Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MINH HOÀNG
QUYỀN HỦY BẢN ÁN SƠ THẨM
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MINH HOÀNG
QUYỀN HỦY BẢN ÁN SƠ THẨM
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả,
không hề sao chép từ luận văn của các tác giả khác. Tác giả chịu trách nhiệm
danh dự về công trình nghiên cứu của mình.
Người viết
NGUYỄN MINH HOÀNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BAST Bản án sơ thẩm
BAPT Bản án phúc thẩm
BLDS Bộ luật Dân sự
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời
GĐT Giám đốc thẩm
HĐTPTANDTC Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
HĐXXPT Hội đồng xét xử phúc thẩm
LDS Luật Dân sự
LHN&GĐ Luật Hôn nhân và gia đình
PLTTGQCVADS Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
PLTTGQCVAKT Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
PLTTGQCTCLĐ Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động
QSDĐ Quyền sử dụng đất
TAND Tòa án nhân dân
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTDS Tố tụng dân sự
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN HỦY BẢN ÁN SƠ
THẨM CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ.......................................................................................................................7
1.1. Cơ sở lý luận qui định quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc
thẩm trong tố tụng dân sự ....................................................................................7
1.2. Hậu quả pháp lý khi Hội đồng xét xử phúc thẩm thực hiện quyền hủy bản án
sơ thẩm..............................................................................................................10
1.3. Quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2005.........................................11
1.4. Quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong pháp luật
tố tụng dân sự một số nước................................................................................16
CHƯƠNG 2. QUYỀN HỦY BẢN ÁN SƠ THẨM CỦA HỘI ĐỒNG XÉT
XỬ PHÚC THẨM TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH....................................................................................................24
2.1. Quyền hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ
thẩm giải quyết lại vụ án....................................................................................24
2.2. Quyền hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp
sơ thẩm giải quyết lại vụ án ...............................................................................33
2.3. Quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.............................35
CHƯƠNG 3. QUYỀN HỦY BẢN ÁN SƠ THẨM CỦA HỘI ĐỒNG XÉT
XỬ PHÚC THẨM TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT ......................................................................................48
3.1. Quyền hủy bản án sơ thẩm của hội đồng xét xử phúc thẩm trong thực tiễn
xét xử ................................................................................................................48
3.2. Những vướng mắc trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm................................49
KẾT LUẬN......................................................................................................82
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xét xử vụ án dân sự là hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Yêu cầu xét xử vụ án dân
sự là phải bảo đảm tính chính xác, đúng pháp luật. Trong thực tế, xét xử vụ án dân
sự không phải bao giờ cũng chính xác, đúng pháp luật, bảo vệ được các quyền và
lợi ích của đương sự bị xâm phạm ngay từ lần xét xử đầu tiên. Vì vậy, pháp luật qui
định vụ án phải qua hai cấp xét xử. Trong tố tụng dân sự Việt Nam, pháp luật cũng
qui định nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong việc giải quyết vụ án dân
sự. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một trong những nguyên tắc cơ
bản của pháp luật, nhằm đạt tới mục đích cao nhất là giải quyết đúng đắn các vụ án,
bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và bảo đảm cho pháp luật
được thi hành nghiêm minh. Việc quy định hai cấp xét xử trong vụ án dân sự còn là
cơ chế bảo vệ quyền con người trong tố tụng dân sự.
Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, vụ án dân sự được xét xử lần đầu ở Tòa
án cấp thấp (cấp xét xử sơ thẩm) và được tiếp tục được xét xử lần thứ hai ở Tòa án
cấp cao hơn (cấp xét xử phúc thẩm) nếu có kháng cáo, kháng nghị. Tại cấp sơ thẩm,
các bên đương sự được quyền dùng mọi phương cách phù hợp với qui định của
pháp luật để chứng minh, tranh luận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử sơ thẩm không thể chấp nhận tất cả các yêu cầu
của các bên đương sự, nhất là của những bên đương sự có quyền và lợi ích đối lập
nhau. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình chưa được bản án sơ thẩm bảo
vệ các đương sự có quyền kháng cáo hoặc Viện kiểm sát, trong phạm vi kiểm sát
hoạt động tư pháp, có quyền kháng nghị để vụ án dân sự được tiếp tục xét xử ở cấp
cao hơn.
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam qui định khi xét xử phúc thẩm Hội đồng
xét xử phúc thẩm có quyền: Giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa bản án sơ thẩm, hủy
bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án
cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án, hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án1
.
Trong trường hợp hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm thụ
lý, giải quyết lại vụ án thì vụ án dân sự lại được tiếp tục xét xử sơ thẩm lần thứ hai,
1 Theo Điều 275 Bộ luật Tố tụng dân sự.
2
sau đó có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử phúc thẩm. Và kết quả xét xử phúc
thẩm lần thứ hai cũng có thể tiếp tục hủy án sơ thẩm và chuyển về Tòa án cấp sơ
thẩm để thụ lý, giải quyết lại vụ án. Như vậy vấn đề hủy án sơ thẩm để giải quyết lại
hầu như không có điểm dừng. Trong thực tế, có những bản án sơ thẩm (và có thể cả
bản án phúc thẩm) bị hủy để giải quyết lại rất nhiều lần, kéo dài nhiều năm gây hao
tổn thời gian, công sức giải quyết của các cơ quan chức năng, thiệt hại đến quyền,
lợi ích của đương sự, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm lòng tin của nhân dân
vào pháp luật và cơ quan xét xử.
Thực hiện quyền hạn của mình Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền quyết
định hủy bản án sơ thẩm. Tuy nhiên hiện nay, những căn cứ để Hội đồng xét xử
phúc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm còn chưa chặt chẽ, dẫn đến việc có thể bị
lạm dụng để hủy bản án sơ thẩm một cách tùy tiện. Trong thực tế áp dụng, cũng đã
xảy ra không ít những trường hợp bản án sơ thẩm bị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm
hủy không chính xác, nên cấp giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm và giữ nguyên
bản án sơ thẩm đã bị hủy. Do đó, việc nghiên cứu quyền hạn của Hội đồng xét xử
phúc thẩm trong việc hủy bản án sơ thẩm dân sự là một vấn đề cần thiết. Vấn đề này
cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo khắc phục. Quốc hội đã yêu cầu
“Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các Tòa án tiếp tục đẩy mạnh việc tranh tụng tại
phiên tòa; bảo đảm việc giải quyết, xét xử và ra bản án, quyết định đúng pháp luật,
nhất là đối với các vụ án dân sự, hành chính” và “...giảm ít nhất 1% tỷ lệ các bản
án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan so với năm 2012”2
. Lãnh đạo
hai Ngành Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo
trong Ngành phải bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu mà Nghị quyết 37/2012/QH13 đã
xác định, trong đó có việc hạn chế, khắc phục tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy,
sửa
3
.
2 Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam về
công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân
dân và công tác thi hành án năm 2013.
3
Chỉ thị số 01/2013/CT-CA ngày 05/02/2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc triển khai, tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân và Chỉ thị số 01/2013
ngày 02/01/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân
năm 2013.
3
Với những lý do trên, học viên đã chọn đề tài “Quyền hủy bản án sơ thẩm
của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” để nghiên
cứu làm Luận văn Thạc sĩ Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về đề tài hủy bản án sơ thẩm hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu, một
số công trình tuy có nghiên cứu nhưng chưa sâu:
Tác giả Nguyễn Thành Duy có bài viết “Nguyên nhân và kiến nghị một số
giải pháp nhằm hạn chế án dân sự bị hủy, sửa trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhìn từ góc
độ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự4
”. Ở bài viết này, dưới góc
độ là một cán bộ ngành Kiểm sát, tác giả nêu lên thực trạng án sơ thẩm bị hủy, sửa,
phân tích nguyên nhân hủy, sửa và kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế tình
trạng án hủy, sửa tại địa phương.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà có bài viết về “Chế định phúc thẩm vụ án dân
sự5
”. Bài viết này tác giả nghiên cứu chung về chế định phúc thẩm vụ án dân sự,
trong đó có quyền hủy bản án sơ thẩm. Giới hạn của bài viết này là tác giả chỉ nêu
ra quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm mà chưa có phân tích chuyên sâu cũng
như tổng kết thực tiễn giải quyết, kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật. Công trình
này được nghiên cứu năm 2007, thời điểm BLTTDS chưa được sửa đổi, bổ sung.
Các công trình nghiên cứu trên đây chỉ là những bài viết ngắn, có tính gợi
mở về vấn đề hủy án hiện nay. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu, đánh giá toàn
diện trên cơ sở khoa học pháp lý dân sự hiện hành để tìm ra phương hướng hoàn
thiện trong tương lai.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về:
- Cơ sở lý luận qui định về quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử
phúc thẩm trong tố tụng dân sự. Luận văn sẽ làm rõ một số khái niệm có liên quan
đến căn cứ hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm, các qui định về
quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong lịch sử tố tụng dân
4 http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909& tem_id= 24
847816&article_details=1
5 http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2007/09/11/ch%E1%BA%BE-d%E1%BB%8Anh-phc-th%E1%BA%
A8m -v% E1%BB%A4-n-dn-s%E1%BB%B0/
4
sự Việt Nam, tìm hiểu qui định về căn cứ hủy bản án sơ thẩm của pháp luật tố tụng
dân sự một số nước.
- Pháp luật thực định về quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc
thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam. Luận văn sẽ chú ý làm rõ những qui định của
pháp luật hiện hành về quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm,
đồng thời phân tích, nhận xét những bất cập của qui định, làm cơ sở cho việc đề
xuất những kiến nghị sửa chữa, bổ sung pháp luật.
- Thực tiễn áp dụng qui định về quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét
xử phúc thẩm. Thông qua thực tiễn hủy bản án sơ thẩm trong thời gian 5 năm gần
đây, dựa trên một số bản án sơ thẩm, phúc thẩm cụ thể, Luận văn sẽ làm rõ thực
trạng những bản án sơ thẩm bị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy án.
- Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng
xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành. Qua những qui định của
pháp luật về căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, học viên
nghiên cứu chỉ ra những vướng mắc, bất cập và kiến nghị những sửa đổi, bổ sung
một số qui định của pháp luật cần thiết cho việc hoàn thiện căn cứ hủy bản án sơ
thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong tương lai.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những qui định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về căn cứ hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm, không nhằm tới
việc nghiên cứu, so sánh luật của các nước. Trong pháp luật Việt Nam hiện hành,
Luận văn chỉ nghiên cứu những căn cứ mà Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án
sơ thẩm, không nghiên cứu những căn cứ sửa bản án sơ thẩm.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn trong thủ tục giải quyết vụ án dân
sự, không nghiên cứu đối với thủ tục giải quyết việc dân sự. Đề tài cũng chỉ nghiên
cứu quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm, không nghiên cứu
quyền hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái
thẩm.
Phạm vi về thời gian, tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên những cơ sở thực
tiễn phát sinh trong khoảng thời gian 05 năm từ năm 2009 đến năm 2013.
4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở
lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.