thẩm quyền 5

1.1.1. Khái niệm thẩm quyền 5

1.1.2. Khái niệm phân định thẩm quyền 11

1.1.3. Nguyên tắc phân định thẩm quyền 13

1.1.4. Phương pháp phân định thẩm quyền 16

1.2. Quy định pháp luật về phân định thẩm quyền của Ủy ban nhân

dân cấp huyện 23

1.2.1. Thẩm quyền của tập thể Ủy ban nhân dân 24

1.2.2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân 26

1.2.3. Mối quan hệ giữa thẩm quyền của tập thể Ủy ban nhân dân với thẩm

quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân 28

1.2.4. Mối quan hệ giữa thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện với

thẩm quyền của các cơ quan chuyên môn trực thuộc 32

1.2.5. Đặc điểm thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện trong quan hệ với

thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận và thị xã 34

1.3. Mối quan hệ giữa thẩm quyền của Ủy ban nhân dân với thẩm

quyền của Hội đồng nhân dân cấp huyện và thẩm quyền của Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh 36

1.3.1. Mối quan hệ giữa thẩm quyền của Ủy ban nhân dân với thẩm quyền

của Hội đồng nhân dân cấp huyện 36

1.3.2. Mối quan hệ giữa thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và

thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN

GIỮA TẬP THỂ ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ CHỦ TỊCH ỦY BAN

NHÂN DÂN CẤP HUYỆN (TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH) VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 43

2.1. Thực trạng phân định thẩm quyền giữa tập thể Ủy ban nhân dân

và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi thực hiện thí điểm

không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường và giải pháp

hoàn thiện 43

2.1.1. Những mặt tích cực 43

2.1.2. Những bất cập, vướng mắc, nguyên nhân 45

2.1.3. Các giải pháp hoàn thiện 50

2.2. Thực trạng phân định thẩm quyền giữa tập thể Ủy ban nhân dân

và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi thực hiện thí điểm không

tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường và giải pháp hoàn

thiện 53

2.2.1. Chủ trương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân

huyện, quận, phường 53

2.2.2. Những mặt tích cực, ưu điểm của việc thí điểm 55

2.2.3. Những bất cập, vướng mắc, nguyên nhân 57

2.2.4. Các giải pháp hoàn thiện 59

2.3. Thực trạng phân định thẩm quyền giữa tập thể Ủy ban nhân dân

và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi thực hiện thí điểm nhất

thể hóa Bí thư đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân và giải pháp

hoàn thiện 61

2.3.1. Chủ trương thí điểm nhất thể hóa Bí thư đồng thời là Chủ tịch Ủy

ban nhân dân 61

2.3.2. Thực hiện thí điểm nhất thể hóa Bí thư đồng thời là Chủ tịch Ủy ban

nhân dân quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh 64

2.3.3. Những mặt tích cực, ưu điểm 66

2.3.4. Những bất cập, vướng mắc, nguyên nhân 69

2.3.5. Các giải pháp hoàn thiện 70

2.4. Một số giải pháp chung hoàn thiện phân định thẩm quyền giữa tập

thể Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện 71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76

KẾT LUẬN 77

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phân định thẩm quyền giữa tập thể Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân

dân là một nội dung cơ bản, quan trọng và giữ vai trò then chốt trong quá trình tổ chức

và hoạt động của Ủy ban nhân dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi,

bổ sung năm 2001, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.

Đó là cơ sở pháp lý chủ yếu trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp.

Tuy nhiên, có nhiều vấn đề quy định trong Luật này chưa cụ thể, rõ ràng hoặc không

còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Bên cạnh đó, việc xác định vai trò và trách

nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước luôn là mối quan tâm

hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành

Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý của bộ máy nhà nước đã khẳng định “Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người đứng

đầu cơ quan hành chính, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ

quan hành chính cấp trên. Quy định rõ trong luật về thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ

tịch Ủy ban nhân dân và tập thể Ủy ban nhân dân theo hướng phân định rõ những loại

việc bắt buộc phải thảo luận và biểu quyết của Ủy ban nhân dân, những loại việc thuộc

thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân”.

Ngoài ra, nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng đã quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo tập

trung thực hiện đồng bộ về nội dung trên, trong đó xác định cần tập trung đổi mới

phương thức, lề lối làm việc của các cơ quan; giảm hội họp, phân định rõ trách nhiệm

của tập thể và cá nhân người đứng đầu cơ quan. Để thể chế hóa các quan điểm, chủ

trương của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định

về nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể và của cá nhân người đứng đầu trong quản lý, điều

hành tại các cơ quan hành chính nhà nước. Những văn bản đó, đã góp phần điều chỉnh

nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay.

Tuy nhiên, những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vai trò, trách nhiệm của

người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mới chỉ thể hiện trong phạm vi một số

luật như: Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

2

Vì vậy, vấn đề phân định thẩm quyền rõ ràng giữa tập thể Ủy ban nhân dân và

Chủ tịch Ủy ban nhân dân là vấn đề cấp bách hiện nay. Từ những vấn đề nêu trên và

thực tiễn công tác, tác giả chọn đề tài “Phân định thẩm quyền giữa tập thể Ủy ban

nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí

Minh)” làm Luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về tổ chức bộ máy chính quyền cấp huyện

đã có nhiều đề tài, công trình, bài viết tiếp cận ở những nội dung, khía cạnh khác nhau.

Đã có một số hội thảo, tọa đàm về phân định thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể

Ủy ban nhân dân và cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên, trong các công

trình, bài viết chỉ chủ yếu đưa ra những nội dung khái quát chung về thẩm quyền và

trách nhiệm của tập thể Ủy ban nhân dân và cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân mà

chưa đi sâu vào phân tích thẩm quyền của tập thể Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban

nhân dân, như: Phạm Hồng Thái (2009), “Chức vụ và thẩm quyền chức vụ trong cơ

quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Cảm

(2003), “Cơ chế kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước trong

Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1; Hà Quang Ngọc (2010),

“Điều chỉnh một số hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách

hành chính”, Tạp chí Cộng sản; Nguyễn Minh Phương (2010), “Trách nhiệm người

đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương”, Tạp chí Cộng sản; Nguyễn

Cửu Việt (1999), “Vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của Chính phủ và Ủy ban

nhân dân nhìn từ nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng”,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Nguyễn Cửu Việt (2005), “Cải cách hành chính: Về

khái niệm thẩm quyền”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp; Nguyễn Cửu Việt (2005), “Các

yếu tố cấu thành và tính hệ thống của thẩm quyền”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp;

Nguyễn Cửu Việt (2010), “Thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước”, Bài giảng Cao

học Luật hành chính, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; v.v..

Bên cạnh đó, có nhiều tác giả đã chọn đề tài liên quan tổ chức và hoạt động của

chính quyền cấp huyện để viết Luận văn Thạc sĩ như: Lê Quang Hòa, “Đổi mới tổ chức

và hoạt động của chính quyền cấp huyện từ thực tiễn của tỉnh Quảng Nam”, Luận văn

Thạc sĩ Luật học - khóa 8, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Trần Công Lợi, “Tổ

3

chức chính quyền quận của thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và đổi mới”, Luận văn

Thạc sĩ Luật học - Thành ủy khóa 1, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn

Thị Nữ, “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Cần

Thơ”, Luận văn Thạc sĩ Luật học - Khóa 1 (ĐBSCL), Đại học Luật thành phố Hồ Chí

Minh; Hồ Quang Phát, “Tổ chức chính quyền huyện: Thực trạng và đổi mới từ thực

tiễn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Luận văn Thạc sĩ Luật học - Khóa 10, Đại học Luật

thành phố Hồ Chí Minh; Huỳnh Thu Thảo, “Tổ chức cơ quan hành chính nhà nước cấp

huyện - từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Luật học - Khóa 10,

Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Đình Nhuần, “Phân định trách nhiệm

giữa tập thể Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân”, Luận văn Thạc sĩ Luật

học - Khóa 13, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, v.v.. Tuy nhiên, các đề tài nói

trên chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn pháp luật về tổ chức và hoạt động

của cơ quan hành chính, chính quyền cấp huyện và những vướng mắc, bất cập của các

quy định pháp luật.

Cho đến nay, việc nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống và gắn với tình hình

thực tiễn đối với đề tài “Phân định thẩm quyền giữa tập thể Ủy ban nhân dân và Chủ

tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)” chưa được

thực hiện. Vì vậy, đề tài này không trùng lắp với đề tài của các tác giả khác đã nghiên

cứu từ trước.

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Phân tích, đánh giá việc phân định thẩm quyền

của tập thể Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; nêu những bất

cập, vướng mắc về phân định thẩm quyền của tập thể Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy

ban nhân dân cấp huyện và đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các quy định của pháp

luật về phân định thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

huyện, trong đó tập trung tình hình thực tiễn tại các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí

Minh. Do ở Thành phố Hồ Chí Minh không có thị xã, nên trong Chương 2 luận văn tác

giả không đề cập đến đơn vị thị xã.

Nhiệm vụ của Luận văn:

4

- Tập hợp, tổng hợp các nội dung lý luận, quan điểm khoa học liên quan đến

vấn đề xác định, phân định thẩm quyền giữa tập thể Ủy ban nhân dân và cá

nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Phân tích những ưu điểm cũng như bất cập, hạn chế, tồn tại trong việc phân

định thẩm quyền của tập thể Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân

cấp huyện, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện việc phân định thẩm quyền

của tập thể và cá nhân lãnh đạo.

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền có nhiệm

vụ hoàn thiện việc phân định thẩm quyền giữa tập thể Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy

ban nhân dân, cũng như cho bản thân các Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân

dân khi nghiên cứu hoàn thiện hoạt động của mình. Đồng thời, Luận văn cũng có thể là

tài liệu tham khảo cho các học viên, sinh viên trong học tập, nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở nguồn tư liệu là những quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà

nước, các công trình nghiên cứu và bài viết khoa học trong nước, Luận văn được viết

dựa trên phương pháp luận Mác - Lê nin và các phương pháp phân tích - tổng hợp, so

sánh, tổng kết thực tiễn.

6. Bố cục của luận văn:

Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

Nội dung Luận văn gồm 2 Chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về phân định thẩm quyền giữa tập thể Ủy

ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chương 2: Thực trạng phân định thẩm quyền giữa tập thể Ủy ban nhân dân và

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh) và giải

pháp hoàn thiện.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!